Cây mít là loại cây ăn trái được trồng nhiều ở khắp các vùng miền Việt Nam, được xem là một trong những loại quả ngon vì có hương vị đặc trưng. Ngày nay mít được trồng nhiều vì loại cây này khá dễ trồng và mang lại giá trị kinh tế cao. Bài viết dưới đây hãy cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về đặc điểm, các giống mít, cách trồng và chăm sóc mít đem lại năng suất cao ngay lần bói quả đầu tiên.
Đặc điểm của cây Mít
Cây Mít là loại cây ăn quả lâu năm có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, thuộc họ Dâu tằm. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, chúng có mặt rất nhiều ở các nước như: Thái Lan, Việt Nam, Philipin…
Đặc điểm hình thái
Mít là giống cây thân gỗ lâu năm, có tán rộng được trồng chủ yếu làm cây lấy quả và một số nơi trồng lấy gỗ. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật và dễ dàng nhận biết của loại cây này:
- Thân cây: Thân mít trưởng thành có chiều dài khoảng 15- 30 mét. Đường kính thân cây khoảng 30 cm. Thân cây mít khá nhẵn có màu nâu xám, tán lá rộng và có nhiều cành.
- Phần rễ: Cây mít là loại cây có rễ cọc ăn sâu vào lòng đất nên dáng cây thẳng đứng và rất vững chắc.
- Phần lá: Là mít hình bầu dục, mọc cách nhau và có màu xanh, bóng ở mặt trên.
- Hoa mít: Hoa mít là hoa đơn tính nên thường mọc đơn lẻ trên thân hoặc ở vị trí các cành chính. Hoa mít có hai loại là hoa cái và hoa đực. Hoa đực thì không tạo thành quả. Hoa cái khi được thụ phấn sẽ tạo thành quả.
- Phần quả: Trái mít có hình trái xoan, bầu dục, chiều dài khoảng 60cm, khối lượng trung bình khoảng 3-10kg tuỳ loại. Vỏ mít có gai sắc nhọn, bên trong có nhiều múi và xơ mít. Quả mít khi nhỏ có màu xanh, chín thì ngả sang màu hơi vàng và rất thơm.
Đặc điểm sinh trưởng
Cây Mít phát triển ở khu vực có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ thích hợp khoảng 20-35 độ. Nên khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Mít có thể phát triển trên nhiều địa hình đất trồng và khả năng chịu thời tiết khác nhau. Vụ trồng cây mít ở 2 vụ: Vụ xuân bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4 hoặc vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9.
Phân loại giống
Hiện nay có tới hơn 10 giống mít ngon khác nhau đang bán trên thị trường bao gồm cả giống mit ta truyền thống, các giống lai tạo và nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu bao gồm: mít Thái, mít Indo, mít nghệ tứ quý, mít ruột đỏ, mít không hột, mít tố nữ, mít nài, mít na,... Tất cả đều cho hương vị thơm ngon đặc trưng, hút khách và đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân, đồng thời nâng tầm giá trị nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới.
Kỹ thuật chăm sóc và trồng cây Mít cho năng suất cao
Để cây sinh trưởng và phát triển triển mạnh, đem lại năng suất cao ngay lần bói quả đầu tiên thì cần chú ý đến kỹ thuật trồng và chăm sóc cây.
- Chọn đất: nên trồng ở đất thịt nhẹ hoặc đất tơi xốp, thoát hơi nước tốt. Không nên trồng ở khu vực đất trũng hoặc đất cát.
- Chọn cây giống: cây mít giống khi mua phải đảm bảo là cây giống chuẩn, khoẻ mạnh, không sâu bệnh như vậy cây mới phát triển tốt.
- Tiến hành đào hố gốc cây: kích thước hố trồng vừa đủ để đặt bầu đất cây giống . Sau khi trồng và lấp hổ xong có thể cắm cọc để cố định cây phòng trường hợp bị mưa gió làm cây đổ gãy.
- Bón phân lót: trước khi đặt bầu cây vào hố có thể bón lót phân kali và NPK để khi cây bắt đầu bén rễ thì vẫn có đủ chất dinh dưỡng nuôi cây phát triển.
- Tưới nước: Sau khi trồng cây xong bổ sung nước tạo độ ẩm, có thể bỏ một ít vôi bột ở gốc để phòng tránh sâu bệnh ăn thân cây.
- Vệ sinh đất trồng: trước khi và trong quá trình cây sinh trưởng luôn luôn phải vệ sinh vùng đất quanh gốc cây. Tiến hành cắt cỏ xung quanh, vun xới gốc để đất luôn tơi xốp và thông thoáng.
- Tưới nước: ở giai đoạn đầu hãy giữ độ ẩm cho cây đến khi bén rễ. Từ thời điểm cây trồng được một năm thì lúc này bắt đầu hạn chế tưới nhiều nước.
- Bón phân cho mít sai quả: trước khi trồng chỉ bón lót lượng phân NPK nhỏ. Sau đó đến giai đoạn bón thúc thì hãy xem xét mức độ phát triển của cây để điều chỉnh lượng phân sao cho phù hợp. Giai đoạn ra quả chỉ nên bón đủ lượng phân để cây nuôi dưỡng trái, không lạm dụng quá nhiều vì có thể làm ảnh hưởng đến ruột quả.
Các loại bệnh và phòng bệnh ở cây Mít
- Sâu đục thân: là một trong những loại sâu bệnh nguy hiểm thường gặp khi trồng mít. Cây bị sâu đục thân sẽ dễ bị hỏng ở các vị trí sâu đục khiến cây không phát triển được. Vì vậy khi phát hiện hãy cắt bỏ ngay phần thân bị hỏng đó để ngăn chặn sâu không xâm hại đến các vị trí khác hoặc sử dụng thuốc trừ sâu.
- Sâu đục trái: loại sâu này sẽ ăn những quả mít từ khi chúng còn non đến khi quả chín. Quả mít bị sâu đục có thể bị thối, héo hoặc phát triển không đồng đều làm mất thẩm mỹ. Nếu phát hiện quả bị đục thì có thể loại bỏ ngay. Cắt tỉa bớt cành để tạo độ thông thoáng cho cây.
- Rầy, rệp lá: là loại sâu bệnh phổ biến trên cây mít chúng chích hút nhựa ở ngọn, lá non, quả non làm cho cây chậm phát triển. Với loại rầy, rệp ở lá mít hiện nay đã có thuốc phun. Bạn có thể tham khảo thêm tại các trại giống, thuốc bảo vệ thực vật nhé!
Giá bán cây Mít giống bao nhiêu và mua ở đâu?
Mít là giống cây ăn quả lâu năm, dễ trồng, ít công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo vệ. Hiện nay giá bán cây mít giống dao động từ 15.000-250.000 đồng/cây tùy cây lớn nhỏ và chất lượng giống của từng cây. Có những thời điểm giá cây mít giống tăng cao do nhu cầu trồng ngày càng lớn ở các địa phương.
Cây giống tốt là yếu tố quan trọng và quyết định đến sự phát triển, năng suất sau này. Vì vậy lựa chọn địa chỉ uy tín để mua cây mít giống là điều mà bạn nhất định không thể bỏ qua.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về cây Mít và các loại Mít ngon cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc đem lại năng suất cao ngay lần bói quả đầu tiên. Hy vọng những kiến thức mà Khu Vườn Xanh cung cấp sẽ giúp ích cho bạn khi trồng và chăm sóc cây mít. Đừng quên nhấn Like, Share và truy cập trang web của chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích về các loài hoa và cây xanh nhé!