Danh mục Menu

Cây Mắc khén - Gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc

Cây Mắc khén hay còn gọi là cây Má Khén, là loài cây được dùng làm gia vị, làm thuốc của người dân Việt Nam. Vậy cây Mắc khén có tác dụng gì mà được nhiều người sử dụng đến vậy? Để hiểu rõ hơn về những công dụng, chức năng, cách dùng của loại cây này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh nhé!

Mắc Khén là gì?

Mắc khén là loại gia vị nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc, cây còn được biết với tên gọi là Má khén, hạt Sẻn, cây Sưng, cây Xuyên tiêu, Cây Hoàng lực,..... Mắc khén thuộc họ Cam, tên gọi khoa học là Zanthoxylum rhetsa.

Cây Mắc khén có tên khoa học là Zanthoxylum rhetsa
Cây Mắc khén có tên khoa học là Zanthoxylum rhetsa

Ở Việt Nam, cây Mắc khén mọc hoang ở nhiều vùng trên cả nước. Cây Mắc khén mọc tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Điện Biên. Ngoài ra, cây còn được trồng ở Hà Tĩnh, Hà Tây và Nghệ An.

Trên thế giới, Mắc Khén còn được trồng rất nhiều ở Lào và Trung Quốc. Tại trung Quốc, tỉnh trồng nhiều cây nhất là Quảng Tây, Quảng Đông, và Hải Nam.

Đặc điểm của cây Mắc khén

Cây Mắc khén khá quen thuộc đối với người dân Việt Nam, tuy nhiên đặc điểm nhận biết của cây không phải ai cũng biết. Dưới đây, là nội dung chi tiết về đặc điểm hình thái của cây Mắc khén:

  • Thân cây: Mắc khén là loài cây thân gỗ nhỏ, thân thẳng, tồn tại được lâu năm. Chiều cao của cây giao động từ 14m đến 18m, đường kính của cây khoảng 16cm. Cây Mắc khén có rất nhiều cành, chiều dài mỗi cành dao động từ 1m - 2m. Vỏ thân cây mọc khá nhiều gai khiến cho quá trình hái quả gặp nhiều khó khăn.
  • Lá cây: Lá cây Mắc Khén thuộc loại lá kép lông chim, màu xanh đậm. Mỗi một chiếc lá sẽ có khoảng từ 2 đến 3 đôi lá chét mọc đối xứng với nhau. Cuống lá hơi tròn, đầu của lá nhọn, ở giữa lá có gân chính. 2 mặt trên và dưới lá ở khu vực gân chính đều có gai.
  • Hoa: Hoa Mắc khén nhỏ, mọc từ các kẽ lá theo từng chùm, hoa có màu vàng, hoa Mắc khén có mùi rất thơm. Mùa hoa của cây kéo dài từ tháng 6 đến tháng 7 dương lịch hằng năm.
  • Quả: Quả của cây Mắc khén có hình tròn, lúc tươi quả màu xanh lá cây, mùi rất thơm, khi chín quả có màu đen óng. Thời điểm thu hoạch quả Mắc khén rơi vào tháng 11 dương lịch hằng năm.
  • Hạt: Hạt Mắc khén nhỏ, hình cầu, màu nâu đen, vị cay, mùi rất thơm giống mùi vỏ cam.

Tác dụng của cây Mắc khén

Cây Mắc khén có tác dụng giúp món ăn trở nên ngon hơn, thơm hơn và đậm vị hơn. Ngoài ra, cây còn có tác dụng rất tốt trong quá trình hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như: Giun, lọc máu ở thận, trục giun, tiêu chảy,.... Sau đây, là những tác dụng của cây Mắc khén đem lại cho người dân mà bạn cần biết:

Mắc khén trong y học:

  • Trong trái Mắc khén có chứa  Dl - cavotanacetone, 0.24% Alkaloid, tinh dầu, 4 - Terpinol, 4 - Caren, D - a - phellandren, B - pinnen, D- terpinen, và các chất kháng khuẩn.
  • Quả có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, cay, có chức năng làm se, có lợi cho hệ tiêu hóa.
  • Vỏ thân thơm, tính bổ, có tác dụng hạ nhiệt rất tốt, điều trị sốt rét, tiêu chảy, thấp khớp và mất trương lực dạ dày.
  • Tinh dầu hạt Mắc khén chữa thổ tả.
  • Vỏ rễ cây Mắc khén có vị đắng, tính ấm, có tác dụng trị giun, lọc máu ở thận, điều kinh.
  • Quả và hạt cây Mắc khén dùng để trị thấp khớp, đầy hơi, tiêu chảy.
  • Hạt Mắc khén khô dùng để ngâm rượu giúp làm giảm các vết bầm tím, đau nhức xương khớp, tan các vết tụ máu.

Lưu ý: Cây Mắc khén là cây thảo dược thiên nhiên, vì thế khi sử dụng cần phải có kiên trì và đặc biệt trước khi sử dụng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp mẹ bầu, trẻ em, phụ nữ cho con bú không được tự tiện sử dụng sản phẩm, phải được sự cho phép của bác sĩ mới được dùng.

Mắc khén trong ẩm thực

Trong những bữa ăn của người Mường, Thái Mắc khén là loại gia vị không thể thiếu. Hạt Mắc khén có tác dụng làm món ăn trở nên thơm hơn, ngon và hấp dẫn hơn.

Mắc khén được xem là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc
Mắc khén được xem là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc

Dưới đây, là một số món được chế biến cùng với hạt Mắc khén:

  • Món nướng: Mắc khén rất hợp với tất cả các món nướng. Trước khi nướng, bạn hãy tẩm một chút gia vị Mắc khén vào, như vậy món ăn của các bạn sẽ rất thơm, và ngon.
  • Món chiên: Để khử tanh món ăn, bạn có thể ướp hạt Mắc khén vào trước khi chiên 20 phút. Mùi thơm của Mắc khén sẽ làm đánh bay mùi tanh, giúp món ăn trở nên đậm vị, thơm ngon hơn.
  • Pha nước chấm: Nếu bạn đam mê nước chấm cay, mang lại cảm giác tê tê có thể cho Mắc khén vào nước chấm. Sự kết hợp giữa mắc khén và nước chấm là một trong những loại nước chấm không thể thiếu trong những bữa ăn.
  • Tẩm ướt làm món khô: Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc Mắc là hương vị thịt trâu, bò gác bếp ở núi rừng Tây Bắc tại sao lại có mùi thơm, vị ngon như vậy. Thật ra, đó chính là nhờ hạt Mắc khén, khi tẩm ướp thịt, người dân thường cho hạt Mắc khén ướp cùng với gia vị. Nhờ vậy, mà những món ăn làm từ thịt khô ở Tây Bắc trở nên đặc biệt hơn.
  • Làm chẩm chéo: Mắc khén chính là linh hồn của món chẩm chéo, vị cay, tê thơm của Mắc khén kết hợp các món gà luộc, thịt luộc,... Là một món ăn không thể nào quên được của những vị khách du lịch khi đến Tây Bắc.

Cách trồng và cách chăm sóc cây Mắc khén

Bên ngoài tự nhiên, cây Mắc khén sinh trưởng rất tốt, cây khá dễ trồng và dễ chăm sóc. Dưới đây là cách nhân giống, cách trồng và phương pháp chăm sóc cây Mắc khén mà bạn có thể tham khảo:

  • Cách trồng: Cây Mắc khén được trồng chủ yếu bằng phương pháp chiết cành và gieo hạt.
    • Đối với phương pháp chiết cành, bạn nên chọn những cây gốc khỏe, to, sai quả, ít bị sâu bệnh.
    • Đối với phương pháp gieo hạt thì bạn chọn hạt giống mẩy, chắc, đen bóng. Trước khi gieo hạt bạn hãy ngâm nước tầm 12 tiếng, sau đó vớt hạt giống ra ủ ẩm đợi đến khi hạt nứt nanh rồi đen gieo hạt.
  • Đất trồng: Đất trồng cây cần phải tơi, xốp, đủ chất dinh dưỡng, thoát nước tốt.
  • Ánh sáng: Để cây phát triển tốt bạn nên trồng cây ở những nơi có ánh sáng chiếu vào, đối với cây con bạn nên che nắng khi trời nắng to.
  • Tưới nước: Mỗi ngày, bạn nên tưới nước cho cây khoảng 2 lần vào lúc 6h sáng và 5h chiều.
  • Thu hoạch: Hạt Mắc khén sẽ được thu hoạch vào mùa đông, vì thân cây có gai nên người dân thường dùng vợt để hái xuống.

Giá hạt Mắc khén bao nhiêu và mua ở đâu uy tín?

Hiện nay trên thị trường, giá bán hạt Mắc khén khá đa dạng và chất lượng hạt cũng khác nhau, do đó bạn cần tìm mua ở những cửa hàng, shop, điểm bán hàng uy tín.

  • Giá hạt Mắc khén tươi: 10.000vnđ cho một chùm( hạt mắc khén tươi chỉ được bán vào mùa đông)
  • Giá hạt Mắc khén khô: 170.000 - 190.000 vnđ/kg( giá bán sẽ giao động tùy vào từng thời điểm, khi bạn mua hạt chính vụ giá sẽ ổn hơn khi mua trái vụ).

Để mua được giống hạt Mắc khén đạt chuẩn F1 bạn có thể đến các nhà vườn uy tín, viện nghiên cứu giống cây trồng và trên các sàn thương mại điện tử.

Trên đây là những thông tin về cây Mắc khén, nếu bạn có thắc Mắc gì hãy để lại bình luận dưới bài viết để được các chuyên gia cây trồng của Khu Vườn Xanh giải đáp. Hãy thường xuyên ghé thăm trang Web của chúng tôi để được cập nhập nhiều thông tin hay, bổ ích về hoa và cây cảnh nhé!

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Trần Linh

Trần Linh

Tác giả