Danh mục Menu

Cây Dổi: Đặc điểm, phân loại và kỹ thuật trồng chi tiết

Từ lâu cây Dổi đã quá quen thuộc đối với người dân khu vực Tây Bắc nhờ hương vị độc đáo và được coi là gia vị vàng của núi rừng. Hiện nay có nhiều giống dổi khác nhau, trong đó phổ biến nhất là dổi lấy gỗ và lấy hạt. Vậy hai giống cây này có giống nhau không, tác dụng trong ẩm thực và điều trị bệnh lý như thế nào. Hãy cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu ngay thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây nhé.

Cây Dổi là gì?

Ở mỗi vùng khác nhau cây Dổi lại được gọi với một cái tên riêng biệt, phổ biến nhất bao gồm: vàng tâm, giổi lúa, giổi ngọt,… Loài cây này thuộc chi Ngọc Lan, trong khoa học gọi nhiều với cái tên Michelia tonkinensis.

Cây Dổi có tên khoa học là Michelia tonkinensis
Cây Dổi có tên khoa học là Michelia tonkinensis

Ban đầu cây Dổi xuất hiện chủ yếu ở khu vực Nam Á, thích hợp với những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm. Về sau dần du nhập vào nhiều quốc gia, Việt Nam cũng là nước trồng được giống cây này, nhiều nhất ở các tỉnh Tây Bắc, vùng núi như Lai Châu, Sơn La, Điện Biên,…

Đặc điểm cây Dổi

Cây sở hữu những đặc điểm sinh thái tương đối dễ nhận biết, đặc biệt là về chiều cao cũng như đặc trưng về quả của chúng. Bạn có thể phân biệt thông qua một số đặc điểm chính như sau:

  • Thân cây: Là giống cây thân gỗ, có kích thước lớn, đối với một gốc trưởng thành, chiều cao có thể lên tới hơn 35m. Cây mọc thẳng, tròn với đường kính thân khoảng 40 – 50cm, tối đa có thể đạt hơn 100cm. Phân chia thành nhiều cành, nhánh con, phần cành không có lông nhưng có sẹo vòng, vỏ cây xám, nhẵn, có mùi thơm nhẹ.
  • Lá cây: Lá dổi mọc đơn lẻ, hình dạng bầu dục hơi thuôn dài và nhọn về phía đầu, mặt trên của lá có lông và phần cuống khá ngắn. Kích thước trung bình của lá dao động khoảng 7 – 15cm, gân lá dạng xương cá và có màu xanh nhạt khi còn non, khi trưởng thành chuyển dần sang xanh đậm, viền lá không răng cưa.
  • Phần hoa: Hoa dổi mọc ra từ đầu cành, mỗi cánh hoa đều khá nhỏ và mỏng, màu trắng trong. Mùi hương nhẹ nhàng, mọc theo chùm vào khoảng mùa hè các tháng 4 đến tháng 5, sau đó khi tàn sẽ tạo thành trái dổi.
  • Quả dổi: Là dạng quả kép với kích thước không quá lớn, trung bình chỉ dao động từ 6-12cm. Quả dổi có đặc điểm tương đối độc đáo với hình dáng thuôn dài giống quả trứng, phần ngoài có các đốm trắng nhỏ. Khi chín quả có màu đen tương đối nổi bật, người ta sẽ bóc lớp vỏ ngoài và chỉ lấy phần hạt bên trong.

Cây dổi có mấy loại?

Hiện nay trên thị trường đang có bán nhiều giống cây Dổi với nhiều kích thước khác nhau, bạn có thể tham khảo một số giống cây phổ biến nhất dưới đây.

Cây dổi xanh

Cây dổi xanh là giống phổ biến và nổi tiếng nhất chúng còn được gọi là cây dổi nếp hay dổi lấy gỗ. Với chiều dài lớn, kích thước to lớn, giống cây này có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nhất là sử dụng để lấy gỗ và sử dụng làm nguyên lấy chế tác đồ nội thất. Bên cạnh đó cũng mang tới giá trị kinh tế lớn cho người trồng.

Cây Dổi xanh hay còn gọi là cây Dổi nếp
Cây Dổi xanh hay còn gọi là cây Dổi nếp

Cây dổi lấy hạt

Cây dổi lấy hạt là giống cây sử dụng phần hạt bên trong làm gia vị, chúng có vị hơi cay cay giống hạt tiêu. Khác với cây Dổi lấy gỗ, loại cây này phần lá không có sẹo, thường có ít lá và quả có hình trứng ngược. Đồng thời kích thước thân cây cũng không quá to lớn, do đó bạn hoàn toàn có thể dễ dàng phân biệt.

Tác dụng của hạt Dổi

Trong dân gian đã truyền tai nhau về tác dụng tốt của hạt dổi đối với con người. Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra trong thành phần của hạt dổi có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe cũng như góp phần điều trị, giảm thiểu một số bệnh lý.

Thành phần hóa học có trong hạt Dổi

Trong phần thịt quả và hạt dổi, trong đó nhiều nhất phải kể tới safrol, mety eugenol, camphor, beta – caryophyllene, elemicin,… Những chất này góp phần không nhỏ trong việc tạo ra mùi hương cho loại quả này đồng thời mang lại những tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh lý của con người.

Công dụng của hạt Dổi

Là loại gia vị độc đáo của những người dân miền Tây Bắc, hạt dổi có tính ấm, vị cay, mùi thơm hấp dẫn ngoài dùng làm gia vị cho món ăn, chúng còn thích hợp trong việc điều trị một vài bệnh lý ở người. Tác dụng chính của hạt dổi bao gồm:

  • Làm gia vị: Hạt dổi được sử dụng như một loại gia vị có tác dụng giúp món ăn thêm thơm ngon, đậm đà. Bạn có thể kết hợp chúng với nhiều thực phẩm khác nhau, từ đó chế biến ra các món ngon làm phong phú thêm thực đơn trong gia đình.
  • Chữa xương khớp: Hạt dổi ngâm cùng với rượu sau đó dùng để xoa bóp có tác dụng tốt trong việc giảm thiểu các tình trạng thoái hóa khớp, viêm khớp, gai cột sống,…Bạn cũng có thể sử dụng trực tiếp rượu, tuy nhiên nên pha loãng hoặc sử dụng với liều lượng ít.
  • Chữa bệnh đường tiêu hóa: Hạt dổi cho vào các món ăn cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Khi nấu chín hoặc dùng làm nước chấm giúp hạn chế tình trạng rối loạn đường ruột rất tốt.
Hạt Dổi khô - Gia vị vàng của núi rừng Tây Bắc
Hạt Dổi khô - Gia vị vàng của núi rừng Tây Bắc
  • Chữa đau bụng: Hạt dổi chữa đau bụng, đầy hơi khó tiêu một cách hiệu quả, bạn có thể sử dụng loại quả này dưới dạng bột, ăn trực tiếp thông qua chế biến thành món ăn hoặc nước chấm. Nếu bạn chịu được vị cay và hơi nồng, có thể nhai sống 1 – 2 hạt dổi, việc này mang lại hiệu quả cực kỳ tốt, làm giảm các cơn đau bụng hoặc tình trạng đầy hơi, đầy bụng của bạn.

Lưu ý khi sử dụng hạt Dổi

Về cơ bản, hạt dổi không có tác hại gì, tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý trong quá trình sử dụng để tránh gặp phải trường hợp không mong muốn.

  • Sử dụng với liều lượng vừa phải, không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều đặc biệt là đối với trẻ em.
  • Khi dùng có thể kết hợp với các bài thuốc khác nhau, tuy nhiên để tránh ảnh hưởng tới công dụng của thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Những người có cơ địa hàn lạnh, dễ bị tiêu chảy không nên sử dụng với hàm lượng quá nhiều trong một ngày.

Hạt dổi không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, chúng chỉ có thể hỗ trợ điều trị và giảm thiểu triệu chứng. Vì vậy nếu bạn đang điều trị bệnh lý cần kết hợp với thuốc theo đơn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Dổi lấy hạt

Không giống với cây Dổi ăn lá, trên thực tế việc trồng và chăm sóc cây dổi lấy hạt không quá khó tuy nhiên cần phải đáp ứng đủ các điều kiện về khí hậu, ánh sáng cũng như phân bón thì cây mới cho ra trái thường xuyên, năng suất cao.

  • Chuẩn bị giống cây: Bạn có thể chọn các giống cây dổi ghép hoặc gốc ươm từ hạt tùy thuộc vào nhu cầu. Khi chọn giống chú ý các cây có chất lượng tốt, không sâu bệnh, lá xanh tươi, ngọn to và mọc thẳng.
  • Chuẩn bị đất trồng: Đất trồng tốt nhất là loại đất sâu ẩm, có độ thoát nước tốt, đặc biệt là các loại đất Feralit. Bên cạnh đó bạn cũng nên chú ý đảm bảo độ tơi xốp, dinh dưỡng cho đất bằng trộn thêm phân, mùn cưa, xơ dừa,…vào đất giúp cây nhanh chóng phát triển.
  • Trồng cây: Sau khi bạn chuẩn bị xong đất và giống cây, bước tiếp theo cần làm là đào các hố sâu khoảng 25cm, sau đó tháo bầu cây giống và đặt cây vào giữa hố. Phần đất còn thừa dùng để lấp kín vào phần rễ và sau đó lẫy tay ấn xuống đất giúp cây không bị nghiêng đổ. Tưới nước thường xuyên trong 2 tuần liên tiếp để giúp cây ổn định.
  • Tưới nước: Lượng nước tưới có ảnh hưởng khá lớn tới khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Bạn có thể cân đối tần suất tưới phù hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng. Giai đoạn đầu nên tưới nước mỗi ngay một lần sau đó khi cây đã ổn định, điều chỉnh về khoảng 2 – 3 lần/tuần.
  • Bón phân: Cây dổi muốn cho nhiều quả trong thời gian ngắn cần lượng phân bón phù hợp để có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Bón phần 2 tháng/lần với lượng khoảng 10kg phân chuồng kết hợp với một số loại phân khác như đạm, ure, lân, kali.
  • Làm cỏ: Trước khi bón phân bạn cần làm cỏ xung quanh các gốc cây. Cỏ sẽ làm cho chất dinh dưỡng không được hấp thu một cách tốt nhất, vì vậy việc dọn cỏ này vừa giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn vừa hạn chế được tình trạng sâu bệnh.
  • Sâu bệnh: Hạt dổi hầu như không gặp quá nhiều sâu bệnh, bệnh thường gặp nhất là sâu đục lá, khi đó bạn có thể dùng một số loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật theo đúng liều lượng quy định để giảm thiểu tối đa sâu bệnh.

Hạt Dổi giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Trên thị trường các loại hạt gia vị hiện nay, với mỗi loại hạt dổi khác nhau mức giá bán sẽ điều chỉnh phù hợp, mặt khác giá cả cũng phụ thuộc rất nhiều vào đơn vị cung cấp. Bạn có thể tham khảo mức giá trung bình được chúng tôi cập nhật dưới đây:

  • Cây dổi giống: Mức giá trung bình dao động từ 30.000 – 50.000 đồng/cây.
  • Hạt dổi tươi: Mức giá trung bình khoảng 200.000 – 300.000 đồng/kg.
  • Hạt dổi khô: Mức giá có thể dao động từ 450.000 – 2.500.000 đồng/kg tùy loại.

Bạn có thể tìm mua cây Dổi giống ở một số vườn ươm, cửa hàng cây giống, đối với hạt dổi có thể mua ở chợ, siêu thị hoặc các cửa hàng đặc sản Tây Bắc. Bên cạnh đó mua hàng trên các sàn thương mại điện tử, website, mạng xã hội cũng là gợi ý hoàn hảo nếu bạn không tìm thấy chúng ở các cửa hàng, siêu thị.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cây Dổi cũng như công dụng, cách trồng và chăm sóc. Nếu bạn có thêm bất cứ thắc mắc gì về loài cây này cũng như có nhu cầu tìm hiểu về các loài cây, hoa khác hãy ghé thăm ngay Khu Vườn Xanh để được cập nhật chi tiết, nhanh chóng, đầy đủ và chính xác nhất nhé.

Chia sẻ
(5/5, 2 votes)
Phương Dung

Phương Dung

Tác giả