Đối với người dân thuộc lớp thế hệ cũ, cây Thị đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, với lớp trẻ hiện tại thì loài cây này chủ yếu được biết qua các câu chuyện cổ tích, đặc biệt gắn liền với câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Hãy cùng Khu Vườn Xanh giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cây này qua bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm của cây Thị
Cây Thị hay còn gọi là thị thơm, có tên khoa học là Diospyros decandra, cây được trồng nhiều ở Thái Lan và Việt Nam. Đây là giống cây ăn quả lâu năm với tuổi thọ cây trồng cao, được trồng nhiều để làm cây bóng mát, trang trí sân vườn.
Thị thơm được biết đến là loài thân gỗ, sống lâu năm, chiều cao cây đạt được khi trưởng thành giao động từ 5 đến 6 mét. Trên thực tế, chúng ta có thể bắt gặp những cây cổ thụ có tuổi thọ hơn trăm năm với độ cao lên đến trên 20 mét.
- Phần lá: Lá thị có hình bầu dục, đầu lá nhọn, màu xanh đậm, mọc so le nhau. Kích thước của lá cây từ 6-8cm đến 3-4cm. Cuống lá có chiều dài từ 0.6 đến 0.9 mét. Đặc biệt hơn là cây không có khoảng thời gian thay lá nên cây luôn xanh tốt quanh năm.
- Phần hoa: Hoa thị thuộc loại hoa đa tính màu trắng ngà, mọc theo chùm.
- Phần quả: Quả thị non có màu xanh khi chín chuyển sang màu vàng. Quả mọng nước, ruột đặc, bên trong chia thành 6 hoặc 8 múi. Thông thường trong mỗi múi sẽ có một hạt nhỏ.
Cây thị có mấy loại?
Hiện nay trên thị trường cây cảnh có bán 2 loại là Cây thị thơm và cây thị hồng đá chuyên chơi làm cảnh. Ngoài ra còn có cây thị rừng và cây thị bonsai cũng đang rất HOT và được nhiều người tìm kiếm mua.
Cây thị thơm
Thị thơm hay còn có tên gọi khác là cây thị ta. Loại thị này khá phổ biến và được nhiều người trồng trong vườn. Cây có thể trồng với mục đích làm cảnh hay để thu hoạch quả. Chúng được chia làm hai loại là thị thơm lá lớn, dày và thị thơm lá dài, mỏng và nhỏ hơn. Tuy nhiên dòng thị thơm lá dài quả sẽ thơm hơn, tỷ lệ để mua được cũng thấp hơn.
Cây thị hồng đá
Loại thị này gần đây bắt đầu được nhiều người săn lùng tìm kiếm. Thị hồng đá khá giống với cây cẩm thị đặc biệt là quả nên nhiều người thường hay bị nhầm lẫn. Quả của cây nhỏ hơn so với các loại thị khác, quả mọc sai theo chùm thích hợp trồng để làm cây cảnh.
Cây thị rừng
Thị rừng có tên khoa học là Diospyros rubra H.lec, phù hợp trồng ở các vùng nhiệt đới đặc biệt ở hai quốc gia Việt Nam và Thái Lan. Cũng có nhiều cây được mọc hoang ở trên những vùng đất có độ ẩm cao trong rừng núi.
Cây có độ cao trung bình từ 3 đến 6 m. Lá cây to với chiều dài từ 6 đến 8 mét. Chiều rộng từ 3 đến 4 m. Hoa và quả của thị rừng cũng giống như những giống thị được trồng trong vườn nhà.
Cây thị bonsai
Để phù hợp với thị hiếu của người trồng hiện nay giống thị bonsai đã được lai tạo và nhân giống trồng phổ biến. So với cây thị thông thường, cây sẽ có hình dáng và kích thước nhỏ hơn phù hợp với mọi không gian trong ngôi nhà. Giúp những người muốn trồng thị mà không gian vườn không cho phép.
Thậm chí có những cây bonsai nhỏ nhắn vừa đủ để đặt trong nhà hay bàn làm việc cho những người yêu thị. Giá cây cũng không quá đắt, bạn có thể tham khảo và chọn mua ở những trang web, nhà vườn uy tín.
Ý nghĩa phong thủy của cây Thị
Theo các chuyên gia phong thủy, cây thị có nhiều hàm nghĩa tâm linh nên chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở những nơi như miếu, đình, chùa,.. một số gia đình cũng trồng trong vườn nhà làm cây bóng mát. Ngoài ra thị có ý nghĩa là tiếng thơm nên việc trồng cây này mang hàm ý tiếng thơm lưu danh muôn đời.
Diện tích trồng của cây thị khá lớn, tán cây xum xuê nên nếu trồng trước nhà thì vô tình làm ngăn chặn các luồng dương khí đi vào và các khí âm cũng khó đi ra. Điều này làm mất đi sự cân bằng âm dương trong ngôi nhà lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tài vận của gia chủ. Do đó bạn phải cân nhắc diện tích đất trống trong vườn để lựa chọn giống thị phù hợp. Nên trồng những nơi ánh sáng tốt, cắt tỉa cành lá thường xuyên để vừa giúp cây phát triển tốt lại không làm che chắn ánh nắng vào trong nhà đặc biệt các cửa sổ.
Tục ngữ có câu: "Thần cây đa, ma cây thị", hay những câu chuyện tâm tinh liên quan đến cây thị. Nên nhiều người lo lắng trồng thị trước nhà có thể dẫn ma vào nhà. Trong cuộc sống hiện đại thì những câu chuyện trên không đủ chứng cứ khoa học để giải thích và được nhiều người bác bỏ.
Tác dụng của cây Thị thơm
Ngoài mục đích trồng chủ yếu làm cây bóng mát và cây ăn quả, cây còn được dùng kết hợp với rất nhiều bài thuốc dân gian sử dụng các bộ phận của cây thị để chữa bệnh được truyền lại đến hiện tại.
- Rễ thị: Rễ thị được biết đến trong việc điều trị các bệnh như ngộ độc, nôn mửa, mẩn ngứa,... Tuy rễ thị có thể được thu hoạch bất kỳ mùa nào trong năm nhưng nếu muốn rễ có chất lượng tốt nhất bạn nên lấy vào mùa đông.
- Quả thị: Với mùi thơm đặc biệt hấp dẫn và khó quên đối với những người lần đầu tiên được biết đến loại quả này. Bởi mùi hương quả thị có chứa một loại tinh dầu gọi là ester valerianic có công dụng rất lớn giúp trấn an tinh thần, đầu óc được thư giãn, thoải mái.
- Lá thị: Nếu bạn bị táo bón hay gặp các vấn đề về đường ruột, đầy hơi thì hãy thử giã nhỏ một ít lá thị rồi đắp trực tiếp lên mặt. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi hiệu quả của lá thị mang đến.
- Hạt thị: Một bí kíp tuyệt vời cho các chị em muốn có một làn da căng mướt hồng hào mà không cần tốn kém quá nhiều. Hạt thị sau khi ăn hãy rửa sạch phơi khô sau đó dùng để ngâm trà uống. Đây là công thức được truyền lại từ cung đình xưa giúp chống lão hóa, mang lại tuổi thanh xuân cho phụ nữ.
- Gỗ thị: Gỗ thị rừng được đánh giá có độ cứng kém dễ bị mối mọt, cong vênh, được xếm vào gỗ thuộc nhóm VI trong số các loại cây lấy gỗ. Do độ cứng không cao nên chúng có thể dễ chế biến nhiều sản phẩm đồ gỗ và có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Xét về tính thẩm mỹ thì gỗ thị có vân đẹp, sắc nét rõ ràng, mang lại giá trị thẩm mỹ cao khi kết hợp làm đồ gỗ. Tuy nhiên do độ bền không cao nên ít khi được sử dụng cho các sản phẩm đồ gỗ nội thất có giá trị, bởi vậy bạn cần cân nhắc khi sử dụng.
Cách trồng và chăm sóc cây Thị thơm
Thị thơm là giống cây đặc biệt dễ trồng, dễ chăm sóc với có tốc độ sinh trưởng chậm và tỉ lệ sống cao, tuy nhiên trong môi trường trồng chậu hoặc trong trong khuôn viên nhỏ hẹp bạn cần chú ý các yếu tố dưới đây như:
- Nhân giống: Hiện nay, cây được nhân giống bằng hạt là chính. Quá trình từ khi gieo hạt xuống đất đến khi cây đạt được độ cao 1m sẽ mất khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm. Qua giai đoạn này, cây sẽ bắt đầu có xu hướng phát triển nhanh hơn.
- Đất trồng: Bạn nên chọn phần đất tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Cần cung cấp đủ độ ẩm cho đất để cây sinh trưởng tốt.
- Ánh sáng: Cây phù hợp ở những nơi có ánh sáng tốt chiếu vào. Ở trong bóng râm cây vẫn có thể sinh trưởng và cho ra quả nhưng sẽ kém hơn.
- Tưới nước: Bạn nên tưới nước cho cây mỗi ngày một lần. Thời gian thích hợp để cung cấp nước cho cây là sáng sớm và chiều tối. Tránh tưới vào giữa trưa làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
- Phòng bệnh: Thị là giống cây khỏe, ít bị sâu bệnh phá hoại. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bị đục thân, sâu cành, thối rễ, thán thư,... Vì vậy, người trồng nên thường xuyên chăm sóc cây để phát hiện và xử lý triệt để ngay từ đầu tránh dẫn đến tình trạng cây bị héo.
- Thu hoạch: Thị được thu hoạch vào đầu thu. Khi thu hoạch quả cần nhẹ nhàng để quả bị không bị dập nát, thâm vỏ, ảnh hưởng tới chất lượng của quả.
Cây Thị giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Tại các nhà vườn hoặc trung tâm cây giống, giá cây thị giống từ 20.000đ - 35.000đ, còn với cây cổ thụ bonsai dao động trong khoảng từ 2 triệu đến 5 triệu tùy loại. Giá bán sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tuổi thọ của cây, thế cây cũng như nhu cầu thực sự của người mua.
Để có thể biết thêm nhiều thông tin cũng như giá cây của từng loại cây, người mua nên tìm đến những địa chỉ mua uy tín, nhà vườn lâu năm,... đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của công ty sẽ tư vấn cho các bạn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về cây Thị thơm. Hy vọng có thể trở thành những kiến thức hữu ích với bạn đọc. Đừng quên nhấn Like, Share ghé thăm Website mỗi ngày để cập nhật thêm thông tin về các loài hoa và cây cảnh khác bạn nhé.