Ngải cứu được biết đến là một loại cây thảo dược quen thuộc trong dân gian với nhiều tác dụng đối với sức khỏe như: điều trị xương khớp, đau bụng kinh, bệnh tiêu hóa... Ngoài ra, rau ngải còn được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon được nhiều người yêu thích. Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về loại cây này nhé!
Đặc điểm cây Ngải cứu
Cây ngải cứu có các tên gọi khác như: cây thuốc cứu, cây ngải diệp, quả sú (tiếng H'mông ), cây nhả ngải (tiếng Tày) hay cây ngỏi (Dao)... Cây có tên khoa học là Artemisia vulgaris thuộc họ Artemisia, phân bố ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Ở Miền Nam loài cây này được gọi với cái tên là cây ngải diệp. Bạn có thể dễ dàng phân biệt so với loại cây dễ gây nhầm lẫn là cây tần ô thông qua đặc điểm hình thái cơ bản như:
- Phần thân: Là cây thân thảo, sống lâu năm, cây trưởng thành cao từ 0,4- 1 mét và thân cành phát triển xum xuê.
- Phần lá: Lá ngải cứu mọc so le, chẻ lông chim, phiến lá men xuống tận gốc, dính vào thân như có bẹ, đầu lá nhọn, mặt trên của lá có màu xanh sẫm, mặt dưới phủ lông trắng.
- Phần hoa: Hoa ngải cứu thường mọc ở ngọn thân, và mọc thành từng cụm, có màu vàng lục nhạt, hoa không có mào lông và toàn cây có mùi thơm hắc rất đặc trưng. Thời điểm cây ra hoa và lúc cây khô cằn, vị đắng của chúng càng tăng lên và cảm giác đắng khó chịu hơn. Nếu bạn là người kén ăn vị đắng thì không nên ăn lúc cây có hoa và nên chọn đoạn ngọn lá non vị đắng ít hơn.
Cây ngải cứu có mấy loại?
Ngải cứu hiện nay có 3 loại phổ biến đó là: ngải cứu trắng, ngải cứu đỏ, ngải cứu tía và một loại ít được biết tới đó là ngải cứu dại. Trong đó rau ngải trắng được dùng nhiều nhất làm rau gia vị cho các món ăn, các loại khác chủ yếu được dùng làm thuốc
Ngải cứu trắng
Có khả năng sinh trưởng rất tốt, lá cây có 2 mặt, mặt trên màu xanh, mặt bên dưới thì màu trắng nên được gọi là ngải trắng. Được dùng phổ biến chủ yếu trong ẩm thực
Ngải cứu đỏ
Sở hữu phần thân lá cứng cáp, thân và cuống lá màu đỏ tím, có phấn trắng ở dưới lá và phần cụm hoa. Loại rau ngải này cũng có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh.
Ngải cứu tía
Ngải cứu tía có thân nhỏ, ngắn, gầy và có phần thân màu tía rất bắt mắt. Loại này thường ít dùng cho thực phầm, được trồng chủ yếu để làm dược liệu chữa bệnh.
Ngải cứu dại
Ngải dại còn được gọi là cây ngải hoang, thuộc họ Cúc, có hình dáng khá giống với ngải cứu thường, tuy nhiên khác ở chỗ là mặt trên và mặt dưới của lá ít lông và có màu xám. Xét về về thành phần hóa học và công dụng điều trị bệnh của chúng lại hoàn toàn khác nhau.
Loài này phân bố khắp các tỉnh phía bắc, thích nghi sống với nhiệt độ 14-20 độ C. Cây thường được dùng để chữa các bệnh đau bung, chảy mái, kháng viêm, kháng khuẩn, và các bệnh về da như điều trị mề đay, mẩn ngứa, viêm da, hăm tã, hăm da, hắc lào. Vì vậy có thể thấy ngải dại có thể ăn được nhưng người ta ít ăn mà thường dùng để điều trị bệnh.
Phân biệt rau Ngải cứu và rau Tần ô
Ngải cứu không phải là rau tần ô các bạn nhé, đây là 2 loại cây rất dễ nhầm lẫn do hình dáng khá giống nhau. Tuy nhiên nếu bạn chú ý kĩ thì có thể nhận thấy 2 loại cây này khác nhau hoàn toàn về hình dáng cũng như màu sắc
Thực tế Rau tần ô hay còn được gọi là rau cải cúc, là loại thân thảo mềm, thân cây có nhiều nước, thường dùng để xào hoặc nấu canh rất ngọt, thơm và có tính mát. Trong khi đó rau ngải có kích thước cao hơn, thân gầy, lá cứng, thường được dùng như một vị thuốc nam và có vị đắng, nồng hơn.
Cây ngải cứu có tác dụng gì?
Tác dụng chữa bệnh
- Ngăn ngừa ung thư: Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần hóa học của cây có tác dụng trong việc điều trị tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
- Điều trị đau khớp: Trong đông y thường dùng rau ngải như một bài thuốc để điều trị đau mỏi khớp do chúng có chứa các thành phần có tác dụng giảm đau, giảm viêm.
- Giảm đau bụng kinh: Chất moxibnance có trong cây có tác dụng giảm đau bụng kinh, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả.
- Điều trị sốt rét: Thành phần Artemisinin có trong cây có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét.
Dùng làm thực phẩm
Ngải cứu trắng có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, trong đó phải kể đến các món như: Trứng gà rán ngải cứu, Óc heo hầm lá ngải cứu, Gà tần lá ngải cứu, Trứng vịt lộn ngải cứu, Nước ép lá ngải cứu, Cá chép hấp lá ngải cứu, Lẩu gà lá ngải cứu
Lưu ý khi sử dụng cây Ngải cứu
Rau ngải cứu có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau đây.
- Khi sử dụng để uống thì cần có liều lượng chính xác, tốt nhất là nên có sự hướng dẫn kê đơn của bác sĩ.
- Sử dụng phần lá ngải để đắp thì nên tránh các vết thương hở và chỉ nên đắp tối đa 30 phút vì nếu để quá lâu có thể gây tình trạng mẩn đỏ, ngứa rát.
- Trước khi sử dụng lá ngải hãy rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và nên ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để đảm bảo khi sử dụng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về cây Ngải cứu cũng như công dụng tuyệt vời mà loại cây này mang lại, mong rằng sẽ giúp ích đối với bạn. Đừng quên nhấn Like, Share và truy cập website Khu Vườn Xanh của chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích về các loài hoa, cây cảnh khác nhé!