Cây điều hiện nay được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta vì nơi đây có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Cây điều hiện là một trong những loại cây nông sản chủ lực ở Việt Nam mang lại giá trị kinh tế cao. Vậy nên nếu bạn đang muốn tìm hiểu về loài cây này thì nhất định không thể bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm và nguồn gốc cây điều
Cây điều là loại cây công nghiệp lâu năm, tuổi thọ cây từ 40-50 năm. Cây điều có nguồn gốc từ Đông Bắc Brazil. Hiện nay ở nước ta cây điều được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên và trở thành nước xuất khẩu điều lớn nhất thế giới (năm 2006).
- Rễ cây điều: thuộc loại rễ cọc với nhiều rễ chùm xung quanh ăn sâu vào đất. Chỉ cần mất 3 tháng rễ cây đã rất phát triển và cắm sâu vào đất.
- Thân cây điều: thân cây khi trưởng thành thường cao từ 6-8 mét, cây điều thân ngắn nhưng tán lá cao và rộng, các cành nhỏ hay mọc xà xuống đất. Thân cây có mủ vỏ màu nâu hơi xù xì.
- Lá cây điều: tập trung chủ yếu ở đầu cành, lá dài 10-20cm, cuống lá ngắn và phiến lá nổi vân rất rõ. Lá điều non có màu xanh nhạt hơi đỏ, khi già lá có màu xanh đậm.
- Hoa điều: thường ra vào khoảng đầu mùa khô. Hoa tập trung ở đầu cành gồm cả hoa đực và hoa cái. Hoa điều có kaid trắng hoặc hơi vàng. Thường thì phải mất 3 năm thì cây điều mới bắt đầu ra hoa.
- Quả điều: quả điều chỉ chiếm 10% trọng lượng của quả. Hạt điều nhìn giống hạt đậu nhưng kích thích lớn hơn, thường chỉ chiếm 10% trọng lượng quả.
- Hạt điều: thường có dạng hình hạt đậu lớn, lớp vỏ ngoài thường có màu xám xanh khi còn tươi và sau quá trình phơi khô sẽ chuyển sang màu nâu. Hạt điều thường nhẵn có trọng lượng thường từ 3-5 g một hạt.
Lợi ích kinh tế từ cây điều
Cây điều đã trở thành một trong những loại cây nông sản chủ lực tại Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài cũng cung cấp nguyên liệu cho chế biến công nghiệp. Tại Bình Phước nơi có diện tích điều lớn nhất cả nước trung bình mỗi năm đạt 900 triệu USD từ việc xuất khẩu hạt điều. Ngoài ra việc trồng điều còn tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.
Vùng trồng điều ở Việt Nam và thế giới
Cây điều được trồng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Tây. Các tỉnh nổi tiếng với diện tích trồng điều lớn nhất phải kể đến là: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận, Kon tum, Gia Lai , Đăk Lăk… đây đều là những nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho cây điều phát triển.
Trên thế giới cây điều được trồng tại 50 quốc gia và nơi có điện tích cây điều nhiều nhất phải kể đến đó là: Ấn Độ, Brazil, Philipin và ở khu vực bờ biển Ngà có tới 1,4 triệu ha.
Giá trị dinh dưỡng của hạt điều
Hạt điều mang giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe, thành phần các chất dinh dưỡng có trong 100gr gồm có:
- 605 Kcal
- 18.4gam Protein
- 28.7gam Glucid
- 46.3gam Lipid
- 0.6gam chất xơ
- Hàm lượng vitamin E, K,B6, A
- Khoáng chất khác như: canxi, magie, natri, kali khá cao.
Công dụng của hạt điều
- Phòng ngừa bệnh ung thư: hạt điều chứa hàm lượng proanthocyanidins cao đây là thành phần có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển và đẩy lùi quá trình oxy hóa có lợi cho cơ thể.
- Giúp đẹp da: hạt điều có chứa hàm selen, vitamin E cao có tác dụng chống oxy hóa giúp da tươi trẻ, ngậm nước. Ngoài ra thành phần kẽm có trong hạt điều giúp bảo vệ các vùng da bị mụn, dưỡng da khỏe mạnh.
- Tốt cho tim mạch: trong hạt điều có chưa chất béo không bão hoà, giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Từ đó giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.
- Tốt cho xương: hàm lượng photpho, canxi và vitamin K có trong hạt điều cần thiết cho sự phát triển của xương, giúp xương luôn chắc khỏe.
Các món ăn ngon từ hạt điều
Phải nói là thiếu xót khi bạn chưa biết kết hợp hay chế biến hạt điều thành món ăn thơm ngon hấp dẫn. Hạt điều có thể chế biến thành rất nhiều món trong đó phải kể đến món:
- Hạt điều rang muối
- Hạt điều cháy tỏi
- Hạt điều xào gà
- Chả cá thát lát sốt hạt điều
- Gỏi tôm chua cay hạt điều
- Sữa mè hạt điều
- Sườn non hầm hạt điều
Kiêng kỵ khi ăn hạt điều
Hạt điều là loại hạt bổ dưỡng tuy nhiên có một số lưu ý cần kiêng kỵ khi ăn hạt điều mà bạn cần phải biết để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn:
- Không ăn vỏ lụa: vỏ của hạt điều cứng và chát, ăn vỏ lụa sẽ khiến mất đi vị ngon và thành phần của vỏ lụa khi ăn sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
- Không ăn hạt điều trước bữa ăn: hạt điều chứa hàm lượng protein cao, chống đói hiệu quả. Vì vậy nếu ăn hạt điều trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no và khiến bạn dễ bỏ bữa.
- Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng hạn chế ăn hạt điều: giai đoạn này hệ tiêu hoá khá yếu, nhiều người còn gặp tình trạng ốm nghén vì vậy hãy hạn chế ăn hạt điều và cả các loại hạt khác như: hạt óc chó, macca, hạnh nhân.
- Trẻ dưới 2 tuổi: răng còn chưa phát triển nếu ăn hạt điều dễ dẫn đến tình trạng bị hóc rất nguy hiểm.
Bảo quản hạt điều tươi và khô
- Bảo quản hạt điều tươi: muốn bảo quản hạt tươi lâu thì cách tốt nhất là phơi hoặc sấy hạt thật khô. Sau khi hạt đã khô thì đóng gói kín hoặc hút chân không và để ở nơi khô thoáng, sạch sẽ.
- Ngoài ra, với hạt điều tươi sống đã tách vỏ nếu bạn muốn sử dụng trong thời gian ngắn có thể rửa hạt sạch, để ráo nước sau đó hút chân không bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.
- Bảo quản hạt điều khô: với hạt điều khô để ăn trong ngày bạn có thể bảo quản trong túi zip hoặc đựng trong hộp có nắp kín. Trong trường hợp lượng hạt nhiều và chưa ăn đến tốt nhất bạn nên bảo quản trong túi hút chân không.
Sản phẩm từ cây điều
Các sản phẩm từ cây điều rất đa dạng trong đó phải kể đến sản phẩm điều khô, điều thô và dầu điều.
Điều thô
Điều thô hay còn gọi là điều tươi đã được tách ra khỏi vỏ, hạt điều lúc này vẫn đang giữ được độ sáng bóng nên được đánh giá cao về độ giòn béo, tươi ngon. Hạt điều thô rất thích hợp để làm sữa hạt và chế biến nhiều món ăn khác.
Điều khô
Điều khô là điều đã được phơi và sấy khô để giữ được độ tươi ngon khi vận chuyển. Loại điều khô vẫn được giữ nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài để khi chế biến thành các món như: điều rang muối, điều cháy tỏi vẫn giữ nguyên độ thơm ngon.
Dầu điều
Là sản phẩm được ép từ hạt điều nhân trắng, dầu điều có màu gần giống màu mật ong. Dầu điều không được sử dụng để chiên rán vì khi gặp nhiệt độ cao chúng sẽ bị cháy. Vì vậy sản phẩm dầu điều chỉ được dùng cho vào các mon ăn sau khi tắt bếp.
Chăm sóc và phòng bệnh ở cây điều
Khi trồng điều cần đảm bảo các điều kiện như: cây giống tốt, đất, nước và khí hậu phù hợp khi đó cây mới có thể phát triển tốt. Trong quá trình trồng cây điều cần đảm bảo nguồn nước tưới đầy đủ, bón phân cho điều theo từng giai đoạn để cây không bị thiếu chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, cần chú ý phòng trừ sâu bệnh cho cây. Cây điều thường bị một số loại sâu bệnh như: sâu đục thân, sâu rệp, sâu đục quả… vì vậy bạn hãy theo dõi tình trạng của cây để cắt tỉa, phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về cây điều: đặc điểm, giá trị dinh dưỡng và hiện trạng cây điều ở Việt Nam, mong rằng sẽ giúp ích đối với bạn. Đừng quên truy cập Khu Vườn Xanh của chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích về cây xanh và hoa các bạn nhé!