Từ lâu cây Cà phê đã được biết đến là giống cây trồng công nghiệp thu lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người dân. Bên cạnh lợi ích kinh tế, cây cà phê còn là nguyên liệu chính làm nên những sản phẩm cà phê nức tiếng thế giới, trở thành đặc sản và niềm tự hào của Việt Nam. Cùng theo chân Khu Vườn Xanh tìm hiểu thêm về giống cây này cũng như tác dụng và các kỹ thuật trồng, chăm sóc đúng chuẩn cho sản lượng cao nhất.
Nguồn gốc cây Cà phê Việt Nam
Cây cà phê thuộc họ Rubiaceae, có tên khoa học là Coffea arabica, bao gồm nhiều loại khác nhau, được trồng nhiều ở khu vực miền Trung và miền Nam của Việt Nam. Giống cây này mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân đồng thời là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất cà phê xuất khẩu.
Có thể bạn chưa biết, Cà phê không phải là giống cây bản địa, chúng có nguồn gốc chính ở các vùng khí hậu nhiệt đới thuộc Châu Phi. Sau đó đến năm 1870, những giáo sĩ người Pháp vào Việt Nam đã mang theo những cây giống đầu tiên và trồng ở quanh các nhà thờ tỉnh Kontum, Quảng Bình,…Sau đó dần phát triển thành các đồn điền và trồng theo quy mô rộng lớn.
Tại Việt Nam hiện nay, sản lượng cà phê hàng năm rất lớn, một trong số đó được sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài. 3 giống cà phê phổ biến nhất hiện nay gồm có: Coffea Arabica (cà phê chè), Coffea Robusta (cà phê vối), Coffea Liberica (cà phê mít).
Đặc điểm của cây Cà phê
Cây cà phê ở Việt Nam có những đặc điểm riêng biệt để thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng. Trong đó nổi bật nhất là một số đặc trưng dưới đây:
- Phần thân cây: Cây cà phê là giống cây thân gỗ, chiều cao có thể dao động từ 2 – 6m tùy thuộc vào từng loại cũng như điều kiện chăm sóc. Cành cây chia nhánh, thon dài và có phần rễ cắm sâu xuống lòng đất, có chùm rễ phụ hút dinh dưỡng, thân cây không quá lớn có màu nâu xám nhạt, thân hơi xù xì.
- Phần lá cây: Lá cây cà phê thon dài, kích thước khoảng 8 – 15cm, mặt trên xanh thẫm, hơi bóng và không có lông. Mặt dưới của lá có phần nhạt hơn và mọc đối xứng nhau, phần đầu hơi nhọn, phần gân lá nổi rõ, xung quanh viền lá không có răng cưa.
- Hoa cà phê: Cây cà phê ra hoa theo mùa, hoa có màu trắng nổi bật gồm 5 cánh mỏng chụm lại thành bông. Khi nở sẽ mọc theo chùm, mỗi chùm sẽ có từ 60 – 80 bông, phần nhụy hoa vàng, thời gian thụ phấn của hoa khá ngắn. Sau khi tàn sẽ tạo thành quả cà phê.
- Quả cà phê: Quả cà phê mọc theo từng chùm, có hình dạng bầu dục hơi tròn, khi còn non quả có màu xanh và chuyển dần sang đỏ khi chín. Trong quả có chứa hai hạt, được bao bọc bởi lớp thịt, người ta thường sử dụng phần hạt cà phê này để tạo nên các sản phẩm cà phê uống.
Cây cà phê trồng nhiều nhất ở đâu?
Ngày nay cà phê đã trở thành giống cây đem lại giá trị rất lớn, chính vì vậy có rất nhiều khu vực đã tích cực nhân giống và mở rộng diện tích canh tác. Điều này giúp cho sản lượng cà phê hàng năm tăng lên đáng kể.
Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào?
Cây cà phê được trồng nhiều ở khu vực Miền Trung, Nam Trung Bộ và một số tỉnh thành thuộc khu vực miền Bắc. Tuy nhiên vùng trồng nhiều nhất phải kể tới khu vực Tây Nguyên với 5 tỉnh Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng và Đắk Nông. Trong đó Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng giống cây này nhiều nhất, còn được gọi là thủ phủ của cà phê Việt Nam.
Vì sao cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên?
Không phải ngẫu nhiên cà phê lại được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên, trên thực tế đây cũng là vùng trồng những cây cà phê đầu tiên ở nước ta. Điều kiện khí hậu, đất đai ở đây vô cùng phù hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cà phê.
Về khí hậu, Tây Nguyên có khí hậu chính là nhiệt đới nóng ẩm, nào có độ ẩm không khí cao, lượng mua ít, sự chênh lệch nhiệt độ cao giúp cà phê phát triển tốt. Về đất đai, khu vực này có đất đỏ bazan màu mỡ, tơi xốp, không cần tốn nhiều công chăm sóc cũng như phân bón.
Cà phê được trồng nhiều ở nước nào?
Cà phê không chỉ được trồng nhiều ở các quốc gia Châu Á, trên thực tế chúng phổ biến ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Những quốc gia trồng nhiều cà phê nhất trên toàn cầu phải kể tới Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia, Ethiopia, Trung Quốc,….
Loai Cà phê ngon nhất thế giới
Nhắc tới giống cà phê ngon nhất thế giới không thể nào thiếu được cái tên cà phê chồn. Loại cà phê này cực kỳ hiếm và có nguồn gốc từ Indonesia trên hòn đải Sumatra, Java,…chúng còn có tên gọi khác là Kopi Luwak. Hương vị nguyên chất, béo bùi và có chút hương vị ngai ngái giúp tạo nên sự đặc biệt cho giống cà phê này.
Các loại cà phê nổi tiếng
Về cơ bản, cây cà phê được phân loại thành nhiều giống khác nhau, nổi tiếng nhất trên thế giới gồm những loài dưới đây:
Cà phê vối Robusta
Cà phê vối Robusta thuộc giống Coffea Canephora, được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Đây là giống cà phê có khả năng cho năng suất cao, ít chịu sâu bệnh nhưng không có khả năng chịu hạn, chịu lạnh vì vậy chủ yếu được trồng ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Hương vị chủ đạo của giống cà phê này là đậm, chát và đắng, nhưng có mùi thơm nồng nàn.
Cà phê mít Cherry
Cà phê mít Cherry được săn lùng rất nhiều trên thị trường, sở dĩ người ta gọi chúng là cà phê mít bởi đặc điểm phần thân và lá rất giống với cây mít. Thích hợp trồng ở mọi điều kiện khí hậu và chống lại sâu bệnh tương đối tốt. Về hương vị chính của cà phê mít Cherry là mùi thơm thoang thoảng và chút chua chua, không đăng gắt vô cùng đặc biệt.
Cà phê chè Arabica
Cà phê chè Arabica có thể nói là giống cây nổi tiếng và được trồng nhiều nhất ở nhiều khu vực trên thế giới. Chúng sở hữu phần lá nhỏ, chiều cao thấp hơn so với những giống khác. Đây cũng là một trong số những giống cà phê có chứa hàm lượng caffein khá ít. Hương vị thơm ngon, không quá đắng, mùi thơm đặc trưng quyến rũ.
Cà phê chồn
Cà phê chồn là giống đắt đỏ và quý hiếm bậc nhất thế giới, cà phê chín sẽ được chồn ăn sau đó lên men trong quá trình tiêu hóa và thải ra. Người ta sử dụng phần hạt cà phê này đem đi xử lý để làm sạch vết bẩn sau đó rang thơm và chế biến thành thành phẩm. Hương vị cà phê đặc biệt, thơm nồng đặc trưng, vị đậm đà phù hợp với mọi khẩu vị của khách hàng.
Cà phê MOKA
Cà phê Moka là một loại thuộc Arabica, chúng nổi tiếng với tên gọi “Hoàng hậu” của các loài cà phê. Hương vị chính của giống cà phê này là sự hòa quyện giữa đắng nhẹ với chua thanh và bị béo. Hậu vị của ly cà phê moka chính là ngọt ngào và thơm nồng nàn, đây cũng là điểm độc đáo tạo nên thương hiệu riêng cho chúng.
Cà phê Culi
Cà phê culi hay còn được gọi là cà phê bi, chúng có hình dạng tròn, vị đắng gắt. Thông thường cà phê culi được xếp vào những giống cà phê có hàm lượng Caffein cao. Không phải ai cũng có thể thưởng thức được loại cà phê này bởi hương vị đắng cũng như sự quý hiếm của nó.
Các giống cà phê trs1,tr4,tr9
Các giống cà phê TRS1, TR4 hay TR9 đều được sếp vào chủng cà phê vối cho sản lượng cao nhất tại Việt Nam hiện nay. Chúng cho khả năng chịu sâu bệnh tốt, chịu hạn và thích hợp với điều kiện khí hậu của nước ta. Hương vị đậm đà, độc đáo, không quá đắng gắt cũng như có đặc trưng về hương thơm riêng.
Thành phần dinh dưỡng quả cà phê
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong quả cà phê có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho con người. Trong đó nổi bật nhất phải nhắc đến những thành phần như Natri, Mangan, Kali, Magie, Phốt pho, Vitamin nhóm B, Folate, chất béo, chất tro, Protein,…. Những thành phần này giúp chống lại các bệnh lý nguy hiểm ở người nếu biết cách sử dụng hợp lý.
Tác dụng của cà phê
Ngoài công dụng chế biến thành thực phẩm, đồ uống, cà phê còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người mà có thể bạn chưa biết.
- Làm thực phẩm: Cà phê được chế biến thành nhiều dạng khác nhau trong đó phổ biến nhất là cà phê phin và cà phê hòa tan. Bạn có thể sử dụng cà phê hàng ngày với liều lượng phù hợp sẽ mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.
- Lợi ích cho sức khỏe: Cà phê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường năng lượng, duy trì sự tỉnh tảo. Giảm thiểu bệnh trầm cảm, tim mạch, ung thư, Alzheimer,…Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, kiểm soát cân nặng cũng như góp phần bảo vệ gan.
- Tốt cho làn da: Sử dụng bã cà phê có tác dụng tẩy tế bào chết cho da một cách hiệu quả. Từ đó giúp cho làn da luôn mịn màng, trắng sáng và khỏe mạnh, đây là thành phần chính trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm tẩy tế bào chết tự nhiên hiện nay.
Cách sử dụng và bảo quản café
Ngày nay có nhiều cách sử dụng và bảo quản café khác nhau, bạn có thể tham khảo và áp dụng hướng dẫn dưới đây để có cho mình tách cà phê thơm ngon, đậm vị nhất.
Cách sử dụng cà phê
Để có thể sử dụng cà phê, bạn cần có hạt cà phê đã rang chín sau đó sử dụng máy xay cà phê để xay mịn. Trên thực tế việc làm này tương đối tốn thời gian, do đó bạn có thể sử dụng cà phê hòa tan hoặc cà phê phin để tiết kiệm thời gian, công sức.
Đối với hai cách uống này, bạn chỉ cần sử dụng hàm lượng cà phê vừa đủ, sau đó thêm nước nóng. Cà phê hòa tan có thể sử dụng luôn hoặc thêm sữa tươi, sữa đặc, đường để tăng thêm hương vị. Đối với cà phê phin, bạn cần chờ cho cà phê lọc hết sau đó thêm đường hoặc sữa phù hợp với khẩu vị.
Cách bảo quản cà phê
Để bảo quản cà phê được lâu nhất, bạn chú ý để cà phê ở nơi khô ráo, thoáng mát. Muốn tránh ảnh hưởng tới chất lượng cà phê trong một thời gian dài sử dụng, bạn có thể để cà phê trong lọ, hộp kín hoặc các túi zip tránh không khí, đặt nơi không có ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Sau một thời gian có thể đem ra phơi/rang lại.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê
Cà phê cần có kỹ thuật trồng và chăm sóc phù hợp thì năng suất và sản lượng mới có thể tăng cao. Một số hướng dẫn dưới đây bạn có thể tham khảo và áp dụng để trồng cây:
- Đất trồng: Cây cà phê cần trồng trên đất có tầng đất dày, tơi xốp và dễ thoát nước. Đặc biệt là cần đất giàu dinh dưỡng, do đó trước khi trồng bạn cần trộn cho đất các loại phân bón, chất dinh dưỡng cũng như mùn cưa, xơ dừa,…
- Hố trồng: Bạn cần đào hố có kích thước phù hợp, khoảng 50 x 50 x 50cm, chiều sâu khoảng 15 – 20cm. Sau đó bón lót phân chuồng ủ hoai, phân lân vào. Khoảng cách giữa các hố đảm bảo nhất là từ 2,5 – 3m để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.
- Trồng cây: Bạn tiến hành tháo bầu đất cây giống sau đó đặt cây con vào. Sử dụng đất lấp kín phần rễ và ấn nhẹ để cây không bị đổ, có thể sử dụng các cây chống để giúp cố định cây. Sau đó tưới nước thường xuyên để cây nhanh chóng phát triển.
- Tưới nước: Nên tưới nước ít nhất 1 lần/ngày cho cà phê vào thời điểm mới trồng. Sau thời điểm này, có thể duy trì hoặc tăng giảm tần suất theo các thời điểm khác nhau như mùa khô hoặc mùa mưa để cây có điều kiện tốt nhất để phát triển. Mặt khác vào những thời điểm cây ra hoa có thể tăng cường tưới nước hoặc hạn chế tần suất vào mùa mưa.
- Bón phân: Phân bón đóng vai trò quan trọng giúp cây cho sản lượng cao, bạn cần bón phân cho cà phê theo đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng từ 2 – 3 tháng. Mỗi lần bón phân nên dùng dùng từ 40 - 50 kg phân chuồng kết hợp với một số loại phân khác như đạm, ure, lân, kali bón vào gốc cây. Bón vừa đủ không quá nhiều để tránh tình trạng sót phân.
- Làm cỏ: Mỗi tháng cần làm cỏ một lần xung quanh các gốc cây để hạn chế tình trạng cỏ lấy hết chất dinh dưỡng của cây. Dùng cuốc xới cỏ quanh gốc hoặc dùng thuốc trừ cỏ đối với những khu vực có quá nhiều cỏ dại mọc.
- Sâu bệnh: Cà phê thường không có quá nhiều sâu bệnh do đó bạn không cần quá lo lắng đến vấn đề này. Khi xuất hiện tình trạng sâu, có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật theo đúng liều lượng quy định để giảm thiểu tối đa sâu bệnh.
Cà phê ngon giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Hiện nay trên thị trường có nhiều giống cà phê khác nhau, mỗi loại đều có mức giá khác nhau phụ thuộc vào nơi cung cấp. Dưới đây là một số giống cà phê ngon với mức giá tham khảo bạn có thể tìm hiểu:
- Cà phê rang/xay: Mức giá trung bình dao động từ 220.000 – 300.000 đồng/kg
- Cà phê hòa tan: Mức giá trung bình từ 50.000 – 100.000 đồng/hộp
- Cà phê chồn: Mức giá trung bình có thể dao động từ 2.500.000 – 18.000.000 đồng
- Cà phê moka: Mức giá trung bình từ 600.000 – 1.000.000 đồng/kg.
- Cây cà phê giống: Khoảng 50.000 – 300.000 đồng/cây tùy thuộc vào giống cây.
Bạn có thể mua cà phê ở nhiều địa chỉ khác nhau, đối với cây giống hãy tìm kiếm trên các vườn ươm hoặc cửa hàng cây giống. Đối với hạt cà phê có thể mua ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi , cửa hàng đặc sản hoặc mua tại các trang thương mại điện tử.
Cây cà phê là giống cây mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn cho người dân nước ta, đây cũng là nguyên liệu tạo nên thức uống nức tiếng trên toàn thế giới. Nếu bạn có thêm bất cứ thông tin thắc mắc nào về cây cà phê hay muốn tìm hiểu về các giống cây, hoa khác, hãy ghé thăm ngay Khu Vườn Xanh để được cập nhật ngay nhé.