Danh mục Menu

Cây Cối xay (Kim hoa thảo, Dằng xay)

Cây Cối xay là một loại cây sống lâu năm và thường được trồng với mục đích để chữa trị một số loại bệnh. Đây là một loại cây mọc rất nhiều trong tự nhiên và thường được người dân lấy về làm thuốc chữa bệnh. Trong bài viết này hãy cùng Khu Vườn Xanh đi tìm hiểu sâu hơn về tác dụng và cách sử dụng loại cây này nhé!

Cây Cối xay là cây gì?

Cây cối xay là một loại cây thân thảo được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như kim hoa thảo, dằng xay. Cây có thể sống được rất lâu năm và khi được chăm sóc trong điều kiện tốt. Thân và một số bộ phận khác của cây đều được phủ một lớp lông mềm mại. Lá cối xay thường phát triển theo hướng mọc so le và có hình dáng rất độc đáo. Phần mép của lá có răng cưa và cuống khá dài, bề mặt lá có các đường gân.

Cây Cối xay có tên khoa học là Abutilon Indicum thuộc họ Cẩm quỳ
Cây Cối xay có tên khoa học là Abutilon Indicum thuộc họ Cẩm quỳ

Đặc điểm của cây Cối xay

Cây cối xay là một loại cây mọc rất nhiều trong tự nhiên và phân bổ trên khắp nước ta. Cây có tên khoa học là Abutilon indicum thuộc họ Cẩm quỳ. Loại cây này có thể dễ dàng thấy được tại các bụi rậm, bãi hoang, bờ rào…

Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật về hình thái bên ngoài của cay Coi xay như:

  • Thân cây: khi trưởng thành có thể đạt được tới chiều cao lên tới 1,5m. Trên khắp bộ phận của cây đều có một lớp lông mỏng và rất mịn.
  • : lá cây cối xay có hình trái tim nhìn rất bắt mắt và thu hút, lá thường mọc so le với nhau. Lá cây có màu xanh lục và hơi nhạt nếu bạn để ý kỹ có thể thấy rằng phần rìa mép của lá sẽ có hình răng cưa.
  • Cuống: Cuống của cây cối xay có kích thước tương đối dài mỗi cây khi trưởng thành phần cuống có thể dài từ  3 - 5cm.
  • Hoa: Hoa cối xay khi nở có màu vàng nhìn rất bắt mắt và thu hút, hoa có mùi thơm thoang thoảng khá dịu nhẹ. Hoa của cây thường mọc xen kẽ giữa các chùm lá và đơn độc trên cây.
  • Quả: Sau khi hoa tàn cây sẽ ra quả, quả cối xay có màu xanh và chia thành các múi nhỏ. Khi quả chín già sẽ chuyển sang màu xám đen

Thành phần hóa học có trong cây cối xay?

Theo nghiên cứu từ các nhà hoa học Pháp và tài liệu Đông Y, trong cây cối xay chứa một số thành phần hoá học như:

  • Thân của cây có chứa rất nhiều tinh dầu với các thành phần chủ yếu như: borneol, alemen, và farnesol, geraniol
  • Hạt cây cối xay có chứa rất nhiều raffinose ngoài ra còn có glycerid của các acid oleic
  • Lá cây cối xay có chứa chất nhầy và cả hoạt chất asparagin.
  • Bên trong rễ cây có chứa chất béo và cả b- sitosterol với hàm lượng khá lớn.

Thật tuyệt vời khi hầu hết các bộ phận của cây Cối xay đều có thể sử dụng được làm các bài thuốc trong Đông Y và rất có lợi cho sức khỏe con người.

Cây cối xay có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe
Cây cối xay có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe

Tác dụng của cây cối xay

Theo như các thông tin được chia sẻ ở đầu bài có thể thấy rằng cây cối xay được đánh giá rất cao về khả năng chữa bệnh. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của loại cây này như:

Các bộ phận của cây dằng xay có chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể. Hạt của cây cối xay có chứa một lượng lớn acid linoleic và oleic. Lá của cây có chứa chất nhầy, asparagin.

Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào cây cung cấp cho cơ thể nhiều dinh dưỡng quan trọng. Nhờ các hoạt chất này mà lá, rễ cây cối xay có thể hỗ trợ và điều trị được một số bệnh như: Viêm gan, sỏi thận, ù tai, phù thũng…

Bài thuốc từ cây Cối xay
Bài thuốc từ cây Cối xay

Cây cối xay chữa sỏi thận

Chữa sỏi thận bằng cây cối xay mang lại hiệu quả rất cao. Những ai đang gặp vấn đề về sỏi thận có thể sử dụng loại cây này. Tất cả các bộ phận của cây như thân, lá, quả và hoa đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Bạn chuẩn bị hoa và lá của cây mang đi rửa thật sạch sẽ rồi phơi khô. Sau khi đã phơi khô sử dụng khoảng 2g mang đi hãm cùng với 1,5l nước sôi. Hãm trong khoảng thời gian 10 phút rồi tắt bếp lại, nước này bạn có thể uống hết trong ngày.

Để bài thuốc chữa sỏi thận này phát huy được hiệu quả bạn nên kiên trì sử dụng hàng ngày. Sau một thời gian bạn sẽ thấy tình trạng bệnh tình được thuyên giảm khá hiệu quả.

Cây cối xay chữa ù tai

Ngoài chữa trị bệnh sỏi thận ra thì cây cối xay chữa điếc tai rất hiệu quả. Tuy nhiên đối với những trường hợp bị ù tai quá nặng thì sử dụng cây không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn được. Với những tình trạng bị nhẹ bạn có thể sử dụng khoảng 30g lá cây khô hoặc quả mang đi nấu kỹ với thịt lợn. Ăn món này trong khoảng 2 tuần sẽ thấy tình trạng ù tai được cải thiện.

Cây cối xay chữa phạm phòng

Cây cối xay cũng được đánh giá rất cao về khả năng chữa phạm phòng. Khi bạn thấy người có một số biểu hiện như: chán ăn, mệt mỏi, đầy hơi và bị vàng da… Theo trong Đông y đây được coi là chứng phạm phòng.

Bạn có thể sử dụng 50g cối xay đem đi sắc lấy nước và uống khoảng 3 thang sẽ thấy bệnh được cải thiện.

Tác hại của cây cối xay

Ngoài những tác dụng nổi bật được nêu ở trên, cây giằng xay cũng tiềm ẩn một vài tác hại khi không sử dụng đúng cách và liều lượng. Loại cây này không phải ai cũng có thể sử dụng được, do đó khi muốn dùng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Đối với những người đang bị tiểu tiện nhiều lần hay bị hư hàn, tiêu chảy thì tuyệt đối không nên sử dụng loại cây này. Hoặc phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng không nên sử dụng cây cối xay.

Cách trồng và chăm sóc cây cối xay

Cây cối xay là loại cây mọc nhiều trong tự nhiên vì vậy nó cũng không đòi hỏi chế độ chăm sóc quá khắt khe. Để trồng và chăm sóc được loại cây này, bạn thực hiện như sau:

  • Đất trồng: Cây vàng xay có thể trồng được tại nhiều nơi khác nhau, tuy nhiên tốt nhất nên trồng tại những nơi đất cao ráo và thông thoáng.
  • Kỹ thuật trồng: Bạn có thể trồng cây bằng cách gieo hạt vào hốc hoặc ươm tại vườn. Nếu chọn phương pháp gieo hạt vào hốc bạn nên gieo khoảng từ 3 - 4 hạt, không nên gieo quá nhiều. Còn nếu gieo hạt tại vườn ươm thì cần làm cỏ sạch sẽ và làm đất. Trước khi gieo hạt cối xay cần được xử lý qua bằng nước ấm trong khoảng thời gian là 60 phút. Hạt nên gieo đều trên bề mặt gieo xong nên phủ thêm một lớp đất vụn để che lại và giữ độ ẩm.
  • Thời vụ: Thời vụ thích hợp để trồng cây cối xay là từ tháng 2 - 4 mỗi năm. Nên chọn thời điểm thời tiết mát mẻ để trồng cây, che nắng cho cây non nếu thời tiết nắng to
  • Mật độ trồng: Mật độ nên duy trì khoảng  40,000 cây/ ha, khoảng cách khi trồng nên để là 50 x 50 cm.
  • Dinh dưỡng: Nên bón phân định kỳ cho cây để cây phát triển tốt nhất, bạn có thể sử dụng phân chuồng hoặc phân hữu cơ để bổ sung.
  • Sâu bệnh: Nên kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện được tình trạng sâu bệnh phá hoại. Tỉa bớt các lá cành và lá vàng của cây để tránh sâu bệnh

Mua cây Cối xay ở đâu, giá bao nhiêu?

Để mua được giống cây cối xay không quá khó, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới các nhà vườn hoặc mua tại các cửa hàng cây cảnh uy tín gần mình. Giá bán cây cối xay giống tuỳ thuộc vào từng nơi bạn mua, để biết được giá bán cụ thể bạn có thể liên hệ trực tiếp cho đơn vị cung cấp.

Trên đây là một số thông tin về cây cối xay mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Qua đó hy vọng sẽ giúp bạn thấy được tác dụng tuyệt vời của loài cây này. Nếu khách hàng có nhu cầu mua cây giống có thể liên hệ với Khu Vườn Xanh để được hỗ trợ thêm.

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Thanh Nguyễn

Thanh Nguyễn

Tác giả