Cây bạc hà là một trong những loại dược liệu được sử dụng nhiều trong cả Đông y và Tây y. Cây Bạc hà có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh về cúm, khó tiêu, buồn nôn…, ngoài ra bạc hà còn được dùng nhiều trong các món ăn và đồ uống. Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu một số đặc điểm, công dụng của cây bạc hà đối với sức khỏe được bác sĩ khuyên dùng nhé!
Cây bạc hà là cây gì?
- Tên gọi khoa học của cây bạc hà là Mentha, có nguồn gốc từ các nước châu Âu và khu vực Trung Đông. Bạc hà loại cây ưa ẩm, sinh trưởng tốt dưới những tán cây, bóng râm. Bạc hà là loại cây phổ biến ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
- Bạc hà thuộc giống cây thân thảo, sống lâu năm, thân của chúng bò sát mặt đất và ngọn đứng, mùi thơm mát, hơi the cay nhưng rất dễ ăn.
- Lá bạc hà có hình trứng, xanh mướt. Cây có hoa màu trắng (hoặc màu tím, hồng).
Công dụng của cây Bạc hà
Cây bạc hà chứa nhiều dưỡng chất nên chúng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người.
- Bạc hà được dùng để chữa viêm họng, đau rát cổ: nhờ tinh chất menthol có tác dụng thông mũi, long đờm, giảm triệu chứng sưng viêm và làm thông mũi mát họng.
- Giảm thiểu tình trạng đau nhức đầu: mùi thơm của lá bạc hà có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động não bộ. Những ai hay bị căng thẳng, đau đầu khi đi tàu xe có thể sử dụng lá bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà để ngửi.
- Giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn: lá bạc hà có tác dụng điều trị chứng đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày…Theo một số nghiên cứu lá bạc hà giúp tăng tiết dịch ở túi mật đẩy nhanh quá trình tiêu hóa cho cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị cảm cúm, cảm lạnh: cây bạc hà có tác dụng làm co các màng sưng bên trong mũi, chất nhầy và đờm trong đường hô hấp giúp quá trình đào thải diễn ra nhanh hơn.
- Chăm sóc răng miệng: bạc hà có chứa chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn răng miệng giúp bạn có một hơi thở thơm mát hơn.
- Cây bạc hà còn được dùng để bỏ vào nước detox, làm bánh, pha trà, ăn sống…rất thơm và tốt cho sức khỏe.
Cây bạc hà có hoa không?
Nếu ai hỏi là “Cây bạc hà có hoa không?” thì câu trả lời là “Có”. Bạc hà là loại cây có hoa màu trắng (hoặc tím), hoa thường nhỏ li ti mọc ở đầu cành, những chùm hoa có kích thước nhỏ hơn thì sẽ mọc ở giữa trục lá. Hoa bạc hà nở giữa hoặc cuối mùa hè, có mùi thơm nên thu hút ong, bướm thụ phấn.
Các loại Bạc hà và cách phân biệt
Cây bạc hà có một số loại phổ biến được trồng và sử dụng trong y khoa. Chúng được phân biệt qua các đặc điểm bên ngoài và hương thơm giúp bạn dễ dàng phân biệt. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
- Bạc hà Âu (tên tiếng anh là Mentha Piperita): đây là một trong những loại bạc hà được ưa chuộng nhất với mùi thơm đặc trưng, cổ điển. Lá của cây bạc hà Âu hình bầu dục dài, có răng cưa. Bạc hà Âu được đánh giá là loại bạc hà chứa nhiều tinh dầu nhất nên thường sử dụng để làm thuốc, kẹo singum, pha trà…
- Bạc hà hăng (tên tiếng anh là Pennyroyal Mint): khác bạc hà Âu thì bạc hà hăng có mùi thơm nồng hơn, cảm giác hơi hăng khi ngửi gần. Loại bạc hà này có thân cao khoảng 40cm, lá của chúng cũng gần giống với bạc hà Âu, có răng cưa, hoa màu tím nhạt. Bạc hà hăng được sử dụng để điều chế thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hoá, cảm sốt, tiêu chảy, điều hòa kinh nguyệt.
- Bạc hà táo (tên tiếng anh là Apple Mint): với mùi thơm đặc trưng như mùi táo, cao khoảng 30cm khi trưởng thành. Lá của bạc hà táo có phủ một lớp lông mỏng, xanh mượt hơn các loại bạc hà khác.
- Bạc hà chocolate đặc trưng với phần lá màu xanh, gân lá và thân màu nâu đỏ gần giống màu chocolate. Thân cây có thể đậm hơn khi trồng ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Mùi thơm của của cây bạc hà chocolate gần giống mùi của kẹo singum, cảm giác thơm mát, dễ chịu.
- Bạc hà chanh: được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Lá của chúng màu xanh, không quá dày, có mùi thơm của chanh hơi the mát. Bạc hà chanh được dùng để pha trà, làm nước detox, rau thơm trong nấu ăn.
Phân biệt Bạc hà và rau húng
Để phân biệt giữa bạc hà và rau húng bạn có thể phân biệt qua các đặc điểm sau đây:
Phân biệt qua mùi hương
Bạc hà có mùi thơm mát và vị the mát lạnh giống như mùi kẹo singum. Rau húng thì có mùi hăng hơn, không mang lại cảm giác tươi mát, vị cay the rất nhẹ chứ không cay the mát như mùi của cây bạc hà.
Phân biệt qua hình dáng cây
Cả 2 loại cây đều là dạng cây thân thảo, lá cây màu xanh và có răng cưa phần mép lá. Tuy nhiên lá của cây bạc hà thường có lông, lá sẽ nhọn và to hơn lá rau húng. Lá rau húng thì bầu hơn và thường không có lông.
Phân biệt qua hoa
Hoa của cây bạc hà màu tím, hồng nhạt hoặc màu trắng mọc từ các nách lá, thân cây có màu trắng (hoặc tím nhạt). Còn hoa của rau húng thường mọc ra từ kẽ lá cà thân cây thường có màu tím nhạt đặc trưng.
Chữa bệnh với rau Bạc hà
Bạc hà là cây thảo dược với nhiều công dụng đối với sức khỏe trong đó phải kể đến như:
- Chữa viêm họng, ho, rát cổ, giải cảm: sử dụng 30g lá bạc hà, 50g lá tràm, 20g lá đại bi, 10g cây kinh giới, thêm một ít lá hương nhu, hạt mùi sau đó này sấy khô và ngâm tầm 10 ngày trong cồn 80 độ. Sau đó chắt nước ngâm đổ vào nước sôi dùng để xông và hít hà cho thông mũi.
- Chữa chứng chảy máu cam: sử dụng 30g lá bạc hà tươi, lọc sạch rồi nhỏ trực tiếp vào mũi hoặc thấm vào bông sạch nhét vào lỗ mũi.
- Chữa ong đốt: dùng lá bạc hà tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp vào vùng da bị ong đốt.
- Chữa chứng mờ mắt: sử dụng lá bạc hà tươi ngâm cùng gừng tươi sau 1 đêm đem đi sắc lấy nước rửa mắt.
- Chữa nôn thông thường: pha 5g lá bạc hà cùng với 200ml nước sôi sử dụng uống 2 lần/ngày.
Lưu ý khi sử dụng Bạc hà
Cây bạc hà có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách thì sẽ mang lại những tác dụng phụ không đáng có. Vì vậy các bạn hãy lưu ý một số điều sau đây:
- Sử dụng bạc hà có thể có những tác dụng phụ như: nổi ban, ợ nóng, hạ đường huyết…
- Những ai có tiền sử bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai, người bị huyết áp cao.. thì không nên dùng bạc hà.
- Không nên sử dụng bạc hà quá thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng sốt, lạnh và đổ mồ hôi.
- Nếu có nhu cầu sử dụng bạc hà tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ
Cách trồng và chăm sóc cây Bạc hà
Cách trồng cây bạc hà
- Cây giống bạc hà: thường được trồng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên trồng bằng cành giâm được nhiều người lựa chọn vì cây phát triển nhanh và mất ít công chăm sóc hơn. Chỉ cần chọn những nhánh cây bò sát mặt đất khỏe mạnh nhiều rễ non để giâm xuống đất ẩm là cây có thể tự phát triển.
- Thời điểm: trồng bạc hà vào đầu mùa xuân vì đây là lúc có thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, cây bén rễ và phát triển rất nhanh.
- Đất, nước: 2 yếu tố khá quan trọng giúp cây sinh trưởng tốt. Lựa chọn đất có độ tơi xốp, đất mùn đảm bảo độ ẩm vừa đủ.
- Ánh sáng: cây bạc hà thích hợp với những nơi có ánh sáng trung bình, ánh sáng yếu, tránh trồng ở những nơi có ánh sáng quá mạnh vì như thế cây dễ bị khô héo.
- Cắt tỉa: thường xuyên loại bỏ cỏ dại và cành héo để cây luôn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại.
Cách chăm sóc cây Bạc hà
- Sau khi cây trồng được khoảng 15 ngày thì tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, duy trì 20-30 ngày/lần để giữ độ tơi xốp cho cây.
- Ở giai đoạn cây chưa phát triển lan rộng có thể xơi đất nhẹ nhàng và nhổ cỏ cỏ xung quanh, hạn chế đào xới nhiều làm ảnh hưởng đến vùng gốc rễ.
- Cây bạc hà nếu thiếu nước, đất sẽ bị khô lúc này cây sẽ héo và rụng lá. Vào mùa khô bạn nên tưới nước qua các luống cây để nước ngấm sâu vào thân. Ngoài ra thường xuyên làm cỏ, loại bỏ nhánh, lá héo úa để không tạo cơ hội cho sâu bệnh phát triển.
Cây bạc hà với nhiều công dụng tuyệt vời và tốt cho sức khỏe, hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây bạn đã có thêm kiến thức khi lựa chọn trồng loại cây này. Đừng quên truy cập website của chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích về cây cối nhé!