Danh mục Menu

Cây kinh giới và những tác dụng không ngờ từ lá kinh giới

Cây kinh giới được biết đến là một loại thảo dược có tác dụng điều trị các bệnh như: đau đầu, cảm lạnh, viêm họng, sốt…Ngoài ra, đây còn là loại rau thơm giúp tăng hương vị cho món ăn được nhiều người yêu thích. Vì vậy ngày này  rau kinh giới được trồng rất nhiều để phục vụ việc điều chế thuốc chữa bệnh cũng như trong chế biến món ăn.

Cây kinh giới là cây gì?

  • Cây kinh giới hay còn gọi là kinh giới rìa, giả tô. Nó cũng có tên khoa học là Elsholtzia cristata thuộc cây thân thảo có nguồn gốc từ châu Á.
Rau kinh giới loại cây thân thảo có nguồn gốc châu Á
Rau kinh giới loại cây thân thảo có nguồn gốc châu Á
  • Cây rau kinh giới thường mọc khu vực đồi núi, bờ sông suối hoặc đất bỏ hoang. Tuy nhiên cây rau kinh giới sẽ phát triển tốt nhất trên đất thịt nhẹ, duy trì độ pH từ 6.5 – 7.
  • Đặc biệt, trong Đông y cây rau kinh giới được xem là vị thuốc chữa đk nhiều bệnh như: cảm cúm, dị ứng, hen suyễn…

Đặc điểm cây kinh giới

Rau kinh giới có một số đặc điểm nổi bật mà bạn không thể bỏ qua sau đây:

  • Thân cây: mọc thẳng, cây trưởng thành cao khoảng 35-50cm. Toàn thân và lá cây kinh giới đều có mùi thơm, vị cay và hơi đắng.
  • Lá rau kinh giới: màu xanh, lá hình bầu dục, thuôn nhọn ở đầu lá và viền có răng cưa. 
  • Hoa kinh giới: khá nhỏ, có màu tím nhạt và mọc thành cụm bông ở đầu cành.
  • Mùi vị: đậm mùi tinh dầu, có vị cay và hơi đắng nhẹ dùng ăn sống và ăn kèm với các món: thịt luộc, bún đậu mắm tôm, bún riêu.
Rau kinh giới lá màu xanh, viền lá răng cưa
Rau kinh giới lá màu xanh, viền lá răng cưa

Tác dụng của cây kinh giới

Cây rau kinh giới có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó phải kể đến là:

Chữa bệnh dị ứng, mề đay

Rau kinh giới có vị cay, thơm và tính ấm nên có tác dụng giải độc, tiêu viêm cực tốt. Ngoài ra, rau kinh giới còn được dùng để chữa chứng đầy bụng, ngộ độc thức ăn, khó tiêu và các bệnh da liễu thông thường như: mẩn ngứa, rôm sảy…

Chữa cảm cúm

Thành phần kháng khuẩn của rau kinh giới có khả năng điều trị hiệu quả các triệu chứng cúm như sốt, cảm lạnh, đau nhức cơ thể, đau đầu…

Giảm khó chịu khi bị hen suyễn

Nhờ thành phần flavonoid, carvacrol và tecpen  có trong cây rau kinh giới mà nó sẽ có tác dụng phòng chống các bệnh về hô hấp và phế quản rất tốt. Nên uống rau kinh giới kết hợp với mật ong sẽ giúp tình trạng hen suyễn được cải thiện đáng kể.

Rau kinh giới giúp giảm triệu chứng hen suyễn
Rau kinh giới giúp giảm triệu chứng hen suyễn

Tốt cho tiêu hóa

Rau kinh giới có chứa thymol và carvacrol đây là 2 chất có khả năng kháng khuẩn cực tốt và tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột như giun, sán...Ngoài ra, rau kinh giới có tác dụng làm dịu các cơn đau do rối loạn dạ dày và giúp hệ tiêu hoá luôn khoẻ mạnh.

Giúp làm đẹp da, chống lão hóa

Rau kinh giới chưa thành phần chống oxy hoá nên có tác dụng đẩy lùi quá trình lão hóa da, giúp bạn có một làn da sạch mụn, mịn màng hơn.

Tác hại của cây kinh giới

Rau kinh giới có nhiều lợi ích với sức khoẻ tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây để tránh gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể.

  • Người dễ bị ngộ độc thực phẩm: những ai có cơ địa dễ bị ngộ độc thì không nên ăn rau kinh giới.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú, người đang dùng thuốc chống đông máu, người bị tiểu đường, người sắp phẫu thuật… được khuyến cáo không nên dùng, đề phòng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Bị đau dạ dày: rau kinh giới sẽ kích thích niêm mạc dạ dày làm xuất hiện các cơn đau khó chịu. Vì thế nếu bạn bị dạ dày thì không nên ăn rau kinh giới.

Phân biệt lá kinh giới và lá tía tô

  • Về kích thước: Lá tía tô thường có chiều dài khoảng 5-12cm và chiều rộng từ 2-7cm. Trong khi đó lá rau kinh giới lại nhỏ hơn rất nhiều chiều dài lá chỉ từ 3-5cm, rộng 1-3cm.
  • Về màu sắc: Lá tía tô có màu xanh và hơi tím ở mặt dưới, trong khi đó lá rau kinh giới thì có màu xanh tươi. 
  • Mùi vị: rau kinh giới có mùi tinh dầu đậm hơn, người mới ăn lần đầu rất khó quen, ít dùng nấu chín chủ yếu ăn sống. Trong khi đó rau tía tô có mùi thơm, dễ ăn hơn, lá tía tô được dùng nấu chín nhiều hơn ăn sống.
Phân biệt lá Kinh giới và lá Tía tô
Phân biệt lá Kinh giới và lá Tía tô

Cây kinh giới trong đông y

Trong Đông y người ta sử dụng toàn bộ cây trừ phần rễ để làm vị thuốc chữa bệnh, thường sẽ thu hoạch rồi sấy khô để tiện cho việc sử dụng và bảo quản được lâu. 

Rau kinh giới trong Đông y có thể dùng tươi, dùng riêng hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác để phòng ngừa các bệnh như: cảm cúm, nhức đầu, tê thấp…rất hiệu quả. 

Cây kinh giới nấu món gì?

Rau kinh giới có vị thơm đặc trưng và tạo hương vị đặc biết khi kết hợp chế biến các món ăn. Tham khảo một số món ăn nấu với rau kinh giới dưới đây nhé!

  • Bò nướng cùng rau kinh giới.
  • Nộm rau muống rau kinh giới. 
  • Dồi trường xào kinh giới
  • Há cảo cuốn rau kinh giới
  • Ba chỉ heo luộc gói rau kinh giới 
  • Cá nướng tây bắc ăn cùng rau kinh giới
  • Bún đậu ăn cùng rau kinh giới
Rau kinh giới được dùng trong món Bún đậu mắm tôm
Rau kinh giới được dùng trong món Bún đậu mắm tôm

Cây kinh giới kỵ với gì?

Rau kinh giới là loại rau khá lành tính và mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, tuy nhiên loại rau này lại kỵ với thịt gà. Theo một số nghiên cứu thì khi chế biến chung rau kinh giới với thịt gà sẽ làm cho bạn bị cảm giác chóng mặt, ù tai và có thể gây ngứa ngày. Vì vậy khi ăn loại rau này bạn phải hết sức chú ý để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hạt giống rau kinh giới

Rau kinh giới chủ yếu được trồng bằng hạt vì vậy hiện nay hạt giống rau kinh giới được bán ở rất nhiều nơi, chúng ta có thể dễ dàng mua tại các trại giống siêu thị. Khi mua nên lựa chọn những nơi cung cấp hạt giống uy tín để đảm bảo chất lượng hạt giống có thể nảy mầm và phát triển thành cây khỏe mạnh.

Rau kinh giới là loại rau phổ biến ở nước ta và được nhiều người yêu thích bởi vị thơm ngon đặc trưng và có lợi cho sức khỏe. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn khi sử dụng loại rau này. Đừng quên truy cập vào website của Khu Vườn Xanh để có thêm nhiều thông tin hữu ích về cây cối nhé!

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Chinh Nguyễn

Chinh Nguyễn

Tác giả