Danh mục Menu

Cây Hồ tiêu - Khẳng định vị thế cây Công nghiệp phát triển bền vững

Cây Hồ tiêu được mệnh danh là “vàng đen” vì mang lại giá trị kinh tế, mang lại năng suất sản lượng cao, là loại nông sản xuất khẩu chủ lực ở nước ta. Đặc biệt loại cây này còn có nhiều tác dụng với sức khỏe cũng như đây là gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người Việt. Vì vậy đừng bỏ qua những thông tin dưới đây về loại cây này vì chúng sẽ hữu ích với bạn đó!

Hồ tiêu là cây gì?

Cây hồ tiêu có tên gọi khác như: cây hạt tiêu bắc, cây cổ nguyệt. Hồ tiêu  có tên tiếng anh là Piper nigrum. Cây hồ tiêu thuộc họ các loại cây thân leo có hoa, được trồng để lấy quả và hạt. Hạt hồ tiêu như một loại gia vị được sử dụng để cho vào các món ăn.

Cây hồ tiêu hay còn gọi là cây hạt tiêu bắc
Cây hồ tiêu hay còn gọi là cây hạt tiêu bắc

Nguồn gốc và đặc điểm sinh thái cây hồ tiêu

Cây hồ tiêu được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ sau đó lan sang các nước thuộc khu vực Nam Á và Đông Nam Á trong đó nhiều nhất là ở Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đang là nước đứng đầu về xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới

Đặc điểm sinh thái cây hồ tiêu

Cây hồ tiêu có một số đặc điểm sinh thái nổi bật như:

  • Nhiệt độ: nhiệt độ phù hợp nhất để cây hồ tiêu phát triển là từ 20- 32 độ C, độ ẩm không khí khoảng 70%.
  • Lượng mưa: cây hồ tiêu cần được cung cấp độ ẩm khá cao vì vậy lượng mưa thích hợp hằng năm dao động từ 1.500 - 2.500mm. Ánh sáng và gió: Cây hồ tiêu cũng khá ưa sáng không có quá nhiều bóng râm.
  • Đất trồng: cây hồ tiêu chỉ thích hợp trồng ở những vùng đất tơi xốp, thoát nước tốt và độ PH thấp.

Tuổi thọ cây hồ tiêu

Hồ tiêu là loại cây thân leo có tuổi thọ không quá cao vì thế cây hồ tiêu khi trồng sẽ mất khoảng 2 năm mới bắt đầu đơm hoa và tạo quả. Cây hồ tiêu từ lúc bắt đầu ra hoa cho tới lúc quả chín có thể thu hoạch mất khoảng 9 tháng.  

Cây hồ tiêu sau 2 năm bắt đầu ra quả
Cây hồ tiêu sau 2 năm bắt đầu ra quả

Các vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam

Hồ tiêu được gọi là Vàng đen bởi chúng là giống cây Công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao và phát triển bền vững. Ở nước ta được trồng từ vùng Nghệ An trở vào Nam với tổng số 18 tỉnh có diện tích hồ tiêu lên tới 100ha. Tuy nhiên có 2 vùng có diện tích hồ tiêu lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Ở Đông Nam Bộ riêng tỉnh Bình Phước và Bà Rịa-Vũng Tàu đã chiếm 21.000ha, ba tỉnh Tây Nguyên gồm Đăk Lăk, Gia Lai và Đắk Nông có diện tích hồ tiêu đứng thứ 2. Ngoài ra ở Quảng Trị và Bình Thuận cũng là 2 tỉnh có diện tích cà phê lớn.

Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu
Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu

Hạt tiêu xuất khẩu

Việt Nam vẫn là nước dẫn đầu trong xuất khẩu hạt tiêu. Trong những năm gần đây hồ tiêu vẫn là cây trồng chủ lực phục vụ ngành hàng xuất khẩu. Việc đầu tư và thay đổi kỹ thuật trồng, chăm sóc đã làm năng suất, chất lượng hồ tiêu tăng cao. Ngoài ra việc áp dụng dây chuyền chế biến hạt tiêu trắng từ tiêu đen, không dùng hóa chất cũng mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Hồ tiêu đen xuất khẩu mang giá trị kinh tế cao
Hồ tiêu đen xuất khẩu mang giá trị kinh tế cao

Tác dụng của hạt tiêu

Hạt tiêu là gia vị phổ biến cho các món ăn và là vị thuốc quý. Trong quả hạt tiêu giàu giá trị dinh dưỡng với các thành phần như: canxi, kali, magie, phốt pho. Nó cũng chứa natri, sắt và một lượng nhỏ selen, flo, kẽm, đồng cùng một số loại vitamin khác như: vitamin K, A, C có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe

  • Phòng, ngừa bệnh ung thư 
  • Điều trị nghẹt mũi, sung huyết
  • Điều trị cúm, ho, nhức đầu, cảm lạnh
  • Tốt cho hệ tiêu hóa
  • Kích thích thèm ăn
  • Tác dụng giảm cân hiệu quả

Nên ăn tiêu trắng hay tiêu đen?

Cả tiêu đen và tiêu trắng về bản chất là giống nhau tuy nhiên do cách chế biến dẫn đến sự khác nhau về màu sắc.

  • Hạt tiêu đen sau khi sơ chế thành thành phẩm vẫn giữ nguyên được nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, được sử dụng như một loại dược liệu hỗ trợ điều trị một số bệnh như: ho, cảm cúm, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp giảm cân, kích thích ăn ngon, ngăn ngừa bệnh ung thư…
  • Tiêu trắng ít công dụng đối với sức khỏe hơn nên chúng được sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng, tạo mùi thơm và vị cay cho món ăn. 
Tiêu trắng thơm nhưng ít cay hơn tiêu đen
Tiêu trắng thơm nhưng ít cay hơn tiêu đen

Phân loại hạt tiêu thường gặp

  • Hồ tiêu trắng hay còn gọi là tiêu sọ: sau khi quả hồ tiêu chín đỏ sẽ được thu hoạch về và ngâm nước tới khi phần vỏ và thịt quả mềm. Tiếp đó sẽ mang đi chà sát và lấy phần sọ. Sau khi phơi nắng hoặc sấy khô tiêu sọ có màu trắng hơi ngả vàng, bề hạt mặt nhẵn và ít nhăn nheo hơn tiêu đen.
  • Hồ tiêu đen: sau khi quả hồ tiêu đã chín và già đầy nhưng vỏ vẫn còn xanh hoặc mới ngả vàng. Tiến hành phơi khô đến khi vỏ ăn lại sẽ chuyển sang màu đen. Hồ tiêu đen bề ngoài nhăn nheo, màu sắc kém bắt mắt nhưng vẫn thơm và cay.
  • Hồ tiêu rừng: thuộc loại cây thân gỗ, nhiều càn, quả tiêu rừng tròn, mọc thành chùm dài có 3-5 quả, hình dáng giống hồ tiêu bình thường. Hồ tiêu rừng thơm và cay nhẹ hơn hồ tiêu thường.

Quy trình trồng và chăm sóc cây hồ tiêu

Khi trồng cây hồ tiêu cần đảm bảo các điều kiện như: cây giống tốt, đất, nước và khí hậu phù hợp khi đó cây mới có thể phát triển tốt. Trong quá trình trồng cây hồ tiêu cần đảm bảo nguồn nước tưới đầy đủ, bón phân cho điều theo từng giai đoạn để cây không bị thiếu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cần chú ý phòng trừ sâu bệnh cho cây. 

Dinh dưỡng cho cây hồ tiêu

Bổ sung dinh dưỡng cho hồ tiêu bằng cách bón thêm phân NPK với hạm lượng từ 300-400g/cây/năm, phân Kali thì khoảng 250g/ cây/ năm. Các lần bọn phần cân cha ra từng giai đoạn cây phát triển và thường khoảng 6 lần/năm. 

Ngoài ra nên bổ sung thêm phân chuồng để giữ đất luôn tơi xốp, đồng thời cây được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Có thể cung cấp thêm canxi để tăng độ pH cho đất.

Các bệnh thường gặp trên cây Hồ tiêu

Cây hồ tiêu thường bị một số loại sâu bệnh như: sâu đục thân, sâu rệp, sâu đục quả… vì vậy bạn hãy theo dõi tình trạng của cây để cắt tỉa, phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về cây hồ tiêu cũng như thực trạng trồng cây hồ tiêu ở Việt Nam, mong rằng sẽ giúp ích đối với bạn. Đừng quên truy cập Khu Vườn Xanh của chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích về cây cối nhé!

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Chinh Nguyễn

Chinh Nguyễn

Tác giả