Danh mục Menu

Cây cỏ Xước - Ngưu tất - Bách bội

Từ lâu trong dân gian đã truyền tai nhau bài thuốc điều trị bệnh từ cây Cỏ xước. Nhờ những đặc điểm và công dụng nổi bật của mình, giống cây này nhanh chóng trở thành dược liệu được nhiều người quan tâm. Nếu bạn đang tìm hiểu thông tin về cỏ xước cũng như công dụng, cách dùng của chúng thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh nhé.

Cây cỏ xước là cây gì?

Cây cỏ xước vốn là giống cây mọc dại ở nhiều khu vực, chúng còn có những tên gọi khác là cây ngưu tất, bách bội hay ngưu tịch. Trên khoa học của giống cây này là Achyranthes Aspera L. Người ta thường dùng phần rễ của chúng để làm thuốc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Cây cỏ xước có tên khoa học là Achyranthes aspera
Cây cỏ xước có tên khoa học là Achyranthes aspera

Giống cây này thích hợp trồng ở các vùng đất có nhiều dinh dưỡng, ánh sáng tự nhiên tốt. Tại Việt Nam, cỏ xước mọc dại là chủ yếu, đặc biệt phổ biến ở các vùng ven đường.

Đặc điểm cây Cỏ xước

So với các giống cây khác, cách nhận biết cây cỏ xước khá dễ dàng thông qua các đặc điểm hình thái bên ngoài. Trong đó những điểm nổi bật nhất về hình thái của giống cây này có thể kể tới như:

  • Phần thân: Cỏ xước là giống cây thân thảo, phần thân mảnh và hơi vuông, trung bình chiều cao có thể lên tới 1 – 2m. Quanh thân cây có một lớp lông mềm bao phủ và có màu xanh hơi ngả nâu. Rễ cây có màu vàng, hình trụ khá dài tuy nhiên kích thước không quá lớn.
  • Phần lá: Lá cây cỏ xước có hình dạng phiến trứng, mọc đối nhau và nhọn dần về phần đầu. Mép là không có viền, mặt lá có lớp lông tơ mỏng, phần cuống nhỏ và ngắn, kích thước trung bình khoảng 5 – 12cm, lá có màu xanh đậm.
  • Phần hoa: Hoa cỏ xước mọc theo cụm, chiều dài khoảng từ 20 – 25cm, hoa nhỏ và màu đều nhau. Điểm đặc biệt của giống cây này là phần hoa không có cánh mà mọc theo dạng hình chuông trên một phần thân dài. Bao quanh hoa có lông tơ, có màu hơi ngả tím.

Cây cỏ xước có mấy loại?

Hiện nay, cây Cỏ xước có 4 loại chính bao gồm: cây cỏ xước lông trắng, cỏ xước ấn độ, cỏ xước nguyên chủng và cỏ xước màu xám đỏ. Mỗi loại đều có đặc điểm hình thái và công dụng điều trị bệnh lý khác nhau

Cỏ xước lông trắng

Đây là giống cây phổ biến nhất trong số các loại cỏ xước trong tự nhiên hiện nay. Sở dĩ gọi là cỏ xước lông trắng bởi chúng sở hữu một lớp lông có màu trắng bao phủ toàn bộ phần thân, lá và hoa. Chính vì thế ngoài màu xanh thì giống cây này có chút ngà ngà trắng rất đặc trưng.

Cỏ xước Ấn Độ

Cây cỏ xước Ấn Độ cũng là giống cây được nhiều người biết đến, chúng có phần thân tương đối cao. Màu sắc xanh đậm, thường được sử dụng làm dược liệu và hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp.

Cỏ xước nguyên chủng

Cây cỏ xước nguyên chủng được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Tên khoa học là Achyranthes aspera var. aspera, sở hữu những đặc điểm như chiều cao từ 1 – 2m, thân cây có lông bao phủ, phần hoa không có cánh, màu trắng tím.

Cỏ xước màu xám đỏ

Ngược lại với giống cỏ xước lông trắng, cỏ xước màu xám đỏ đúng như cái tên của chúng, có màu đỏ xám là chính. Phần thân, lá và hoa đều có chung một màu sắc hơi ngà đỏ và xám. Thân cây tương đối nhỏ và phần hoa mọc ra từ nách lá hoặc phần ngọn.

Thành phần hóa học cây Cỏ xước

Là một giống cây được dùng làm dược liệu do đó cây cỏ xước có rất nhiều các thành phần hóa học tốt cho sức khỏe của con người. Nổi bật nhất phải kể tới hoạt chất saponin, glucose, achyranthes, ecdysterone, kali,…Những thành phần này đóng vai trò chính trong việc tăng cường sức đề kháng và đẩy lùi các bệnh lý nguy hiểm.

Ngoài ra còn có các thành phần khác như vitamin, chất xơ, glucid, protid, kali, magie,…Bạn có thể sử dụng cây cỏ xước để bổ sung nhiều thành phần hoạt chất tốt cho cơ thể cùng với các loại thực phẩm khác.

Tác dụng của cây Cỏ xước

Nhờ những thành phần hóa học có lợi của mình, cỏ xước có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.

Phần rễ, thân, lá của cây cỏ xước đều có thể sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh lý khác nhau. Theo đông y, cỏ xước là vị thuốc lành tính, đắng nhẹ và có tác dụng tốt trong việc điều trị an thần, thông tiểu, tiêu viêm và chữa bệnh liên quan đến thận, gan, xương khớp.

Trong y học hiện đại, các nghiên cứu khoa học chỉ ra cây cỏ xước có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh về gan, thận, cân bằng cholesterol và giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Ngoài ra những hoạt chất có trong cây cỏ xước còn giúp hạn chế sự hoạt động của các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý ung thư.

Cây cỏ xước chữa yếu sinh lý

Một công dụng khác của cây cỏ xước đối với đấng mày râu chính là khả năng chữa yếu sinh lý. Mặc dù vậy hiện nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chỉ rõ việc sử dụng cây cỏ xước sẽ đem lại cải thiện đối với vấn đề sinh lý. Tuy nhiên dân gian thường truyền tai nhau bài thuốc sắc từ giống cây này, khi sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tốt.

Cây cỏ xước chữa xương khớp

Tác dụng nổi bật nhất của cây cỏ xước phải kể tới khả năng điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp, đặc biệt là thoái hóa. Chúng giúp phá huyết, ứ tiêu, giảm viêm và cảm giác đau do những vấn đề xương khớp mang đến. Nhất là đối với các vấn đề xương khớp ở người già.

Cây cỏ xước chữa sỏi thận

Cây cỏ xước có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và thúc đẩy hoạt động, chức năng thận. Chính vì vậy mà chúng mang lại hiệu quả tốt trong việc kích thích đào thải sỏi thận, hạn chế hình thành sỏi cũng như hoàn toàn an toàn với người sử dụng. Bên cạnh đó có thể kết hợp với một số dược liệu khác để có thể đem lại kết quả tốt nhất.

Tác hại của cây Cỏ xước

Cỏ xước là một loại dược liệu, do đó trong quá trình sử dụng bạn cũng cần chú ý đến liều lượng và cách dùng. Mặc dù hiện nay chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chỉ ra tác hại của việc sử dụng cây cỏ xước, tuy nhiên nếu bạn dùng không đúng cách vẫn có thể dẫn đến một số phản ứng:

  • Dị ứng, nổi mẩn ngứa, tức ngực, khó chịu, buồn nôn và choáng váng trong người.
  • Thành phần ecdysterone là chất chống mang thai, không tốt cho bà bầu và có khả năng ảnh hưởng tới sinh sản.
  • Khi sử dụng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng ngược, không mang lại tác dụng điều trị bệnh.
  • Kết hợp với thuốc Tây có khả năng làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh.

Cách trồng và chăm sóc cây Cỏ xước

Cách trồng và chăm sóc cây cỏ xước rất đơn giản bởi đây là loại cây khá dễ trồng và phát triển ngoài tự nhiên rất tốt, chủ yếu tập trung vào phần đất cũng như chế độ ánh sáng.

  • Chuẩn bị đất trồng: Đất trồng phải đảm bảo dinh dưỡng, nên trồng ở những vùng đất thịt pha cát, có độ tơi xốp, thoáng khí, độ ẩm cao và nhiều mùn. Thông thường cần bón chút phân chuồng ủ hoặc các loại mùn cưa, xơ dừa, tro trấu để tăng thêm dưỡng chất.
  • Thời vụ trồng: Thời điểm trồng cây phù hợp nhất thường rơi vào hai mùa là mùa xuân và mùa thu. Đây là thời điểm có nhiều mưa, khí hậu mát mẻ, không quá nóng hoặc lạnh, tạo điều kiện thích hợp cho cây con phát triển.
  • Cách trồng: Có hai cách trồng cây cỏ xước bao gồm trồng hạt và trồng cây con. Nếu trồng hạt bạn cần tiến hành ngâm hạt trước sau đó trộn với cát khô và tro khô để dễ gieo trồng hơn, sau khi gieo xuống đất, dùng rơm rạ đậy lên. Khi trồng bằng cây con, bạn tiến hành tách cây sau đó đào một hố dưới đất và đặt cây xuống, dùng đất lấp kín phần rễ, nén chặt để giúp cây đứng vững sau đó tưới nước thường xuyên.
  • Chế độ nước tưới: Cây cỏ xước ưa ẩm, mỗi ngày bạn nên tưới ít nhất từ 1 – 2 lần, có thể điều chỉnh linh hoạt tần suất dựa trên điều kiện thời tiết. Đảm bảo đủ nước, không tưới quá nhiều.
  • Ánh sáng: Nên trồng cây cỏ xước ở ngoài trời, những nơi có ánh sáng trực tiếp nhưng không quá gay gắt. Nếu trồng trong bóng râm, cỏ xước rất khó phát triển xanh tốt cũng như thường xuyên mắc bệnh.
  • Phòng ngừa sâu bệnh: Hầu như các giống cây cỏ xước đều không có nhiều sâu bệnh. Nếu xuất hiện bạn có thể bắt sâu hoặc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vận để hạn chế ảnh hưởng.

Cỏ xước giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Giá bán cây Cỏ xước trên thị trường hiện nay có rất nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào từng đơn vị cung cấp cũng như mùa vụ. Bạn có thể tham khảo mức giá chi tiết dưới đây:

  • Cỏ xước tươi: Mức giá dao động từ 5.000 – 10.000 đồng/kg.
  • Cỏ xước khô: Mức giá từ 100.000 – 130.000 đồng/kg.
  • Cây giống cỏ xước: Mức giá trung bình dao động từ 15.000 đồng/cây.

Nếu muốn mua cỏ xước, bạn có thể tìm tới các hiệu thuốc Đông y hoặc những nơi bán dược liệu. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo trên các trang mạng xã hội hoặc sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên hãy lựa chọn đơn vị bán uy tín để tránh tình trạng hàng giả gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất về cây Cỏ xước, cách dùng và công dụng. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích về cây xanh, hoa và các loại cây khác, hãy ghé thăm Khu Vườn Xanh để cập nhật nhanh chóng và chi tiết nhất nhé.

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Phương Dung

Phương Dung

Tác giả