Nhắc tới đặc trưng mùa hè của Việt Nam sẽ thật là thiết sót nếu không nói đến cây Sấu. Đây là giống cây gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ người dân. Hiện nay, Quả sấu được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người trồng. Nếu bạn đang tìm hiểu về cây Sấu, đặc điểm, công dụng cũng như cách chăm sóc giúp cây nhanh ra quả, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Cây sấu là cây gì?
Cây sấu được trồng nhiều ở vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam, là giống cây sống lâu năm với tán lá rộng. Ngoài tên thường dùng là cây sấu, chúng còn có tên khác là cây Long Cóc, trong khoa học chúng được gọi là Dracontomelon duperreanum Pierre. Ngoài ra cây sấu tiếng Anh còn được gọi là Dracontomelon.
Sấu thuộc họ Đào lộn hột ( Anacardiaceae ), có nguồn gốc từ các quốc gia nhiệt đới Châu Á. Tại Việt Nam, giống cây này được tìm thấy ở hầu khắp các tỉnh thành khu vực miền Bắc, ít gặp ở khu vực miền Nam.
Đặc điểm của cây Sấu
Có thể nói, cây Sấu là giống cây có đặc điểm sinh thái nổi bật và rất dễ nhận dạng, trong đó những đặc điểm quan trọng nhất của chúng phải nhắc đến là:
- Thân cây sấu: Kích thước phần thân cây sấu rất lớn do là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, chiều cao trung bình có thể đạt tới 20 - 30m, tối đa lên đến 40m. Lớp vỏ ngoài của cây tương đối sần sùi, bong thành từng mảng lớn, màu sắc đen nâu sẫm. Cây phân thành nhiều nhánh khác nhau và có tán lá rất rộng.
- Lá sấu: Đặc điểm phần lá của cây sấu không quá nổi bật, chủ yếu có hình dạng lá kép lông chim, mọc thuôn dài và so le nhau. Mỗi nhánh lá có khoảng 11 - 18 lá cây, phần đầu lá hơn nhọn, khi còn non lá có màu xanh tía hơi mềm, khi trưởng thành hoàn toàn chuyển sang xanh đậm và cứng cáp. Phần gân lá nổi rõ trên mặt lá, mặt dưới của lá nhạt màu hơn một chút.
- Hoa cây sấu: Sấu có phần hoa mọc theo từng chùm lớn, là loài hoa lưỡng tính có màu trắng xen lẫn xanh và chút vàng. Kích thước hoa sấu rất nhỏ, thường mọc ở khu vực gần ngọn, gồm 5 đài chính và 10 nhị. Mùi hương của hoa tương đối nhẹ nhàng, dễ chịu, khi rụng có thể để lại quả sau khoảng 1 - 2 tuần.
- Quả sấu: Quả sấu tương đối quen thuộc với người Việt, chúng có hình cầu hơi dẹt, kích thước khoảng 2 - 3cm. Phần vỏ ngoài cứng, bên trong có phần nhân màu trắng và hạt hạt, bề mặt ngoài sần sùi có gai mềm bao bọc. Khi còn non có màu xanh đậm, vị chua khi chín chuyển sang vàng, có vị chua ngọt đan xen.
Cây sấu có mấy loại?
Hiện nay cây sấu ở Việt Nam được chia làm 3 loại chính, trong đó chủ yếu dựa vào sự chuyển đổi màu sắc của lá để phân loại. Ngoài ra còn cách chia khác là căn cứ vào giống cây của chúng.
Cây sấu xanh
Cây sấu xanh khi còn non có màu xanh đậm sau đó chuyển sang vàng khi già và rụng xuống. Đây là giống cây được trồng phổ biến hơn cả ở nước ta. Chúng sở hữu những đặc điểm hình thái nổi bật như thân to, kích thước lớn, tán lá rộng, hoa nhiều,... Phần quả thường được sử dụng để chế biến ra nhiều món ngon khác nhau.
Cây sấu đỏ
Đối với cây sấu đỏ, phần lá khi non cũng có màu xanh nhạt khi trưởng thành chuyển sang sang đậm và cuối cùng sang đỏ khi rụng xuống. Giống cây này không quá phổ biến tại Việt Nam tuy nhiên ở một số quốc gia khác trong khu vực Châu Á lại vô cùng ưa chuộng sấu đỏ.Về cơ bản, các đặc điểm sinh thái của cây không có sự thay đổi quá nhiều so với sấu xanh, điểm khác biệt lớn nhất đến từ phần lá khi chuyển màu.
Cây sấu tây
Cây sấu tây hay còn được gọi là cây Cóc, là loại trái cây được sử dụng để ăn vặt rất phổ biến hiện nay. Cây cóc có kích thước nhỏ hơn rất nhiều, trung bình từ 1 - 2m, qủa lớn hơn so với các giống sấu thông thường. Vị chua ngọt đan xen, khi non có màu xanh và khi chín chuyển sang vàng. Thân cây không quá lớn, chia làm nhiều nhánh, người ta sử dụng cóc để làm thành rất nhiều món ngon trong bữa cơm.
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây Cóc
Quả sấu miền Bắc
Trái sấu miền Bắc khá nổi tiếng và quen thuộc với người dân. Do đặc điểm thời tiết ở miền Bắc rất phù hợp với trái sấu nên chất lượng quả sấu miền Bắc ngon và đậm vị, đặc biệt hơn so với trái sấu miền Nam. Quả sấu được dùng chủ yếu dùng ngâm đường, dùng trong ẩm thực, các bữa ăn hằng ngày và nhiều công dụng khác.
Cứ đến mùa sấu tháng 5, những cơn nắng gắt mùa hè là quả sấu bắt đầu đến độ thu hoạch, những quả sấu tươi sau khi hái được người dân cạo sạch phần vỏ, hút chân không và đem bảo quản tủ đông tích trữ dùng dần đến hết mùa sấu năm sau.
Trái sầu miền Nam
Ở mỗi vùng miền, các loại quả có các tên gọi khác nhau. Trái sấu miền Nam còn được gọi là trái sấu tía, được dùng chế biến nhiều món ăn khác nhau giải nhiệt màu hè Trái sấu già ngân đường hoặc trộn với đường mắm tiêu ớt tạo nên món ăn hấp dẫn
Ăn trái sấu có tốt không?
Trái sấu được người dân Việt sử dụng rất nhiều trong các bữa cơm gia đình hoặc chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế việc ăn trái sấu có tốt không thì không phải ai cũng biết. Trong quả sấu có chứa một hàm lượng lớn vitamin C, canxi, protit, gluxit, xenluloza, axit hữu cơ, photpho và cả sắt,... chính vì vậy sử dụng sấu rất có lợi cho việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất, chúng còn có tác dụng hỗ trợ giảm thiểu một số dấu hiệu bệnh lý ở người. Tuy nhiên khi sử dụng, bạn cũng cần lưu ý đến liều lượng phù hợp, không nên sử dụng quá nhiều trong thời gian dài để tránh gây ra các tác dụng ngược không mong muốn.
Mùa sấu tháng mấy?
Đối với người dân miền Bắc, sấu là một trong những dấu hiệu đặc trưng của mùa hè. Ở Hà Nội nói chung và miền Bắc nói riêng sẽ mùa quả Sấu bắt đầu vào khoảng đầu tháng 5 và kéo dài trong vòng từ 2 - 3 tháng để cây ra quả và chín vàng. Thời điểm kết thúc vụ sấu rơi vào khoảng tháng cuối tháng 8.
Tuy nhiên thời gian này cũng sẽ có sự thay đổi nhất định tùy thuộc vào từng năm do ảnh hưởng từ yếu tố thời tiết, khí hậu. Do đó, người ta thường hay gắn mùa sấu với thời điểm mùa hè, đối với thời gian cụ thể sẽ dao động từ tháng 5 - tháng 8.
Quả sấu nấu món gì ngon?
Quả sấu thường được sử dụng kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo nên một món ăn ngon trong bữa cơm gia đình. Một số gợi ý món ăn làm từ sấu khiến nhiều người mê mệt phải nhắc đến là:
- Vịt om sấu: Vịt om sấu là món ngon nổi tiếng kết hợp giữa vị chua chua của sấu, ngọt ngọt dai dai của vịt cùng với các loại gia vị đi kèm. Khi ăn thường dùng chung với bún hoặc cơm, có thể làm món chính hoặc món nhậu.
- Canh sấu sườn non: Sườn non dùng chung với sấu kết hợp với chút cà chua và dứa mang lại hương vị thanh mát. Món ăn này có tác dụng giải nhiệt rất tốt, nhất là vào những ngày mùa hè nóng bức.
- Cá kho sấu: Món cá kho sấu chắc chắn sẽ khiến bạn “tốn cơm” bởi vị mặn ngọt, chua cay đan xen nhau. Sấu cũng có thể làm giảm đi vị tanh của cá, giúp cho mọi ăn thêm thơm ngon, đậm vị.
Cách ngâm quả sấu với đường
Một trong số những cách chế biến quả sấu thông dụng nhất hiện nay là ngâm với đường, việc này vừa giúp bảo quản được lâu vừa tạo ra một thức uống thơm ngon, hợp vị. Cách làm quả sấu ngâm đường tương đối đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà với vài bước đơn giản dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm quả sấu già hoặc sấu chín
- Đường trắng 1,5kg
- Gừng tươi: 1 củ
- Bình thủy tinh
- Một số dụng cụ gọt rửa khác.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế, dùng 1 muống voi cho vào thau, ngâm qua đêm để lấy nước vôi trong. Phần sấu sau khi mua về loại bỏ những quả dập, gọt bỏ vỏ ngoài sau đó ngâm với nước vôi trong từ 8 - 10 tiếng.
- Bước 2: Vớt sấu ra và rửa sạch với vài lần nước cho hết mùi vôi. sau đó dùng dao khứa vào phần đầu quả sấu, thả vào phần nước muối loãng hòa tan, ngâm trong khoảng 30 phút thì vớt ra và rửa sạch.
- Bước 3: Dùng nồi bắc lên bếp cho 700 - 800ml nước vào, đun sôi thì cho thêm 1,5kg đường và khuấy cho đến khi tan hết. Sau đó để nguội và chuẩn bị bình để ngâm sấu.
- Bước 4: Lấy một chiếc bình thủy tinh phù hợp sau đó cho toàn bộ phần sấu đã sơ chế vào trong, tiếp theo đỏ phần đường đã nấu sôi để nguội vào ngập sấu. Đậy kín nắp, sau từ 3 - 8 ngày là có thể sử dụng.
Tác dụng của quả sấu
Cây sấu có nhiều tác dụng điển hình như tạo bóng mát, làm đồ gỗ nội thất, phần quả của giống cây này cũng được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau. Công dụng của quả sấu bao gồm:
- Chế biến món ăn: Quả sấu được dùng kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau nhằm góp phần tăng thêm hương vị cho món ăn. Thông thường sẽ dùng nấu canh chua vào mùa hè để thanh nhiệt bên cạnh đó cũng có thể ngâm đường để làm thành nước sấu với hương vị vô cùng thơm ngon.
- Sản phẩm tiêu dùng: Một công dụng khác của quả sấu mà ít người biết tới chính là dùng để chế biến thành các sản phẩm đóng hộp, tiêu dùng. Trong đó nổi bật nhất là sấu ngâm, sấu muối, ô mai sấu,...được rất nhiều người yêu thích lựa chọn và sử dụng.
- Chữa trị bệnh lý: Ngoài dùng làm món ăn, quả sấu còn có tác dụng hữu hiệu trong việc hỗ trợ điều điều trị một số bệnh lý ở người. Tác dụng của quả sấu đối với sức khỏe bao gồm: tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, điều trị nhiệt miệng, rát họng, giảm cân, giảm nghén cho bà bầu và điều trị một số bệnh lý về viêm da.
Tác dụng tuyệt vời từ quả Sấu
Cách bảo quản quả sấu để được lâu?
Mặc dù được rất nhiều người sử dụng để chế biến thành món ăn, tuy nhiên việc bảo quản quả sấu sao cho được lâu nhất thì không phải ai cũng nắm rõ. Bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để áp dụng vào thực tế nhé.
- Ngâm đường: Các bảo quản đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay chính là ngâm đường, việc ngâm đường sẽ giúp sấu giữ được lâu hơn, có thể sử dụng trong thời gian dài trong khoảng 3 - 4 tháng. Chúng cũng không ảnh hưởng tới chất lượng và độ thơm ngon của quả sấu.
- Sấu khô: Một cách bảo quản khác cũng được nhiều người áp dụng là đem sấu đi phơi khô sau đó đặt trong hũ thủy tinh ở nơi khô ráo, thoáng mát. Đây là phương pháp giúp giữ bảo quản được lâu và có thể chế biến được thành nhiều món.
- Bảo quản trong tủ lạnh: Ngày nay, ngoài hai cách bảo quản trên thì việc sử dụng tủ lạnh để giữ cho sấu tươi lâu hơn cũng được nhiều người lựa chọn. Thông thường sẽ đặt sấu trong ngăn đá, đến khi sử dụng sẽ đem đi giã đông.
Hiệu quả kinh tế từ cây sấu
Hiện nay việc trồng sấu không chỉ đơn thuần để tạo bóng mát hay phục vụ nhu cầu sử dụng của gia đình như trước đây thay vào đó giống cây này ngày càng đem lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Trung bình mỗi cây sấu sẽ cho thu hoạch từ 1 - 3 tạ sấu mỗi mùa, với mức giá dao động từ 30.000 đồng/kg.
Không chỉ dừng lại ở việc bán sấu tươi, ngày nay có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ sấu nhất là mứt, ô mai,... Chính vì vậy, người dân còn có thể tạo ra các loại thực phẩm chế biến sẵn cung cấp ra thị trường, mang lại nguồn thu nhập ổn định, cải thiện chất lượng cuộc sống một cách hiệu quả.
Cách trồng và chăm sóc cây Sấu
Trồng cây sấu không hề khó và tốn công, tuy nhiên để cây có thể sớm ra quả, quả ra nhiều đạt sản lượng cao bạn cần có phương pháp chăm sóc sao cho phù hợp. Dưới đây là một số mẹo trồng cây và chăm sóc hiệu quả:
- Lựa chọn thời vụ: Cây sấu trồng được quanh năm, tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là vào mùa xuân trong khoảng tháng 1-2 hoặc mùa thu vào tháng 8-9. Thời điểm này khí hậu mát mẻ, thường xuyên có mưa là môi trường lý tưởng nhất để cây con phát triển.
- Đất trồng: Khi trồng sấu, bạn có thể sử dụng nhiều loại đất trồng khác nhau, cây sấu không kén đất nên có thể thích ứng và phát triển tốt. Tuy nhiên bạn nên chọn đất có độ dinh dưỡng, tơi xốp, đảm bảo thoáng khí để cây ổn định và mọc nhanh.
- Cách trồng cây: Bước đầu tiên bạn cần tiến hành đào hố trồng, hố sâu từ 30 - 50cm, sau đó đặt bầu cây giống vào và lấp đất kín rễ. Dùng sức nén nhẹ lớp đất cho chặt để đảm bảo giữ cây thẳng, vững không đổ ngã. Sau đó thường xuyên tưới nước giúp duy trì độ ẩm.
- Chế độ nước: Sấu khá ưa ẩm, do đó khi còn trong thời kỳ đầu bạn cần thường xuyên bổ sung nước tưới. Trung bình mỗi ngày cần tưới ít nhất 1 lần, khi cây bước vào giai đoạn trưởng thành có thể điều chỉnh lượng nước tưới, tần suất 2 -3 lần/tuần.
- Bón phân: Để cây cho năng suất và sản lượng cao bạn cần đáp ứng yêu cầu bón phân một cách nghiêm ngặt. Trung bình mỗi tháng nên bón phân một lần, lượng phân bón đủ cho một gốc dao động từ 3 - 5kg phân chuồng. Sử dụng phân chuồng ủ hoai hoặc phân NPK pha loãng để tưới.
- Các bệnh thường gặp ở cây sấu: Cây sấu thường ít nhiễm bệnh hơn so với các giống cây khác. Tuy nhiên chúng cũng gặp phải một số bệnh lý như thán thư, muội đen, rệp, sâu đục lá,...Khi bị nhiễm bệnh có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật với liều lượng phù hợp.
- Cắt tỉa lá, cành: Sau mỗi vụ quả, bạn cần tiến hành cắt tỉa lá, cành, việc này vừa giúp hạn chế tình trạng sâu bệnh đồng thời giúp tăng sản lượng vào mùa sau. Khi cắt tỉa cành lưu ý không cắt quá sâu làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
Cây sấu giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Là một giống cây vô cùng quen thuộc, vì vậy cây sấu giống được cung cấp rất nhiều trên thị trường. Đó là một trong những lý do khiến giống cây này có mức giá vô cùng phong phú, mỗi đơn vị khác nhau sẽ có một mức giá riêng biệt. Bạn có thể tham khảo giá cả dưới đây:
- Cây sấu giống: Cây sấu giống thường có mức giá trung bình từ khoảng 30.000 đồng/cây.
- Quả sấu: Quả sấu trên thị trường được bán với mức giá dao động từ 30.000 - 100.000 đồng/kg tùy vào từng loại.
Bạn có thể mua cây sấu giống ở nhiều địa chỉ khác nhau như cửa hàng cây giống hoặc vườn ươm uy tín. Ngoài ra nếu bạn không có quá nhiều thời gian, hãy mua trên các nền tảng thương mại điện tử để chọn mua giống cây và được giao hàng tận nơi, giúp tiết kiệm thời gian và công sức một cách hữu hiệu.
Hi vọng thông qua bài viết, bạn đọc có thêm nhiều thông tin chi tiết, hữu ích về cây sấu cũng như phương pháp chăm sóc cây phù hợp. Bên cạnh đó, nếu có bất cứ thắc mắc hoặc muốn biết thêm về những giống cây, hoa khác, đừng quên ghé thăm Khu Vườn Xanh để được cập nhất chính xác và nhanh chóng nhất nhé.