Quả Dâu tây được xếp vào top những loại trái cây ngon nhất thế giới. Dâu tây gây ấn tượng với vẻ ngoài đẹp mắt, vị ngon hấp dẫn và hương thơm ngọt dịu. Dâu tây cũng là loại quả giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tại Việt Nam cây dâu tây được trồng nhiều nhất là ở Đà Lạt và mang lại giá trị kinh tế cao.
Đặc điểm nguồn gốc và tuổi thọ cây dâu tây
Dâu tây có tên khoa học là Fragaria, loại cây này có nguồn gốc từ châu Mỹ sau đó được lai ghép với giống dâu tây của Bắc Mĩ và Nam Mỹ. Ngày này cây dâu tây đã có mặt ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam và trở thành loại cây đặc sản mang lại giá trị cao.
- Thân cây dâu tây: thuộc loại thân thảo, thân nhiều lá và mọc gần nhau, chồi cây thường mọc ở nách lá sau đó phát triển thành thân nhánh.
- Lá dâu tây màu xanh, hình dạng có sự khác nhau tùy loại, lá có lông, phần cuống lá dài, màu trắng khi lá còn non và mép lá hình răng cưa. Lá chỉ tồn tại trên cây từ 1 đến 3 tháng.
- Rễ cây dâu tây: thuộc loại rễ chùm phát triển nhanh với độ sâu tới 30cm, rễ cây phát triển tốt nhất khi ở điều kiện nhiệt độ từ 23-25 độ C.
- Hoa dâu tây: mỗi nhánh của cây dâu tây sẽ có một hoa, hoa 5 cánh mỏng màu trắng. Hoa dâu tây thuộc loại hoa lưỡng tính tự thụ phấn.
- Quả dâu tây: truyền thống có màu đỏ, hiện nay đã có những giống tây cho quả màu vàng, trắng…từ lúc cây đậu quả thì sau 30 ngày quả sẽ chín. Dâu tây thường ra quả xếp thành hình xim, quả đầu tiên thường có kích thước lớn nhất.
- Tuổi thọ cây dâu tây có thể lên tới 4-5 cây tùy vào môi trường các bạn chăm sóc.
Có mấy loại dâu tây ở Việt Nam và cách phân biệt
Hiện nay ở Việt Nam có một số loại dâu tây được trồng ở nhiều nhà vườn như: dâu tây Đà Lạt, dâu Hàn Quốc, dâu tây Mỹ đá… các loại dâu này sẽ được phân biệt bằng một số đặc điểm nhận dạng sau.
- Dâu tây Đà Lạt: giống dâu tây Đà Lạt là nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Đây được mệnh danh là loại dâu tây cực phẩm với vị ngọt đậm, mùi thơm ngọt chỉ cần đưa lên mũi thôi đủ làm bạn chảy nước miếng.
Cây dâu tây Đà Lạt đặc sản của Việt Nam
- Dâu tây quả vàng: thuộc giống dâu Fragaria Vesca, quả dâu khi chín có màu vàng, mềm và căng mọng. Dâu tây vàng cũng có mùi thơm dịu nhẹ và vị ngọt đậm đà hơn dâu tây đỏ.
- Dâu tây trắng: có nguồn gốc từ vùng đất Nam Mỹ. Dâu tây trắng khi nhỏ có màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu trắng. Dâu tây trắng có hình dạng giống dâu tây đỏ, vỏ mỏng, thịt mọng nước và rất thơm.
- Dâu tây Pháp (hay còn gọi là dâu đất): loại dâu này cũng có màu đỏ tươi, phần gần cuống màu hơi trắng. Phần lá phủ trên cuống trái dâu có màu xanh.
- Dâu tây Mỹ đá: là giống dâu tây truyền thống, quả dâu có màu đỏ bắt mắt. Dâu tây Mỹ đá có vị ngọt đậm và hơi chua nhẹ.
- Dâu tây Hàn Quốc: có quả khá lớn và màu đỏ tươi bắt mắt. Dâu tây Hàn Quốc có vị ngọt và mọng nước nên phù hợp làm quà biếu vào các dịp lễ tết.
Công dụng của dâu tây
Dâu tây là loại quả có nhiều công dụng đối với sức khỏe trong đó phải kể đến như:
- Làm đẹp da: hàm lượng vitamin C, D và các chất chống oxy hóa có trong dâu tây giúp làn da trở nên căng bóng, mịn màng và sản sinh thêm collagen nuôi dưỡng da săn chắc.
- Tốt cho tim mạch: hàm lượng flavonoid có trong dâu tây giúp ngăn ngừa cholesterol, chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tim mạch và điều hòa huyết áp hiệu quả.
Ăn dâu tây rất tốt cho sức khỏe tim mạch
- Ngăn ngừa ung thư: hàm lượng chất xơ và vitamin C dồi dào có trong dâu tây giúp bảo vệ cơ thể phòng tránh được một số bệnh ung thư.
- Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: dâu tây là loại trái cây có hàm lượng calo thấp, ít béo và giàu vitamin C nên có tác dụng giảm cân hiệu quả.
Chế biến món ngon với quả dâu tây
Quả dâu tây chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao vì vậy chúng được sử dụng để chế biến ra nhiều món ngon, bổ dưỡng. Tham khảo một số món được chế biến từ quả dâu tây đơn giản, dễ làm nhé!
- Salad dâu tây rau củ
- Sinh tố dâu tây
- Mứt dâu tây
- Sữa chua dầm dâu tây
- Sandwich cuộn dâu tây
- Bánh bông lan dâu tây
- Kem dâu tây kiwi
- Sữa lắc dâu tây
Cách trồng và chăm sóc dâu tây
Muốn cây dâu tây ra quả đều đẹp và đạt năng suất cao thì cần phải áp dụng một số kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Cách trồng cây dâu tây
- Chọn cây giống: đạt tiêu chuẩn chất lượng, khỏe mạnh và không bị sâu bệnh để cây dầu có thể sinh trưởng tốt.
- Thời vụ và mật độ: tùy vào mục đích trồng cây dâu tây vì vậy nếu bạn trồng làm cảnh thì khoảng cách giữa các cây sẽ là 10-15cm, còn trồng lấy trái với số lượng nhiều thì khoảng cách giữa các cây sẽ là 40-50cm. Nên trồng dâu vào mùa xuân vì thời tiết rất thích hợp để cây phát triển.
- Làm đất, đào hố trồng cây: đất trồng đảm bảo độ tơi xốp và độ ẩm vừa đủ. Nên trộn đất cùng với phân bón, chấu để đất giữ được độ tơi xốp và độ ẩm lâu hơn.
Làm đất bón phân cho cây dâu tây
- Phân bón: lựa chọn phân bón đủ các yếu tố vi lượng cho cây. Nên pha phân cùng với nước rồi tưới cho cây giúp cây dễ hấp thụ. Thời gian bón phân khoảng 10-15 ngày/lần như vậy mới đạt hiệu quả tốt nhất.
Kỹ thuật chăm sóc cây dâu tây
- Vun xới cho cây: tiến hành vun xới xung quanh gốc để đất luôn tơi xốp, sạch cỏ, hạn chế sâu bệnh. Sau đó bón phân theo định kỳ cho cây vì dâu tây là giống cây luôn cần lượng nguồn chất dinh dưỡng lớn.
- Tưới nước: nên tưới nước cho cây dâu tây vào buổi sáng và tưới dạng phun sương khoảng 200ml/ 1 cây.
- Cắt tỉa lá: số lượng lá trên cây dâu tây lý tưởng nhất là khoảng 5-6 lá/ cây. Vậy nên khi nhận thấy cây có quá nhiều lá thì hãy tiến hành cắt bỏ các già, lá bị sâu.
Cắt tỉa lá sâu để không ảnh hưởng đến cây
- Bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại: thời kỳ cây bén rễ cần thường xuyên bón phân và nên lựa chọn phân bón phân hữu cơ, phân lân, kali..Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc cây cần chú ý sâu bệnh hại để kịp thời xử lý.
- Thu hoạch quả: chỉ nên thu hoạch dâu tây khi quả đã chín vì quả dâu tây khi ngắt xuống không thể chín thêm được nữa.
Bệnh hại trên cây dâu tây
Cây dâu tây có khả năng sinh trưởng và phát triển khá tốt tuy nhiên loại cây này cũng dễ mắc một số loại sâu bệnh hại như:
- Nhện đỏ: chích hút nhựa cây ở các chồi lá non làm cho bề mặt trên của lá bị vàng từng đám và xuất hiện cả các đốm nâu ở phía dưới lá.
- Bọ trĩ: thường gây hại cho hoa làm cho quả dâu tây khi ra bị nhỏ và biến dạng. Ngoài ra, chúng còn chích hút nhựa cây gây hại cho lá, búp non và thân cây giảm năng suất.
- Bệnh đốm đen: thường gặp khi trái chín, làm quả dâu tây xuất hiện các đốm nâu tròn, sau đó chuyển sang màu đen làm hỏng quả.
- Bệnh phấn trắng: thực chất đây là loại nấm trắng có tốc độ lây lan nhanh và làm hỏng quả. Bệnh phấn trắng thường xuất hiện ở giai đoạn cây ra hoa, kết trái.
Hạt giống cây dâu tây
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán hạt giống dâu tây các loại, tuy nhiên để đảm bảo hạt giống chất lượng, khi ươm ủ cho tỉ lệ nảy mầm cao thì hãy chọn những địa chỉ uy tín, nên mua tại những trại giống để đạt hiệu quả gieo trồng cây dâu tây tốt nhất nhé!
Cây dâu tây hiện nay là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao và là loại quả yêu thích trên thị trường. Hy vọng với những thông tin trên đây bạn có thể tự tin trồng loại cây này. Đừng quên truy cập vào website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về cây cối nhé.