Danh mục Menu

Cây Mướp đắng (Khổ qua) trồng siêu quả, mang lại giá trị kinh tế cao

Mướp đắng có vị đắng khó ăn lần đầu nhưng ăn lần 2, lần 3 có thể gây “nghiện”. Vị đắng của loại quả này khi kết hợp với trứng, thịt có thể tạo ra các món ăn vô cùng thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Nếu bạn yêu thích loại rau củ này thì đừng ngần ngại trồng một cây mướp đắng trong vườn nhé! Đây là loại cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc và ra quả liên tục, khiến bạn “ăn không kịp”.

Đặc điểm cây Mướp đắng

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, tuy nhiên chưa có căn cứ xác định chính xác nguồn gốc từ nước nào. Một số giả thuyết đưa ra rằng, nguồn gốc loại cây này có thể bắt nguồn từ Ấn Độ, Nam Trung Quốc hoặc châu Phi.

Hiện nay, giống cây khổ qua đã được nhân giống và trồng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, châu Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á, Việt Nam. Tại nước ta, loại cây này được trồng khắp cả nước, được sử dụng để làm món ăn và là cây kinh tế của nhiều gia đình.

Cây mướp đắng hay còn gọi là Khổ qua
Cây mướp đắng hay còn gọi là Khổ qua

Mướp đắng (tên gọi ở miền Bắc) hoặc Khổ qua (tên gọi ở Miền Nam) là loại cây thân leo, có tên khoa học pháp danh hai phần là Momordica charantia. Quả của chúng có gai mềm và có vị đắng ngang với những đặc điểm vô cùng riêng biệt.

  • Phần thân: Thuộc dạng cây thân leo, thân dài có thể lên đến 20m với phần tán rộng và lan ra nhờ mỗi nhánh có những tua rua giúp cây bám vào các vật khác để leo lên. 
  • Phần lá: Lá mướp đắng là lá đơn, mọc ở nách của cành. Mỗi lá chia thành 3 - 5 thùy đều nhau, viền răng cưa, màu xanh nõn chuối khi còn non và xanh đậm khi già.
  • Phần hoa: Hoa mướp đắng có màu vàng tươi rực rỡ, mọc đơn ở nách lá, thường có 5 cánh, ở giữa là nhụy màu đậm hơn. Nếu là hoa cái thì cuống hoa sẽ phình to hơn so với hoa đực. Sau khi được thụ phấn, phần phình to ra đó sẽ phát triển thành quả.
  • Phần quả: Trái khổ qua có kích thước thon dài từ 15 - 20cm, nhọn 2 đầu, vỏ xù xì, màu xanh khi còn non và màu vàng khi chín. Điều đặc biệt là quả có vị đắng rõ rệt giữa hai loại khổ qua rừng và mướp đắng ta.
  • Phần hạt: Trong ruột quả có khá nhiều hạt vỏ xù xì. Khi quả xanh, hạt mềm màu trắng, khi quả chín, hạt cứng và có màu nâu.

Phân loại Mướp đắng

Trên thị trường hiện nay đang có 2 loại mướp đắng được trồng và bày bán nhiều nhất là: mướp đắng thường được ưa chuộng hơi bởi vị đắng nhẹ, phù hợp với nhiều người và mướp đắng rừng ít được sử dụng làm thực phẩm, chúng chủ yếu được trồng làm cây dược liệu.

Mướp đắng thường

Là giống được ưa chuộng và trồng nhiều nhất bởi kích thước lá to, quả to, màu xanh nhạt. Vị đắng của loại cây này cũng nhẹ và dễ ăn hơn so với khổ qua rừng.

Mướp đắng rừng

Giống cây này có phần lá và quả nhỏ khoảng 1 - 2 ngón tay cái, màu xanh đậm, vị đắng hơn mướp đắng thường. Loại này thường ít được sử dụng làm thực phẩm, chúng được dùng chủ yếu làm thuốc.

Phân biệt Khổ qua rừng và mướp đắng thường
Phân biệt Khổ qua rừng và mướp đắng thường

Tác dụng của trái Khổ qua

Theo Đông y, chúng còn được gọi là khổ qua, Lại bồ đảo hay lệ cẩm chi. Đây không chỉ là một thực phẩm thông thường, trái khổ qua có vị đắng, tính hàn, không độc, do đó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có phòng bệnh ngoài da, giúp da mịn màng, trắng sáng.

Giá trị dinh dưỡng

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, thành phần hóa học có trong trái khổ qua rất đa dạng, bao gồm b-sitosterol-b-D-glucoside, charantin, saponin, adenine, beatin, vitamin B1, vitamin C, ancaloid, momordicin, dầu, chất đắng, carotene và nhiều dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe con người

Công dụng chữa bệnh

Mướp đắng được trồng chủ yếu để lấy quả ăn, để khai thác kinh tế cho nhiều gia đình. Bên cạnh đó, loại quả này mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:

  • Giảm lượng đường trong máu, làm tăng quá trình chuyển hóa glucose. Ngoài ra còn giúp giảm cholesterol trong máu máu, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ bệnh tim mạch hiệu quả.
  • Tốt cho người bị sỏi thận, phá vỡ sỏi thận rồi đào thải ra đường nước tiểu, giảm đau do sỏi gây ra.
  • Uống nước ép mướp đắng có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư tụy, gan, đại tràng, vú và tiền liệt tuyến.
  • Các dưỡng chất trong trái khổ qua giúp trị mụn trứng cá, vảy nến và eczema, giúp bạn có làn da tươi sáng.
  • Nhờ thành phần ít năng lượng nên khi ăn khổ qua có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả, đồng thời tăng cường miễn dịch nhờ việc ăn mướp mỗi ngày giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh, nhiễm nấm rất tốt.
Mướp đắng có nhiều tác dụng cho sức khỏe
Mướp đắng có nhiều tác dụng cho sức khỏe

Hầu hết các bộ phận của cây như rễ, hoa, quả, lá đều có thể dùng làm các vị thuốc Đông Y chữa bệnh hiệu quả. Đặc biệt khi dùng làm dược liệu thì sẽ không dùng quả xanh mà sẽ dùng trái mướp đắng chín già, tách hột rồi đem phơi khô làm thuốc.

Uống nước mướp đắng có tốt không?

Nước ép từ trái mướp đắng rất tốt cho sức khỏe với các tác dụng như: cải thiện biếng ăn, làm đẹp da, kiểm soát đường huyết, giải độc gan, lọc máu, làm sáng mắt,... Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất và an toàn cho sức khỏe, bạn nên dùng đúng liều, nên tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa. Chú ý rằng không nên lạm dụng bởi có thể gây một số tác dụng phụ như:

  • Giảm khả năng thụ thai và có thể gây sảy thai.
  • Hạ đường huyết.
  • Tăng men gan.
  • Có thể gây ngộ độc cho trẻ nhỏ.

Những ai không nên ăn quả mướp đắng?

Bởi những tác dụng phụ ở trên nên một số đối tượng dưới đây nên hạn chế ăn mướp đắng để tránh những tác dụng vụ và những điều không mong muốn có thể xảy ra. Dưới đây là một số đối tượng cần phải kiêng không nên ăn loại quả này vì có thể xảy ra các tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe như:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Người huyết áp thấp hoặc có tiền sử huyết áp thấp.
  • Người bệnh tiểu đường.
  • Người có bệnh về đường tiêu hoá.
  • Người có bệnh gan thận.
  • Người đang sử dụng thuốc.
Bà bầu nên hạn chế ăn mướp đắng
Bà bầu nên hạn chế ăn mướp đắng

Cách trồng cây Mướp đắng

Có thể thấy rằng, quả mướp đắng là một loại rau củ ngon, bổ dưỡng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể trồng loại cây này trong vườn để lấy quả ăn và làm kinh tế. Dưới đây là hướng dẫn dành cho bạn.

Thời vụ gieo trồng

Do đặc điểm thời tiết và khí hậu ở mỗi vùng miền khác nhau nên thời vụ gieo trồng cũng có sự khác biệt. Để câu ra hoa, đậu trái sai bạn cần chú ý tới thời điểm gieo hạt như sau:

  • Thời vụ trồng mướp đắng ở miền Bắc: Bắt đầu trồng từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian thu hoạch bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 12. Nếu gieo trồng muộn hơn khoảng thời gian này, cây vẫn cho trái nhưng bị sâu bệnh tấn công nhiều và làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái.
  • Thời vụ trồng mướp đắng ở miền Trung: Thường được trồng từ tháng 11, 12 đến tháng khoảng tháng 6, 7 năm sau.
  • Thời vụ trồng khổ qua ở miền Nam: Với thời tiết quanh năm nóng ẩm, phù hợp với yêu cầu trồng cây khổ qua, vì vậy có thể trồng được quanh năm ở các khu vực khác nhau. Tuy nhiên, thời vụ trồng thích hợp nhất là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. 

Nhân giống

  • Hạt giống: Bạn nên chọn hạt to, mẩy, chắc tay. Bạn có thể mua hạt giống khổ qua hoặc chọn quả chín già, lọc lấy quả rồi phơi khô làm giống.
  • Ngâm, ủ hạt: Trước khi trồng, bạn nên ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) trong vòng 5 tiếng. Sau đó, bạn vớt ra, ủ trong chiếc khăn ẩm đến khi hạt nứt nanh là trồng được.
  • Gieo hạt: Gieo hạt vào hố, lưu ý gieo đầu hạt nứt nanh xuống đất. Sau đó, lấp một lớp đất mỏng lên trên để che phủ hạt. Sau đó, bạn loại bỏ cây còi cọc, cây bé, giữ lại cây khỏe mạnh để cây phát triển.

Đất trồng

Khổ qua phù hợp với các loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Trước khi trồng nên đào hố, bón lót thêm phân chuồng hoặc phân hữu cơ để cây đủ dinh dưỡng để phát triển.

Làm giàn

Để cây khổ qua có không gian phát triển, bạn nên làm giàn cho cây. Giàn có thể bằng gỗ, sắt tùy vào điều kiện, mỗi ô giàn lưới khoảng trống là 20cm tạo điều kiện cho cây ra hoa bám quả và leo giàn chắc chắn.

Nên làm giàn để mướp đắng có không gian phát triển
Nên làm giàn để mướp đắng có không gian phát triển

Tưới nước

Nên cung cấp đủ nước cho cây, đặc biệt là khi cây đang ra hoa, kết quả để cây cho sản lượng và chất lượng quả tốt.

Tỉa lá

Nên thường xuyên tỉa bớt lá sâu bệnh, lá héo để cây tránh sâu bệnh.

Bón phân

Bạn có thể bón lót, bón thúc tùy vào từng thời điểm phát triển của cây để cây sinh trưởng tốt, sai quả, quả đạt chất lượng.

Phòng trừ sâu bệnh

Mướp đắng có thể bị bọ rầy, sâu xanh, rệp, bọ trĩ. Do đó, bạn nên thường xuyên thăm vườn để có biện pháp tiêu diệt sâu bệnh kịp thời.

Trên đây, Khu Vườn Xanh đã giới thiệu đến bạn loại cây quen thuộc với mỗi gia đình đó là cây Mướp đắng. Để tìm hiểu thêm về các loại cây khác, bạn hãy ghé thăm website hàng ngày và nếu còn thắc mắc, hãy để lại bình luận để được chuyên gia hỗ trợ sớm nhất nhé!

Chia sẻ
(5/5, 2 votes)
Hà Nguyễn

Hà Nguyễn

Tác giả