Danh mục Menu

Cây Thúi địch (Mơ lông, Mơ chó)

Cây thúi địch là một loại cây dây leo phổ biến có nguồn gốc từ khu vực Nam Á và Đông Nam Á, hiện nay được trồng và sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và làm gia vị trong ẩm thực. Lá thúi địt có nhiều đặc điểm độc đáo và tác dụng hữu ích, thu hút sự quan tâm và sử dụng của nhiều người. Để hiểu hơn về loại cây này, mời bạn đọc cùng Khu Vườn Xanh theo dõi bài viết dưới đây!

Thông tin về cây Thúi địch

Thúi địch là tên gọi khác của cây mơ lông, cây mơ chó hay mơ tam thể. Một loại cây thân leo có tên khoa học là Paederia tomentosa), thuộc họ Cà phê. Đây là loại cây rất dễ mọc hoang và dễ trồng trên mọi loại đất và khí hậu do có khả năng thích nghi cao với môi trường. Lá mơ lông có cấu trúc đối xứng, hình trái trứng và màu tím nhạt, tạo nên vẻ đẹp riêng biệt cho cây.

Cây thúi địch(Mơ lông) có tên khoa học là Paederia tomentosa
Cây thúi địch(Mơ lông) có tên khoa học là Paederia tomentosa

Đặc điểm hình thái

Được biết đến với cái tên khá đặc biệt đó chính là lá mơ chó bởi là gia vị không thể thiếu cho món ăn thịt cầy hấp dẫn. Ngoài ra lá của cây còn được dùng phổ biến để chế biến các món ăn khác nhau. Dưới đây là một số  đặc điểm hình thái cơ bản như sau:

  • Phần thân: Thuộc dạng cây thân leo, do đó cây dễ dàng phát triển và sinh trưởng trên mọi điều kiện địa hình đất đai.
  • Phần lá: Lá mơ lông hình trứng, mọc đối với một đầu nhọn. Mặt dưới lá có màu tím nhạt, trong khi mặt trên có màu xanh. Trên lá có một lớp lông mịn che phủ, làm cho đường gân lá nổi rõ. Cuống lá mơ mảnh và nằm ở phía dưới lá.
  • Phần hoa: Hoa thúi địch thường mọc thành chùm ở nách lá hoặc trên đỉnh, có hình dạng giống chiếc loa kèn. Hoa có 6 cánh màu trắng, và ở giữa có màu tím nhạt.
  • Phần quả: Quả mơ chó có hình dáng hơi tròn, dẹp, có vỏ mỏng màu vàng bao bọc. Bên trong quả chứa 2 hạt dẹt, có màu nâu đen và có cánh.

Thành phần hóa học

Các loại lá mơ lông?

Hiện nay, Cây Mơ chó được xem là loại cây gia vị phổ biến với 3 loại là mơ lông lá xanh, mơ lông dại và mơ lông tam thể. Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng, cụ thể như sau:

Mơ lông lá màu xanh

Lá Mơ lông xanh là loại phổ biến được nhiều người biết đến nhất. Đây là loại cây thuộc loại dây leo, lá có lớp lông mịn màu xanh che phủ và rất tốt cho sức khỏe con người, thường được dùng để chế biến các món ăn.

Mơ lông tam thể

Còn được gọi là giống mơ tam thể hoặc bổ thượng hoàng, một loại thực vật có hoa thuộc họ Thiến thảo. Đây là cây dây leo, nhánh tròn và có lông. Lá mơ tam thể có kích thước lớn, hình xoan tim với gốc hình tim, mặt dưới có màu ửng tím đỏ và bề mặt này còn được bao phủ bởi lông mịn.

Lá mơ lông tham thể có kích thước lá lớn
Lá mơ lông tham thể có kích thước lá lớn

Lá Mơ dại

Còn được biết đến với nhiều tên gọi như cây mơ rừng, mơ tròn, mơ trơn. Ở nước ta, thúi địch dại mọc tự nhiên ở cả ba miền và thường được trồng làm lùm bụi, hàng rào hoặc để che chắn tại các khu vực rừng hoặc nhà vườn.

Hoa mơ lông hay hoa Thúi địch dạng chùm, có màu trắng tím
Hoa mơ lông hay hoa Thúi địch dạng chùm, có màu trắng tím

Lá mơ có tác dụng gì?

Khác với nhiều loại lá thông thường khác, lá mơ lông có chứa nhiều thành phần hoá học, dưỡng chất tốt cho sức khoẻ. Trong mỗi lá chứa các thành phần hóa học quan trọng như alkaloid (a- và b-paederin), protein, caroten và các acid béo. Đặc biệt, tinh dầu của lá mơ chó chứa disulfid methylmecartan, một chất có mùi đặc trưng. Các thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe.

Vốn là loại cây rau, gia vị quen thuộc trong đời sống hàng ngày của con người, lá mơ thường được dùng để chế biến các món ăn, bởi đây là loại cây có chứa nhiều thành phần, dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người.

Chữa bệnh đường ruột

Theo các chuyên gia y học, việc kết hợp lá mơ lông trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp điều trị viêm đại tràng một cách hiệu quả và an toàn hơn việc sử dụng thuốc thang. Chỉ cần kiên nhẫn ăn lá thúi địt trong vòng 15 ngày, bạn có thể thấy sự cải thiện đáng kể trong tình trạng bệnh của mình.

Kháng viêm, kháng khuẩn

Kết hợp lá mơ và mật ong mang lại hiệu quả kháng viêm và kháng khuẩn vượt trội. Với tính năng chữa ho và viêm họng, mật ong là một vị thuốc tự nhiên được sử dụng phổ biến. Khi kết hợp với lá mơ, tác dụng chống viêm và sát khuẩn càng được tăng cường, giúp tăng cường quá trình phục hồi và giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng.

Chữa trào ngược dạ dày

Được đánh giá cao nhờ có khả năng điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày như đau bụng, đầy hơi và khó tiêu. Cách sử dụng đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch 20g đến 30g lá mơ, sau đó giã nhuyễn và uống dưới dạng nước hàng ngày. Nhờ vào tác dụng này, lá mơ lông trở thành một phương pháp tự nhiên và hiệu quả để giảm nhẹ các vấn đề liên quan đến dạ dày.

Chữa bệnh trĩ

Thành phần hóa học trong lá mơ có chứa nhiều hoạt chất quan trọng như Bisulfur carbon, Alkaloid, Paederin, Scanderoside, Sulfur dimethyl disulphide, Methyl Mercaptan, Tanin, ... Các hoạt chất này có tác dụng kháng viêm và kháng sinh, giúp làm lành tổn thương vùng hậu môn, ngăn ngừa viêm nhiễm trong trường hợp bị bệnh trĩ. Đồng thời còn có khả năng còn giúp teo búi trĩ, giảm triệu chứng khó chịu và đau rát. Điều này giúp lá thúi địch trở thành một phương pháp tự nhiên hữu hiệu trong điều trị bệnh trĩ.

Trị sỏi thận

Lá mơ được biết đến với tính mát, khả năng giải nhiệt và giải độc tốt. Đặc biệt, nó có tác dụng tốt trong việc cải thiện chức năng của thận và hỗ trợ quá trình thông tiểu. Với lý do này, chúng đã trở thành một lựa chọn tuyệt vời để hỗ trợ sức khỏe thận và giúp cân bằng cơ thể.

Trị ho

Lá mơ chứa tinh dầu sulfur dimethyl disulphit, có tác dụng như một loại thuốc bổ và điều trị ho hiệu quả. Chỉ cần ăn lá mơ nấu chín trong vài ngày hoặc thậm chí ăn sống, tinh dầu này sẽ giúp giảm triệu chứng ho.

Tác hại của lá mơ lông

Bên cạnh các công dụng đã kể trên, cây lá mơ cũng có những mặt hạn chế, tác hại nếu sử dụng một cách tuỳ tiện, quá lạm dụng, cụ thể:

Có thể làm đen lưỡi

Khi ăn nhiều lá mơ chó sống, lưỡi có thể bị đen trong vài ngày. Mặc dù không gây hại cho sức khỏe, nhưng làm mất thẩm mỹ, khiến bạn không thể tự tin giao tiếp.

Có vi khuẩn có hại

Nghiên cứu cho thấy bề mặt lá thúi địch có chứa nhiều vi khuẩn, và rửa sạch chúng khá khó khăn. Do đó, có thể gây nhiễm khuẩn nếu không vệ sinh kỹ.

Kỵ với một số món ăn

Có rất nhiều thực phẩm khi kết hợp, ăn cùng với nhau dễ xảy ra tác dụng phụ, như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,... Chẳng hạn như không ăn sầu riêng cùng với coca cola, thịt lợn với rau răm, hay không ăn cùng trứng gà với sữa đậu nành,... Trong đó, lá mơ lông không ăn cùng với thịt lợn là “bài học" không chỉ ông bà ta nhắc nhở mà các chuyên gia bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên này.

Lá thúi địch(mơ lông) kỵ với thịt lợn
Lá thúi địch(mơ lông) kỵ với thịt lợn

Đặc biệt Lá mơ lông rất kỵ khi ăn cùng với thịt lợn, vì sự kết hợp này có thể tạo ra kết tủa lượng đạm, gây khó tiêu và có thể gây hại cho cơ thể. Việc ăn chung hai thứ này có thể gây ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài. Để đảm bảo sức khỏe, hãy tránh kết hợp thịt lợn và lá thúi địch trong khẩu phần ăn hàng ngày nhé.

Cách trồng và chăm sóc cây Thúi địch

Là một loại cây gia vị thân leo độc đáo, có khả năng sinh trưởng cực tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta. Khi trồng và chăm sóc cây mơ lông, bạn cần chú ý những yếu tố sau để có thể cho ra thành phẩm hoàn hảo và nhanh chóng nhất:

  • Đất trồng: Rau mơ có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tự trộn đất với phân bò, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ... Lưu ý bón vôi và phơi đất từ 15-20 ngày trước khi trồng để xử lý mầm bệnh trong đất.
  • Chọn giống và trồng: Cây thường được nhân giống bằng cách cắt nhánh. Chọn những cây mẹ khỏe mạnh, ít nhất 2 năm tuổi để làm giống. Giâm nhánh trực tiếp vào đất đã chuẩn bị, sau đó lấp đất và tưới nước để giữ ẩm cho cây.
  • Tưới nước: Trong giai đoạn đầu, hãy tưới nước ít nhất mỗi ngày một lần để giúp giâm cây nảy mầm và phát triển. Sau đó, tưới nước từ 1-2 lần mỗi tuần.
  • Làm giàn: Khi cây đạt chiều cao khoảng 10-20cm, hãy cắm giàn để hỗ trợ rau mơ leo. Bạn cũng có thể cho rau mơ leo trên hàng rào hoặc các cây già có sẵn.
  • Bón phân: Khoảng 20 ngày sau khi trồng, hãy bón phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế... Sau đó, sau 1-2 tháng, hãy bón thêm lần nữa.

Với những chia sẻ trên đây, Khu Vườn Xanh đã chia sẻ đầy đủ những thông tin cần thiết về loài cây lá mơ phổ biến này. Và đừng quên theo dõi thêm những bài viết khác tại website để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về các loài hoa và cây khác bạn nhé!

Chia sẻ
(5/5, 3 votes)
Trần Linh

Trần Linh

Tác giả