Danh mục Menu

Cây Xạ đen - Đặc điểm, Phân loại, Tác dụng và Cách trồng

Từ lâu người ta đã sử dụng cây Xạ đen để điều trị một số bệnh lý nguy hiểm, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày càng có nhiều sản phẩm được chiết xuất từ giống cấy này được nghiên cứu và đưa ra thị trường. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ thông tin về cây xạ đen cũng như những công dụng và cách sử dụng chính xác. Do đó bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh sẽ cập nhật cho bạn thông tin chi tiết và hữu ích nhất, cùng đón đọc ngay. 

Đặc điểm cây Xạ đen

Xạ đen có tên khoa họa là Celastrus hindsii, thuộc họ Celastraceae, mọc nhiều ở khu vực đồi núi ở miền Bắc. Tùy từng vùng miền khác nhau mà cây xạ đen còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như cây quả nâu, dây gối hay thanh giang đằng,...

Xạ đen là loại cây dây leo thân gỗ
Xạ đen là loại cây dây leo thân gỗ
  • Phần thân cây: Thuộc dạng cây leo, thân gỗ, có kích thước trung bình tương đối lớn. Chiều cao trung bình của giống cây này có thể lên tới 3 - 10m tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc và khí hậu. Thường mọc theo bụi và cso các nhánh cây con, khi còn nhỏ thân cây có màu xám nhạt, không có lông, khi trưởng thành cây có màu xanh nâu, nhiều lông. 
  • Lá cây: Phần lá xạ đen có hình bầu dục, hơi nhọn ở phần đầu và mọc theo dạng so le nhau. Kích thước của lá dao động từ 7 - 12cm, ở rìa mép lá có răng cưa ngắn, cuống lá không quá dài. Lá có màu xanh đậm tương đối thẫm, dễ dàng phân biệt với nhiều giống cây khác. 
  • Phần hoa: Hoa xạ đen mọc từ nách lá hoặc ở ngọn cây, thông thường có màu trắng chủ đạo, gồm 5 cánh mỏng chụm vào nhau. Mọc theo chùm, mỗi chùm hoa dài từ 5 - 10cm, cuống hoa ngắn. Khi tàn sẽ để lại phần quả có màu xanh, chín chuyển dần sang vàng và tách thành các mảnh. 

Phân loại giống cây Xạ

Trên thực tế cây Xạ đen chỉ có một loại duy nhất, còn cây thuộc họ xạ có 4 loại bao gồm: xạ đen, xạ trắng, xạ đỏ, xạ vàng phân bố ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. 

Cây xạ đen

Cây xạ đen mọc theo dạng thân leo, kích thước lớn, người ta thường dùng phần thân của giống cây này để làm thuốc. Khi phơi khô thân và là có mùi thơm đặc trưng, mùi hương khá nhẹ nhàng, dịu mát không gây ra cảm giác khó chịu cho người sử dụng.

Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii
Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii

Cây xạ trắng

Khác với xạ đen, cây xạ trắng có phần là màu xanh nhạt, viền lá không có răng cưa. Đồng thời chúng không có các tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư giống với xạ đen, khi phơi không có mùi thơm và nhựa đen.

Cây xạ đỏ

Cây xạ đỏ có màu sắc giống tên gọi khi ngả sang màu ngà đỏ, kích thước không quá lớn. Sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiều điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau, đồng thời hầu như không có nhiều công dụng điều trị bệnh.

Cây xạ đỏ
Cây xạ đỏ

Cây xạ vàng

Trong số các giống cây họ xạ, cây xạ vàng sở hữu nhiều đặc điểm giống với cây xạ đen nhất.  Phần thân to có đường kính thân từ 5 - 10cm, thân cây khi phơi không có mùi thơm giống cây xạ đen, có màu vàng nhạt và hoàn toàn không có công dụng trong việc điều trị bệnh.

Cây xạ vàng
Cây xạ vàng

Tác dụng của cây Xạ đen

Theo các nghiên cứu khoa học, xạ đen chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, đó cũng chính là lý do khiến cho giống cây này được nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Trong đó người ta thường dùng thân cây phơi khô hoặc dùng tươi với mục đích hỗ trợ điều trị các bệnh lý. 

Tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư

Trong cây xạ đen có chứa một hàm lượng lớn các chất polyphenol, flavonoid, quinone,... Những hợp chất này được chứng minh là có vai trò quan trọng trong việc ức chế sự hình thành và phát triển của các khối u, tế bào ung thư trong cơ thể. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị và phục hồi một cách hiệu quả hơn. 

Chữa bệnh lý về gan

Xạ đen có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh lý liên quan tới gan như viêm gan A, B, C, ngăn chặn quá trình gan nhiễm mỡ hoặc xơ gan. Sử dụng đều đặn kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện tình hình sức khỏe một cách nhanh chóng. 

Điều trị huyết áp cao

Những người mắc cao huyết áp cao xạ đen như một “thần dược” trong việc giúp duy trì và ổn định huyết áp. Dùng hàng ngày với liều lượng phù hợp sẽ mang lại hiệu quả điều trị bất ngờ.

Ổn định thần kinh và mất ngủ

Dùng xạ đen trong một khoảng thời gian nhất định có thể giúp bạn giảm thiểu đến mức tối đa các triệu chứng chóng mặt, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng. Bên cạnh đó còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và ổn định hệ thống thần kinh một cách hiệu quả. 

Điều trị các vết thương ngoài da

Bên cạnh các công dụng điều trị bệnh lý về gan, huyết áp, ung thư, xạ đen còn có khả năng kháng khuẩn và điều trị vết thương ngoài da. Chúng giúp các vết thương, mụn nhọt, lở loét giảm ngứa và nhanh lành lặn hơn. 

Tiên dược cây Xạ đen phòng ngừa ung bướu

Tác dụng phụ của cây xạ đen

Xạ đen là một dược liệu tự nhiên có tác dụng điều trị bệnh lý hiệu quả, mặc dù khá lành tính nhưng nếu không có cách sử dụng phù hợp chúng vẫn có thể gây ra một số phản ứng ngược. Những bài thuốc liên quan đến xạ đen sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như: 

  • Đầy bụng: Tác dụng phụ nhẹ nhất khi sử dụng xạ đen không đúng cách là đầy bụng, cảm giác đầy hơi và khó tiêu sẽ kéo dài trong khoảng 1 ngày nếu nhẹ. Trong trường hợp nặng hơn bạn sẽ cảm thấy hơi đau bụng và đầy hơi kéo dài hơn 1 ngày. 
  • Chóng mặt, buồn nôn: Chóng mặt và buồn nôn cũng là triệu chứng điển hình khi xảy ra phản ứng ngược đối với xạ đen. Tình trạng chóng mặt và buồn nôn càng dữ dội sẽ càng nguy hiểm, do đó cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý. 
  • Tiêu chảy: Trong trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy, thời gian sẽ trong vòng 1 ngày. Nếu tiêu chảy nhiều hơn 1 ngày bạn cần đến gặp bác sĩ để tiến hành kiểm tra, điều trị. 
  • Suy giảm chức năng thận: Đối với những người mắc vấn đề liên quan đến thận không nên sử dụng xạ đen vì có thể gây ra tác dụng phụ làm suy giảm chức năng và hoạt động của thận. Từ đó dẫn đến những ảnh hưởng xấu về sau. 
  • Tác động tới sự phát triển của thai nhi: Đối với phụ nữ có thai, việc sử dụng xạ đen khá nguy hiểm. Điều này có thể tác động tới sự hình thành và phát triển ổn định của thai nhi trong bụng mẹ, do đó bạn cần hết sức lưu ý. 

Sản phẩm từ cây Xạ đen

Nhờ những thành phần dược liệu có lợi cho sức khỏe, ngày nay cây xạ đen được chiết xuất, điều chế thành nhiều loại sản phẩm khác nhau. Việc này giúp người sử dụng tiện lợi và dễ dàng sử dụng hơn so với thông thường. 

  • Lá xạ đen tươi, khô: Lá xạ đen tươi, khô được bán trên thị trường theo từng túi hoặc theo kg. Người ta thường sử dụng loại lá này để hãm trà, pha nước uống hàng ngày thay cho nước lọc. nhất là đối với những người đang điều trị bệnh lý. 
  • Trà xạ đen túi lọc: Là sản phẩm được chiết xuất từ phần lá và thân của cây xạ đen, có mùi hương thơm mát, dễ chịu. Sản phẩm này vô cùng tiện lợi và dễ dàng sử dụng, lại mang đến khả năng an thần, giúp điều hòa giấc ngủ hiệu quả.
Sản phẩm từ cây Xạ đen
Sản phẩm từ cây Xạ đen
  • Trà gạo lứt xạ đen: Đây là loại trà thảo mộc được kết hợp giữa hai thành phần chính là hạt gạo lứt với lá xạ đen. Những nguyên liệu từ thiên nhiên an toàn và lành tính cho người sử dụng, đồng thời mang lại tác dụng tốt cho cơ thể. 
  • Trà tam thất xạ đen: Hay trà tam thất xạ đen đông trùng hạ thảo là sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các tế bào ung thư hình thành và phát triển. Mỗi ngày có thể sử dụng sản phẩm này theo liều lượng phù hợp để có  hiệu quả rõ rệt, duy trì đều đặn theo đơn. 
  • Trinh nữ hoàng cung cao xạ đen: Sự kết hợp giữa trinh nữ hoàng cung và xạ đen đem đến hiệu quả bất ngờ trong việc điều trị các bệnh lý phụ khoa, nhất là u xơ tử cung, u nang buồng trứng,...Chính vì vậy đây là sản phẩm được rất nhiều người ưa chuộng và lựa chọn. 
  • Cao xạ đen nấm lim xanh: Nấm lim xanh là thực phẩm rất tốt cho sức đề kháng của con người, khi kết hợp cùng với xạ đen sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Sản phẩm được điều chế từ các thành phần tự nhiên nên hoàn toàn an toàn và lành tính cho người dùng khi sử dụng thời gian dài. 
  • Cà gai leo xạ đen: Cà gại leo và xạ đen thường được kết hợp để làm trà, pha và sử dụng uống hàng ngày. Hai dược liệu này đều rất tốt cho những người mắc bệnh gan, tuy nhiên những người gặp vấn đề về thận không nên sử dụng quá nhiều. 
  • Xạ đen kết hợp giảo cổ lam: Xạ đen và giảo cổ lam có tác dụng tốt trong việc ổn định huyết áp, tim mạch, hạ men gan, mỡ máu và điều trị ung thư. Kiên trì sử dụng sản phẩm này một thời gian bạn sẽ thấy tình trạng bệnh của mình được cải thiện tốt hơn. 
  • Cây an xoa và cây xạ đen: An xoa và xạ đen đều được biết tới là dược liệu có hiệu quả trong điều trị bệnh lý về gan, do đó nếu sử dụng kết hợp hai loại cây này sẽ mang đến những kết quả tích cực cho người dùng. Tuy nhiên cũng cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Cách trồng và chăm sóc cây Xạ đen

Phương pháp trồng và chăm sóc xạ đen không khó nhưng cần sự chú ý và tập trung. Do đó bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây để giúp cây nhanh chóng phát triển tươi tốt. 

  • Thời điểm trồng cây: Khoảng thời gian thích hợp nhất để tiến hành trồng là vào mùa thu hoặc mùa xuân. Đây là những lúc thời tiết mát mẻ, không quá nóng hoặc lạnh, lại thường có mưa nhỏ, phù hợp với cho sự phát triển của cây con. 
  • Đất trồng: Cây xạ đen không kén đất do đó bạn có thể trồng ở bất cứ nền đất nào, chỉ cần đảm bảo độ tơi xốp và thoáng khí. Có thể trộn thêm một vài loại phân chuồng hoặc xơ dừa, trấu hun để tăng cường dinh dưỡng. 
  • Cách trồng: Sau khi mua cây giống về, bạn tiến hành xé bầu sau đó đặt cây con vào hố đất đã đào, lấp kín đất trên bề mặt rễ. Dùng tay ấn nhẹ đất để cố định và giữ cây đứng thẳng sau đó thường xuyên tưới nước để đảm bảo độ ẩm. 
  • Chế độ nước tưới: Cây xạ đen không cần tưới nước quá nhiều tuy nhiên vẫn nên đảm bảo chế độ nước sao cho phù hợp nhất giúp cây phát triển khỏe mạnh. Bạn có thể tưới 1 lần/ngày và giảm hoặc tăng tần suất dựa trên điều kiện thời tiết. 
  • Chế độ phân bón: Bón phân định kỳ hàng tháng sẽ giúp cho cây có đủ dinh dưỡng. Một số loại phân thích hợp để bón cho cây xạ đen bao gồm: phân chuồng, NPK hoặc các loại phân sinh học khác,...

Xạ đen giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Cây xạ đen được bán nhiều trên thị trường với các mức giá khác nhau. tùy thuộc vào từng giống cây cũng như đơn vị cung cấp. Trong đó có một số loại phổ biến với mức giá trung bình được tổng hợp như sau:

  • Hạt giống xạ đen: Có mức giá trong khoảng từ 70.000 – 100.000 đồng/gói.
  • Cây giống xạ đen: Cây hoa thạch thảo giống thường có mức giá trung bình từ 45.000 - 50.000 đồng/cây. 
  • Xạ đen tươi: Giá xạ đen tươi có thể dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. 
  • Xạ đen khô: Xạ đen khô có mức giá trung bình dao động từ 150.000 - 200.000 đồng/kg. 

Bạn có thể mua cây và hạt giống ở nhiều địa chỉ khác nhau. Phổ biến nhất là các cửa hàng cây giống hoặc khu vực vườn ươm. Bên cạnh mua sản phẩm trên các trang thương mại điện tử cũng là lựa chọn hợp lý cho những người bận rộn.

Cây xạ đen là loại dược liệu mang đến nhiều công dụng hữu hiệu lại có cách sử dụng đơn giản. Mong rằng những thông tin có trong bài viết được Khu Vườn Xanh cập nhật sẽ đem đến kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Nếu có thêm bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được lời giải đáp chi tiết nhất. 

Chia sẻ
(5/5, 2 votes)
Phương Dung

Phương Dung

Tác giả