Tía tô là một loại cây thảo mọc thường niên - đã trở nên rất phổ biến với nhiều người yêu thích ẩm thực và chăm sóc sức khỏe. Hãy cùng Khu Vườn Xanh khám phá về loài cây Gia vị quen thuộc mà chúng ta thường sử dụng hàng ngày này có gì đặc biệt nhé.
Đặc điểm của cây Tía tô
Cây Tía tô hay còn được gọi là tử tô, tô ngạnh có tên tiếng Anh là Perilla, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Mặc dù rau Tía tô vốn là thực phẩm quen thuộc của nhiều người, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ hay nắm được đặc điểm của loại cây này.
Các đặc điểm cơ bản của cay tia to này như sau:
- Thân: Là một loại cây thảo, có chiều cao khoảng từ 0,5-1m. Toàn bộ cây Tía tô có tinh dầu thơm và có lớp lông.
- Lá: Lá của cây Tía tô mọc đối nhau, có mép khía răng. Mặt dưới của lá thường có màu tím tía, có khi cả hai mặt đều có màu tía, nâu hoặc màu xanh lục với lớp lông nhám.
- Hoa Tía tô nhỏ, mọc thành xim co ở đầu cành. Màu sắc của hoa có thể là trắng hoặc tím và cũng mọc đối nhau.
- Quả: Quả Tía tô có kích thước nhỏ, hình cầu.
Phân loại giống cây Tía tô
Tía tô thường được chia làm thành 5 loại chính, bao gồm Tía tô thường, Tía tô đất, Tía tô dại, Tía tô xanh và cuối cùng là Tía tô Tía tô đỏ/tím tô tím. Cụ thể như sau:
Tía tô thường
Tía tô thường chính là loại rau mà chúng ta vẫn thường hay ăn, tức là mặt lá trên thì xanh, mặt dưới tím. . Đây là một loại cây thảo mộc phổ biến được sử dụng trong nhiều món ăn và thực phẩm, thường được trồng như một loại rau gia vị, lá của nó có hương thơm đặc trưng và vị nhẹ nhàng, mang đến hương vị tươi mát và tạo điểm nhấn cho các món ăn.
Tía tô đất
Tía tô đất, có tên khoa học là Melissa officinalis L., thuộc họ Hoa Môi Lamiaceae, là một loại cây thảo. Nó có thân thảo và lá mang một mùi hương nhẹ nhàng giống mùi chanh. Tía tô đất thường nở hoa vào mùa hè, với những bông hoa đẹp.
Tía tô đất đã được sử dụng từ hơn 2000 năm trước đây để điều trị các vấn đề về tinh thần và các vấn đề da liễu. Ngày nay chúng không chỉ được sử dụng trong một số món ăn, mà còn có nhiều ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực y học.
Tía tô dại
Tía tô dại hay Tía tô giới, còn được gọi là Hyptis suaveolens, là một loại cây thảo có tên khoa học trong họ Lamiaceae, được tìm thấy hoang dại ở nhiều vùng đất trong nước ta, từ Bắc vào Nam. Loại này khác biệt với cây Tía tô thường bởi kích thước lá nhỏ hơn và màu xanh, nên khi tìm kiếm, bạn nên cẩn thận để tránh nhầm lẫn.
Tía tô xanh
Tía tô xanh hay Tía tô trắng, còn được gọi là Tía tô Nhật Bản, là một loại rau gia vị quan trọng không thể thiếu trong các món ăn truyền thống của người Nhật như sashimi, sushi. Nó có khả năng làm giảm mùi tanh của hải sản tươi sống, tạo thêm hương vị đặc trưng cho các món ăn. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để trang trí, thêm vào salad, tạo sốt hoặc làm gia vị cho cơm.
Tía tô đỏ / Tía tô tím
Tía tô tím Nhật Bản, còn được gọi là lá Tía tô đỏ (akajisho), là một loại cây có màu đỏ tím trên cả hai mặt lá, với mép lá hình răng cưa và thường chỉ có vào mùa hè.
Tía tô tím Nhật Bản không chỉ mang lại màu sắc đẹp mắt cho các món ăn, mà còn có hương vị độc đáo và hấp dẫn. Điểm nhấn của màu tím trong ẩm thực Nhật là một phần trong sự đa dạng và sáng tạo của nền ẩm thực đặc trưng.
Tác dụng cây Tía tô
Với lá mềm mịn, hương thơm đặc trưng và giá trị dinh dưỡng đáng kinh ngạc, Tía tô mang đến nhiều công dụng thú vị trong ẩm thực và y học truyền thống. Theo nhiều nghiên cứu khoa học Đông y và Tây y chỉ ra rằng, cây Tía tô có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Dưới đây bạn đọc cùng tham khảo một số tác dụng của cây.
- Chống lại tác nhân gây bệnh đường hô hấp: Lá Tía tô có khả năng ức chế sự nhân lên của virus SARS-CoV-2 và các loại virus khác gây bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn.
- Làm đẹp da: Lá Tía tô cải thiện sắc tố da và loại bỏ tế bào chết, giúp da trở nên đều màu và tươi sáng hơn. Nó cũng cung cấp độ ẩm và làm mịn da.
- Chống dị ứng, bảo vệ hệ tim mạch và thần kinh: Chiết xuất từ lá Tía tô ngăn cản phản ứng dị ứng trong cơ thể. Nó cũng giúp chống viêm, chống oxy hóa, và cung cấp omega-3 để tăng cường chức năng nhận thức của não bộ, hỗ trợ tim mạch.
- Điều trị gout và tốt cho tiêu hóa: Tía tô giúp giảm enzym xanthin oxidase, làm giảm axit uric gây bệnh gout. Nó cũng có khả năng cải thiện triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích.
- Phòng bệnh ung thư: Lá Tía tô chứa luteolin, axit rosmarinic và triterpene có khả năng chống lại tế bào ung thư tiềm ẩn trong cơ thể.
- Chữa bệnh về da: Uống nước lá Tía tô giúp cải thiện mẩn ngứa và mề đay trên da.
- Hỗ trợ giảm cân: Nước lá Tía tô có chất xơ, protein thực vật và vitamin giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ thừa cân.
- Ổn định các bệnh lý tự miễn dịch: Dầu hạt Tía tô chứa nhiều axit omega-3 alpha-linolenic, có tác dụng kiểm soát các bệnh tự miễn dịch như hen suyễn, lupus và viêm khớp dạng thấp.
Cách nhân giống cây Tía tô
Có 2 phương pháp nhân giống trồng Tía tô cơ bản bao gồm gieo hạt và giâm cành.
Phương pháp gieo hạt
Nếu gieo hạt, bạn cần chuẩn bị một chậu đất đã được san phẳng và gieo hạt vào đó. Sau đó, phủ một lớp đất mỏng khoảng 1cm lên hạt giống tía tô và phủ xơ dừa hoặc lớp đất dinh dưỡng mỏng. Khi cây có khoảng 5-6 lá sau 30-35 ngày gieo, cây có thể được tỉa.
Phương pháp giâm cành
Phương pháp này cũng giống như việc trồng các loại cây gia vị khác như bạc hà hay húng quế. Bạn có thể giâm mới từ một cành bánh tẻ từ cây mẹ.
- Đầu tiên, chọn một cành Tía tô bánh tẻ, khỏe mạnh và loại bỏ các lá phía dưới, chỉ để lại hai lá non trên cùng.
- Sau đó, cắt một đoạn dài khoảng 5-7cm từ lá xuống gốc bằng kéo.
- Ngâm cành vào nước sao cho nước ngập khoảng 3/4 chiều cao của cành và để nơi sáng thoáng mát.
- Sau khoảng 3-4 tuần, rễ sẽ bắt đầu phát triển.
- Khi rễ cây đã dài khoảng 10cm, cây đã sẵn sàng để trồng vào đất.
Trước khi trồng, cần cắt bớt lá để tập trung dinh dưỡng cho cây phát triển nhanh hơn. Chuyển cây vào chậu đất sạch đã trộn phân trùn quế, cây sẽ phát triển tốt và cho lá liên tục. Thời gian từ khi trồng trong nước cho đến khi bắt đầu thu hoạch lá khoảng 2,5 tháng.
Cách trồng và chăm sóc cây Tía tô
Tía tô là giống cây rất dễ trồng và chăm sóc. Để trồng chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh có một số biện pháp cần được thực hiện như sau:
- Về đất trồng: Đối với cây được trồng trong chậu, nên chọn đất sạch và giàu dinh dưỡng để đảm bảo rằng cây không gặp sâu bệnh và không cần bổ sung phân bón. Đặc biệt, cần để đáy chậu cách mặt đất khoảng 2 phân để có hiệu quả thoát nước tốt.
- Độ ẩm: Cần đảm bảo vườn ươm được duy trì đủ độ ẩm liên tục. Việc nhổ cỏ kịp thời cũng là một phương pháp quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại và giữ vùng trồng sạch sẽ. Sau khi cấy trồng, từ 3 đến 7 ngày sau đó, việc tưới nước và giữ độ ẩm liên tục là rất quan trọng để giúp cây phát triển nhanh chóng và phát triển rễ mới.
- Phòng sâu bệnh: Đồng thời, cần theo dõi thường xuyên để phòng trừ sự xâm hại của các loại sâu đối với cây con.
- Bón phân: Tưới nước phân pha loãng sau khi trồng được 15 - 16 ngày và sau mỗi lần thu hoạch cũng là một biện pháp cần được thực hiện để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của cây trong quá trình trồng trọt.
Với những chia sẻ trên đây, Bài viết hy vọng đã mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức thú vị và bổ ích. Nếu bạn quan tâm và có nhu cầu mua hạt giống Tía tô, hãy liên hệ Hotline 0925.2727.99 để đặt mua ngay nhé. Đừng quên theo dõi Khu Vườn Xanh mỗi ngày để khám phá thêm các loài cây dược liệu quý xung quanh chúng ta bạn nhé!