Danh mục Menu

Các loại Cây lấy gỗ ở Việt Nam có giá trị kinh tế cao nhất hiện nay

Trong ngành công nghiệp gỗ, cây lấy gỗ đã và đang đóng vai trò quan trọng, mang lại giá trị kinh tế cao. Những loại cây này không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng, mà còn đem lại những ứng dụng đa dạng trong sản xuất nội thất, xây dựng và ngành công nghiệp mỹ nghệ. Hãy cùng Khu Vườn Xanh khám phá về những loại cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao nhất hiện nay và những ưu điểm đáng chú ý của chúng ngay trong bài viết dưới đây!

Cây lấy gỗ là gì?

Cây lấy gỗ là những cây thân gỗ lâu năm, có thể đạt chiều cao từ 3 mét trở lên và đường kính thân nhỏ nhất là 15 centimet. Đặc trưng của cây lấy gỗ là sự phát triển chính của thân gỗ trên mặt đất, trong khi trên thân có nhiều nhánh phụ mọc theo hướng lên trên.

Rễ chính của cây thường là rễ cọc, được hỗ trợ bởi các rễ phụ mọc xung quanh. Điều này giúp cây lấy gỗ có khả năng chắc chắn, ổn định và phù hợp cho việc khai thác gỗ công nghiệp.

Các loại cây lấy gỗ ở Việt Nam
Các loại cây lấy gỗ ở Việt Nam

Các loại cây lấy gỗ nhanh nhất

Hiện nay thị trường cây lâm nghiệp và cây lấy gỗ khá đa dạng các loại trồng cây lấy gỗ nhanh nhất trong thời gian khoảng 10 năm. Nếu bạn đang cần trồng cây lấy gỗ thu hoạch nhanh trong khoảng 10 năm đổ lại hay trồng cây lấy gỗ 10 năm thì danh sách dưới đây chắc chắn sẽ rất giúp ích cho bạn:

Cây tre lấy gỗ

Tre là một loại cây thân gỗ đặc biệt, có phần thân rỗng và được chia thành nhiều đốt. Theo nghiên cứu khoa học, tre thuộc vào họ hòa thảo, tông tre - Bambuseae. Cây tre lấy gỗ tại Việt Nam được xem là một nguồn lâm sản quan trọng, đứng sau gỗ và có thể thay thế cho gỗ trong nhiều lĩnh vực. Hiện nay, khi các nguồn cây gỗ tự nhiên đang bị khai thác quá mức, tre trở thành một nguồn cung cấp nguyên liệu phổ biến và dồi dào trong tương lai.

Cây thông lấy gỗ

Cây thông, hay còn được gọi là Pine trong tiếng Anh, là một loại cây rừng có tuổi thọ rất lâu, từ 100 đến 1.000 năm. Đây là cây gỗ có giá trị thương mại cao và được sử dụng rộng rãi. Cây thông lấy gỗ có kích thước lớn, thường cao từ 30 đến 35 mét trở lên, và thân cây thông thường thẳng và tròn.

Mặc dù cây có kích thước lớn, nhưng gỗ thông lại khá mềm và nhẹ. Gỗ của cây thông có màu vàng da cam nhạt hoặc màu nâu nhạt. Thường được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng và cũng là nguyên liệu chính để sản xuất que diêm.

Trồng mít lấy gỗ

Cây mít, có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, thuộc họ Dâu Tằm (Moraceae) và được xem là một loại cây ăn quả phổ biến tại Việt Nam. Ngoài giá trị thực phẩm, gỗ của cây mít cũng có sự ưu ái đáng kể và được sử dụng làm một số vật dụng hàng ngày hoặc đồ thủ công mỹ nghệ.

Gỗ mít có màu sắc vàng sang, khi lâu ngày có thể chuyển sang màu đỏ sẫm, rất thích hợp để sử dụng làm bàn thờ. Một trong những đặc điểm đáng chú ý của gỗ mít là mùi thơm nhẹ, có phần gần gũi với mùi trầm.

Hiện nay mô hình trồng mít lấy gỗ chưa phát triển mạnh, mới chỉ có một số nơi đang trồng thử nghiệm loại cây này với mục đích lấy gỗ, do là là trồng cây lấy gỗ nên phương pháp và mô hình trồng khá đặc biệt

Gỗ trầm hương

Cây trầm hương còn được biết đến với các tên gọi khác như cây dó bầu, dó trầm, cây trầm hay cây kỳ nam,... Đây là một loại cây gỗ lâu năm sống trong những cánh rừng già, tuy nhiên gỗ trầm hương khá nhẹ và mỏng manh, không phù hợp cho các mục đích công nghiệp.

Cây keo lấy gỗ

Keo lá tràm hay còn được gọi là keo bông vàng và tràm bông vàng, là một loại cây keo lấy gỗ được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất và các sản phẩm từ gỗ. Đặc điểm nổi bật của loại gỗ này là giá thành phải chăng, nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú, và chất lượng gỗ cao và ổn định.

Cây gỗ sưa

Gỗ sưa là một loại gỗ tự nhiên được lấy từ cây sưa - một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu. Tại Việt Nam, nó thường được gọi là huỳnh đàn, gỗ huê hay trắc thối. Gỗ sưa là một loại gỗ quý và rất hiếm. Nó được đánh giá cao về chất lượng với thớ gỗ mịn và vẻ đẹp của đường vân.

Cây gỗ Sưa đỏ có tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis
Cây gỗ Sưa đỏ có tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis

Bạch đàn cao sản

Bạch Đàn Cao Sản, hay còn gọi là Bạch Đàn Lai, là loại cây có tốc độ tăng trưởng nhanh, tỉ lệ thành rừng cao, hiệu suất bột giấy tốt, độ bền cơ học và độ trắng của giấy sản xuất từ gỗ Bạch Đàn Cao Sản vượt trội hơn so với cây trong quần thể chọn lọc và cây bố mẹ lai.

Gỗ mường đen

Gỗ muồng đen, một loại gỗ cao cấp, có trọng lượng nặng và không bị cong vênh hay bị mối mọt ăn. Với vân gỗ đẹp, gỗ muồng đen được rất nhiều người sử dụng để chế tạo các sản phẩm nghệ thuật và đồ nội thất như đồ giả cổ, bàn ghế, giường, tủ, chè và thậm chí cả đồ thờ cúng.

Cây xoan đào

Cây xoan đào còn gọi là Cáng Lò hoặc sapele, là loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm VI. Gỗ xoan đào có độ cứng, độ bền cao, vân gỗ đẹp xếp theo tầng lớp giống gợn sóng. Nó chịu nhiệt, nén, nước và lực tốt.

Gỗ xoan đào ít cong vênh, nứt nẻ theo thời gian và chống mối mọt. Với những ưu điểm này, nó thường được sử dụng trong nội thất và xây dựng, tạo sự sang trọng và bền bỉ cho các sản phẩm gỗ.

Cây thiên ngân

Gỗ thiên ngân hay còn được gọi là cây gáo vàng Thái Lan, là một loại cây gỗ có giá trị kinh tế cao. Gỗ của cây này có màu vàng nhạt, kết cấu đều và sợi gỗ thô dài. Nó không có mùi vị đặc biệt, khô nhanh và ít nứt nẻ, làm cho việc chế biến gỗ dễ dàng. Gỗ gáo vàng cũng có tính năng tốt để sơn màu.

Bên cạnh danh sách vừa liệt kê trên thì các cây chắn gió lấy gỗ, cây vừa ăn quả vừa lấy gỗ (cây sầu riêng, cây xoài, cây bơ,...) cũng được nhiều người tận dụng lấy thân làm gỗ. Do vừa thu hoạch được cả quả lẫn thân, có hiệu quả kinh tế cao nên các loại cây này được rất người dân ưa thích lựa chọn.

Các loại cây lấy gỗ quý hiếm ở Việt Nam

Nếu bạn cần trồng cây lấy gỗ để có giá trị kịnh tế cao nhất mà không quan trọng thời gian trồng trong bao lâu thì nên tham khảo những cây lấy gỗ quý hiểm ở Việt Nam dưới đây:

Cây gỗ cẩm lai

Gỗ cẩm lai, còn được gọi là Rose-wood, là một loại gỗ tự nhiên quý hiếm với giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao. Cây gỗ cẩm lai mang đến chất gỗ cứng, vân gỗ và màu sắc đẹp, có khả năng giữ được vẻ đẹp và bền bỉ qua nhiều năm. Về cả hình dáng và màu sắc bên ngoài, gỗ cẩm lai vượt trội hơn rất nhiều so với các loại gỗ thông thường khác mà bạn thường gặp.

Cây đàn hương trắng

Đàn hương trắng, còn được gọi là bạch đàn hay bạch đàn hương, là một loại gỗ được coi trọng từ hàng thập kỷ vì hương thơm và tinh dầu quý hiếm mà nó mang lại. Gỗ đàn hương chứa nhiều chất dược liệu có giá trị cao và có ý nghĩa tâm linh đặc biệt.

Từ thời xưa, gỗ đàn hương đã được sử dụng trong phong thủy và đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng năng lượng và mang lại sự tĩnh lặng cho không gian. Ở Ấn Độ, cây đàn hương được coi là một trong những nguyên liệu nước hoa sang trọng và đẳng cấp nhất hiện nay.

Cây gỗ lim

Gỗ lim, thuộc nhóm II của gỗ quý hiếm (theo phân loại ở Việt Nam), đây là một loại gỗ đặc biệt có độ rắn rất cao. Ở nước ta phổ biến hai loại là lim xanh (lim ta) và lim xẹt (lim vàng). Gỗ lim chắc chắn, sừng sỏ và có trọng lượng cao, không dễ bị tấn công bởi mối mọt.

Cây gỗ Lim là loại cây gỗ quý thuộc nhóm II
Cây gỗ Lim là loại cây gỗ quý thuộc nhóm II

Gỗ lim thường có màu nâu đậm đến nâu đen, với vân gỗ xoắn tuyệt đẹp. Đồng thời chúng có khả năng chịu lực nén tốt, là một trong những loại gỗ được ưa chuộng trong các ứng dụng yêu cầu sự chắc chắn và đẹp mắt.

Cây gỗ giáng hương

Cây giáng hương, hay còn được gọi là cây đinh hương, cây dáng hương, mang trong mình nhiều đặc điểm đáng chú ý. Quả cây giáng hương khá to và có vẻ đẹp riêng, ngoài ra còn tỏa ra mùi thơm nhẹ dễ chịu. Gỗ giáng hương có cấu trúc cứng, vân hoa đẹp và ít nứt nẻ, đồng thời không bị tấn công bởi mối mọt.

Cây gỗ gụ

Gỗ gụ là một loại cây thân gỗ lớn, thuộc họ đậu. Tại Việt Nam, nó còn được gọi bằng nhiều cái tên như gụ lau, gỗ gõ hương, gỗ gõ dầu hay gỗ gụ hương. Đây là loại gỗ được khai thác từ các khu rừng tự nhiên ở các quốc gia như Lào, Nam Phi và sau đó nhập khẩu 100% về Việt Nam.

Gỗ gụ được sử dụng để sản xuất đa dạng các loại bàn, ghế, giường và tủ với nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau. Gỗ gụ mang đến sự sang trọng và đẳng cấp cho các sản phẩm nội thất.

Cây gỗ sến

Gỗ sến, hay còn gọi là sến dưa, sến ngũ điểm, sến chên, sến mật,... là một loài cây thuộc họ Hồng Xiêm. Màu sắc của gỗ sến có đặc trưng riêng tùy thuộc vào từng loại, nhưng chung quy lại là trầm ấm với tông màu vàng nhạt, nâu đỏ nhạt và đỏ nhạt. Theo thời gian, gỗ sến có thể sậm màu hơn, tạo nên sự đẳng cấp và sang trọng cho các sản phẩm.

Cây gỗ nghiến

Nghiến, hay còn được gọi là Nu Nghiến, là một loại gỗ quý có vân xoăn đẹp ở bướu to, thường được sử dụng để làm bàn ghế và đồ mỹ nghệ cao cấp. Gỗ nghiến rất được ưa chuộng để chế tạo các sản phẩm nội thất trong nhà như bàn ghế, cầu thang, giường ngủ và nhiều sản phẩm khác.

Cây gỗ nghiến thuộc nhóm IIA
Cây gỗ nghiến thuộc nhóm IIA

Với vẻ đẹp tự nhiên và vân gỗ độc đáo, gỗ nghiến tạo nên sự sang trọng và tinh tế cho không gian sống, đồng thời mang lại cảm giác ấm cúng và gần gũi.

Cây gỗ táu

Gỗ táu là loại gỗ tự nhiên được lấy từ cây Vatica odorata. Với độ cứng cao và không bị cong vênh, nứt nẻ, vân gỗ đẹp và mang mùi thơm nhẹ, nhờ đó loại gỗ táu này luôn tạo cảm giác dễ chịu cho người dùng.

Gỗ táu chứa nhiều tinh dầu tự nhiên giúp chống mối mọt. Với đặc tính siêu cứng, gỗ táu thích hợp để chế tác những món nội thất sang trọng theo phong cách cổ điển.

Mô hình làm giàu từ trồng cây lấy gỗ

Trồng cây lấy gỗ là một hướng đi mang lại lợi nhuận và làm giàu cho những người đầu tư và chủ sở hữu đất. Mặc dù biết rằng việc trồng cây lấy gỗ đòi hỏi sự đầu tư ban đầu cao và cần nhiều công sức chăm sóc, nhưng nó cũng mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và tiềm năng lớn.

  • Giá trị kinh tế: Cây lấy gỗ có giá trị thương mại cao. Khi cây đạt tuổi trưởng thành, chúng có thể được bán cho các công ty chế biến gỗ để sản xuất đồ nội thất, vật liệu xây dựng và nhiều sản phẩm khác. Việc tiêu thụ gỗ đang tăng lên trên toàn cầu, do đó nhu cầu về cây lấy gỗ không ngừng tăng.
  • Tính ổn định: Cây lấy gỗ mang lại lợi nhuận dài hạn cho người trồng. Một khi cây đã đạt đến tuổi trưởng thành và được thu hoạch, bạn có thể trồng cây mới với lứa mới để duy trì chu kỳ sản xuất liên tục và thu nhập ổn định.
  • Đầu tư lâu dài: Trồng cây lấy gỗ là một hình thức đầu tư lâu dài. Thời gian để cây đạt tuổi trưởng thành và có thể thu hoạch tùy thuộc vào loại cây, nhưng trong khi đó bạn có thể tận dụng đất để trồng các loại cây khác như cây lương thực hoặc cây trồng gia cầm để tăng thêm thu nhập trong quá trình chờ đợi.

Kinh nghiệm trồng cây lấy gỗ

Trồng cây lấy gỗ không hẳn là khó, tuy nhiên đó là cả một quá trình đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm của người trồng. Dưới đây là một số điều mà bạn cần lưu ý khi trồng cây lấy gỗ:

  • Chọn thời vụ trồng cây vào mùa Xuân hoặc Hè để tạo điều kiện phát triển tốt.
  • Đất trồng cần đảm bảo độ ẩm, nhiều chất dinh dưỡng và tránh đất nhiễm phèn hoặc chua.
  • Lựa chọn cây giống chất lượng, có đường kính cổ rễ từ 0,5 đến 0,6 cm và chiều cao từ 35 đến 40 cm.
  • Trong quá trình trồng cây, đào hố và lót đất bằng hỗn hợp phân chuồng ủ mục, bã mùn và vôi bột.
  • Đảm bảo mật độ trồng cây thoáng, từ 5 mét trở lên, để cây có không gian phát triển.
  • Tưới nước đều đặn, 2 lần/1 ngày vào buổi sáng và chiều mát, và chỉ tưới ít hơn khi cây trưởng thành và trong mùa mưa.
  • Bón phân định kỳ, 0,5 kg phân NPK/gốc, mỗi 2 tháng/1 lần.
  • Xử lý sâu bệnh và áp dụng biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Với danh sách các loại cây lấy gỗ trên, Khu Vườn Xanh hy vọng đã cung cấp đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Đừng quên theo dõi thêm những bài viết khác của chúng tôi để có được những thông tin hữu ích về thế giới tự nhiên xung quanh bạn nhé!

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Phan Quyến

Phan Quyến

Tác giả