Danh mục Menu

Cây Sưa đỏ - Huỳnh đàn lõi đỏ - Trắc thối lõi đỏ

Cây sưa đỏ không chỉ là một loài cây có giá trị kinh tế cao trong ngành gỗ, mà loại cây này còn có khả năng chống bão lụt và thiên tai nhờ hệ thống rễ bám chắc. Mời bạn đọc cùng Khu Vườn Xanh theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về đặc điểm, phương pháp trồng, ý nghĩa và cách nhận biết cây sưa đỏ này, cùng theo dõi nhé!

Sưa đỏ là gì?

Sưa đỏ còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là cây huỳnh đàn lõi đỏ hay Trắc thối lõi đó. Đây là một loại cây thân gỗ lớn thuộc họ Fabaceae và có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis. Với vẻ đẹp tự nhiên và lõi gỗ chất lượng, gỗ sưa đỏ được rất nhiều người lựa chọn, sử dụng để làm đồ gỗ nội thất.

Cây sưa đỏ có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis
Cây sưa đỏ có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis

Đặc điểm cây Sưa đỏ

Sưa đỏ là loại cây gỗ quý hiếm, được nhiều người “săn lùng" nhưng không phải ai cũng biết, hiểu rõ về đặc điểm của cây. Cùng điểm qua những điểm đặc biệt cần chú ý để hiểu hơn về loại gỗ này:

Đặc điểm hình thái

Mang nhiều đặc tính khá giống với loài sưa trắng, giống cây Sưa đỏ có những đặc điểm hình thái cụ thể như sau:

  • Phần lá: mọc so le nhau, có kích thước từ 15-30cm và cuống dài từ 10-20cm, không có lông. Khi vò nát, lá của cây sưa đỏ có mùi hắc đặc trưng.
  • Phần hoa: Thường mọc thành chùm, có cánh nhỏ màu vàng nhạt.
  • Phần thân: Vỏ cây xù xì, mốc, và khi già thì có thể nứt dọc.
  • Phần quả: Mọc thành chùm và khi đốt, quả tỏa ra một mùi thối nồng nặc, đó là lý do tại sao cây sưa đỏ còn được gọi là cây trắc thối hay quả thối.
  • Gỗ sưa: Có màu đỏ bã trầu, có thớ gỗ mịn và có vân nổi lên từng lớp, tạo nên đặc trưng riêng.

Gỗ sưa thuộc nhóm mấy?

Gỗ sưa đỏ hay còn được gọi là gỗ huê, gỗ huỳnh, gỗ trắc, là loại gỗ nằm trong nhóm IA trong sách đỏ Việt Nam. Từ năm 1994, việc khai thác gỗ sưa đỏ cho mục đích thương mại đã bị cấm.

Hoa sưa nở vào tháng mấy?

Sưa đỏ là một loại cây có hoa, với hoa có màu vàng nhạt. Thời gian chính để sưa đỏ nở hoa thường rơi vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 3. Kích thước của hoa dao động từ 6-10mm và có một mùi thơm nhẹ.

Phân biệt hoa Sưa đỏ và hoa Sưa trắng
Phân biệt hoa Sưa đỏ và hoa Sưa trắng

Lá cây sưa đỏ có độc không?

Theo thông tin trích dẫn từ GS. Nguyễn Lân Dũng, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sinh học tại Việt Nam, lá cây sưa đỏ không được cho là có độc và không đến mức phải chặt bỏ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chưa có nghiên cứu khoa học chính thức nào khẳng định rõ ràng về độc tính của lá sưa đỏ đối với con người.

Thời gian thu hoạch

Sưa đỏ là một lựa chọn lâu dài và tiềm năng để trồng với mục đích thu hoạch gỗ. Sau khoảng 8 - 10 năm trồng, cây bắt đầu hình thành lõi gỗ có màu vàng, cây có tuổi đời cao thì giá lại càng cao hơn.

Lõi gỗ này có thể được sử dụng và bán, mang lại nguồn thu cho chủ sở hữu. Điều này cho thấy tiềm năng của việc trồng cây sưa đỏ trong gia đình hoặc trang trại để tạo ra một nguồn thu lâu dài và bền vững.

Các loại gỗ sưa ở Việt Nam

Hiện nay ở nước ta đang trồng phổ biến có 4 loại gỗ Sưa bao gồm: sưa đỏ, sưa trắng, sưa vàng và sưa đen. Trong số đó sưa đỏ và sưa trắng được trồng nhiều nhất làm cây bóng mát và cây lấy gỗ.

Sưa đỏ

Sưa đỏ hay còn được gọi là cây huỳnh đàn lõi đỏ, huê, trắc thối. Đây là một loại gỗ quý được sử dụng rộng rãi trong gia công nội thất như bàn, ghế, giường và tủ. Sự phát triển của cây mang lại tiềm năng kinh tế và tạo nên những sản phẩm gỗ đẹp và chất lượng.

Cây sưa đỏ còn được gọi là cây Sưa trắc thối
Cây sưa đỏ còn được gọi là cây Sưa trắc thối

Sưa trắng

Sưa trắng, hay còn được biết đến với các tên gọi khác như Sưa Bắc Bộ, Sưa hoa trắng, Trắc hoa trắng, Huê mộc vàng. Mặc dù không có giá trị kinh tế như sưa đỏ, tuy nhiên, cây sưa trắng lại có giá trị lớn trong việc trang trí cảnh quan đường phố.

Sưa vàng

Còn được biết đến với các tên gọi khác như cây hương vườn, cây hoa thối, cây hoa vàng, hoa bắc, bạch hoa xà thiệt thảo, thuộc cùng phân họ với các giống cây sưa khác tại Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị của gỗ sưa vàng có giá trị thấp, không thể sánh bằng với sưa đỏ. Giống sưa này được trồng chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung Việt Nam

Cây sưa vàng còn được gọi là cây Hương vườn
Sưa vàng còn được gọi là cây Hương vườn

Sưa đen

Là một loại gỗ thuộc nhóm gỗ sưa có giá trị khá cao trên thị trường. Giá trị thương phẩm của sưa đen thường rất cao và có sự chênh lệch lớn về chất lượng và giá cả so với các loại còn lại.

Tác dụng của cây Sưa đỏ

Đã từ lâu, Sưa đỏ là một loại cây gỗ quý có ý nghĩa kinh tế và phong thủy rất lớn. Với hương thơm và khả năng thanh lọc không khí, loại gỗ này được coi là loại gỗ quý hiếm và có giá trị cao trên thị trường. Trong quá khứ, gỗ sưa đỏ được sử dụng cho nội thất sang trọng, sản xuất hương liệu và dược liệu. Ngày nay, nó được chế tạo thành các sản phẩm như bàn, ghế, tượng Phật.

Ngoài ra, gỗ sưa đỏ còn có tác dụng điều trị viêm xương trong Đông y khi dầu được ép từ gỗ cây này. Theo quan niệm phong thủy, cây sưa đỏ mang lại vượng khí và mùi thơm đặc biệt của nó có lợi cho sức khỏe. Do đó, gỗ của chúng thường được sử dụng trong làm đồ nội thất quý và tượng thần tài để thu hút may mắn và tài lộc.

Gỗ sưa để làm gì và tại sao lại đắt?

Trong thời kỳ phong kiến, cây gỗ sưa được sử dụng để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình, vừa làm hương liệu vừa làm dược liệu. Gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc quan tâm đến gỗ sưa với mục đích để đóng quan tài hoặc ướp xác, theo truyền thống của các vị Hoàng đế Đại Hán.

Đặc biệt hơn, Quan tài làm từ gỗ sưa có khả năng giữ xác lâu, không bị phân hủy. Giá trị thực sự của nó có lẽ có sự liên quan về mặt tâm linh. Chôn xác bằng quan tài hoặc ướp bằng bột gỗ sưa được cho là giúp linh hồn dễ siêu thoát, mang lại may mắn cho gia đình.

Gỗ sưa đỏ còn gọi là gỗ Huỳnh đàn có giá trị kinh tế cao
Gỗ sưa đỏ còn gọi là gỗ Huỳnh đàn có giá trị kinh tế cao

Cây sưa cũng có mối quan hệ mất thiết với các truyền thống và tín ngưỡng Phật giáo. Ngày nay, người ta tạo những khâu tràng hạt gỗ sưa có giá trị hàng nghìn USD để bán cho các nhà sư và người tu hành tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, công dụng rõ ràng nhất của gỗ sưa là trong các sản phẩm gia dụng và đồ thờ như bàn ghế thờ cúng, tượng phật, thần tài,... Nếu gia đình sử dụng đồ gia dụng như tủ, ghế, bàn, nhà từ gỗ sưa đỏ thì sẽ giúp gia chủ mang lại sự phát tài và phát lộc.

Mô hình trồng cây Sưa đỏ đem lại giá trị kinh tế cao

Mặc dù cây sưa có tiềm năng và giá trị rất lớn, tuy nhiên các chuyên gia về Sưa cho biết trồng giống cây này không phức tạp hay yêu cầu cao, nhưng lại mất thời gian lâu, trên 20 năm mới có thể khai thác được phần gỗ chất lượng. Việc lao vào trồng sưa đại trà, không có quy hoạch có thể ảnh hưởng đến việc đầu tư và chăm sóc cây trồng khác đang mang lại thu nhập thực tế.

Ngoài ra, do gỗ sưa đang trong giai đoạn "bão giá", đã xuất hiện nhiều tổ chức và cá nhân bán giống cây sưa không rõ nguồn gốc. Việc mua nhầm giống kém chất lượng có thể gây hậu quả không lường trước.

Sản lượng gỗ sưa đỏ của Việt Nam chủ yếu cung cấp cho thị trường Trung Quốc, dẫn đến sự phụ thuộc và ảnh hưởng giá cả do các thương lái Trung Quốc quyết định. Trường hợp thương lái ngừng mua, người trồng sưa sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra. Do đó, trước khi đầu tư vào cây sưa, bạn cần cân nhắc kỹ.

Cách trồng và chăm sóc cây Sưa đỏ

Hiện nay nhu cầu trồng sưa đỏ đang tăng cao với mục đích được trồng lấy gỗ và làm cây bóng mát tại một số thành phố lớn. Việc chăm sóc cây sưa đỏ khá đơn giản, nhưng quá phức tạp hay yêu cầu cao, cụ thể như sau:

  • Chọn cây giống: Chọn cây sưa giống có chiều cao từ 30-100cm, tuổi từ 3-6 tháng, và rễ có đường kính từ 4-5mm, cây khỏe mạnh, lá tươi tốt, chú ý tránh chọn cây bị sâu bệnh.
  • Chuẩn bị đất trồng: Sưa đỏ thích môi trường có độ ẩm thấp, nên đất cần được làm ẩm. Trộn đất với phân vi sinh và phân chuồng để tạo đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Hố đất trồng nên có kích thước 50x50x50cm.
  • Thời vụ gieo trồng: Thời gian gieo trồng sưa phụ thuộc vào vùng miền. Ví dụ, miền Bắc thích hợp trong tháng 2-4, Bắc Trung Bộ trong tháng 8-11, Nam Trung Bộ trong tháng 10-1, Miền Nam và Tây Nguyên trong tháng 6-9.
  • Kỹ thuật gieo trồng: Sau khi mua cây giống, bỏ bì ni lông và gọt bớt bầu đất, chỉ giữ lại lớp đất gắn liền với rễ. Đặt cây giống vào hố đã đào sẵn và ấn đất xung quanh để cây đứng vững.
  • Tưới nước: Tưới nước 2-3 lần/tuần để duy trì độ ẩm cho cây.
  • Cắt tỉa cành cây: Cắt bỏ những cành khô và già để kích thích mầm mới phát triển và giảm nguy cơ sâu bệnh.
  • Bón phân: Trong 3 năm đầu, làm cỏ quanh gốc và bón phân 2-3 lần/năm. Trong những năm sau, làm cỏ 1-2 lần/năm và bón phân theo từng tuổi cây.
  • Phòng ngừa sâu bệnh: Sưa đỏ có mùi thơm đặc biệt, ít thu hút sâu bệnh. Tuy nhiên, cần chú ý đến nấm bệnh trong đất. Bón vôi xung quanh gốc cây 1-2 lần/năm để phòng ngừa.

Giá cây Sưa đỏ bao nhiêu và mua ở đâu?

Giá bán cây sưa đỏ có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, tuổi đời, đường kính lõi và thị trường hiện tại. Tuy nhiên, theo khảo sát thị trưởng thì cây sưa đỏ đang có những phân khúc giá như sau:

  • Cây sưa đỏ 10 năm tuổi với đường kính lõi khoảng 10-11cm có giá từ 450.000-500.000 đồng/kg.
  • Cây sưa có đường kính lõi từ 12-13cm có giá khoảng 600.000-700.000 đồng/kg.
  • Cây có đường kính lõi từ 17-20cm, giá có thể dao động từ 1-2 triệu đồng/kg.

Tuy nhiên, bạn cần biết rằng giá trị của cây sưa đỏ tăng lên rất nhiều khi cây có tuổi đời trên 50 năm và đường kính lõi từ 40cm trở lên. Trong trường hợp này, giá có thể nằm trong khoảng 20-25 triệu đồng/kg.

Cây sưa giống loại nhỏ có giá từ 15.000đ - 25.000đ/ cây, bạn có thể mua từ các cơ sở cây cảnh, trang trại cây trồng, hoặc các cửa hàng chuyên về cây cảnh và cây trang trí. Hoặc tìm tại các trung tâm cây cảnh địa phương, các chợ hoa, hoặc trên mạng thông qua các trang web thương mại điện tử chuyên về cây cảnh. Tuy nhiên, vì hiện nay trên thị trường giống sưa đỏ còn trộn giả thật lẫn lộn nên hãy là người tiêu dùng thông minh, chỉ lựa chọn nơi uy tín, chất lượng, cam kết và đảm bảo quyền lợi cho người mua.

Với những chia sẻ trên đây, Khu Vườn Xanh hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về một trong những loại gỗ quý hiếm của Việt Nam - cây sưa đỏ. Và đừng quên theo dõi thêm những bài viết khác của chúng tôi để có thêm thật nhiều những thông tin bổ ích về các loài hoa, cây cảnh khác bạn nhé!

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Phan Quyên

Phan Quyên

Tác giả