Cây Sung luôn được xem là loài cây cảnh rất được nhiều người, nhiều gia đình ưa chuộng. Nó không chỉ mang ý nghĩa phong thủy mà còn đem đến vẻ đẹp bắt mắt cho không gian. Vậy cây Sung có bao nhiêu loại và cách chăm sóc cây ra nhiều trái như thế nào? Hãy cùng Khu Vườn Xanh tham khảo ngay bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng thể hơn với loại cây cảnh này nhé!
Đặc điểm của cây Sung
Cây Sung còn có tên gọi khác là Ưu Đàm Thụ Hoặc Tụ Quả Dong. Cây có tên tiếng anh là Ficus racemosa hay Ficus glomerata Roxb, thuộc họ dâu Tằm (Moraceae). Cây thuộc giống cây có thân gỗ lớn, dễ thích nghi với môi trường sống khác nhau.
Đặc điểm là giống cây có hoa, sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Tuy không đẹp nhưng có gốc vững chắc. Thân to. Cành tỏa ra khá đẹp. Chúng sở hữu vẻ đẹp chất phác, mộc mạc, với những tán lá rộng tạo cho người sở hữu giống cây này cảm giác đại diện cho tính ngay thẳng, phóng khoáng, bản lĩnh của mình.
Cây Sung có mấy loại?
Hiện nay trên thị trường chia ra có 5 loại phổ biến bao gồm: sung Tía, sung Nếp, sung Tẻ, sung Mỹ và sung Rừng hay còn gọi là cây Ngái.
Sung Tía
Sung Tía có màu đỏ tía ở phần đọt, quả màu tía đậm. Đây là giống Sung rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Chúng được xếp vào giống sung kiểng làm bonsai cho nhiều gia đình, đem lại vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng và khá thu hút. Ưu điểm của cây là khá sai quả, có nhiều chùm, quả dày, sở hữu sức sống cao, chịu hạn tốt, cành mập thường có nhiều mắt.
Sung Nếp
Cây sung nếp được ưa chuộng hơn so với các loại sung khác, vì nó cho ra rất nhiều quả, quả ăn ngon hơn và kích thước quả cũng không quá lớn tạo nên vẻ đẹp bắt mắt và khá xum xuê. Đối với Sung cảnh Nếp được nhiều dân chơi cây cảnh săn đón, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc về sự thịnh vượng, đủ đầy mà còn đem đến cho không gian trở nên sang trọng và giàu sang.
Cây sung tẻ
Hình dáng cây Sung tẻ nhìn qua có thể phân biệt bằng mắt thường thông qua hình thái của lá và quả. Phần lá sung tẻ có hình dáng dài như ngọn giáo khoảng 20cm -25cm, kích thước của chúng lớn hơn lá sung nếp, lá nhám, có lông nhỏ, gân lá cứng cạnh và đặc biệt là không có răng cưa.
Một điểm khác nữa của cây sung tẻ đó chính là phần của cây thường sẽ trơn nhẵn hơn so với sung nếp, màu sắc vỏ có màu xanh pha với màu trắng đục, quả sung tẻ có núm lồi và mầm lá của chúng có màu xanh đặc trưng.
Cây sung rừng
Còn được gọi là cây Ngái hay cây Sung dại, hẳn không quá xa lạ vỡi những người dân thôn quê. Cây có tên khoa học là Ficus Hispida L.f thuộc họ Dâu tằm. Rất nhiều người hay bị nhầm lẫn giống cây này với cây Vả bởi chúng nhìn na ná giống nhau.
Cây Ngái còn được gọi là cây Sung dại hay Sung rừng
Điểm nhận biết dễ thấy là quả ngái có lông nhám mềm, khi chín có màu vàng, quả ngái khi ăn sống thì có độc tính, còn quả sung chín màu cam đỏ hoặc thâm đen giống hình quả lê, trong khi quả vả lại có hình dạng giống na ná quả sung nhưng to hơn, bẹp, vỏ ngoài bóng và rộng về hai bên, khi chín có màu đỏ thắm.
Sung mỹ
Sung Mỹ thuộc loài cây ôn đới bắt nguồn từ Tây Nam Á và khu vực Địa Trung Hải. Loài này có tới hơn 700 loại khác nhau. Giá trị dinh dưỡng quả sung Mỹ thì hơn hẳn các loại còn lại, chúng được săn đón và đang trở nên rất thịnh hành hiện nay.
Các thế Sung cảnh đẹp
Trong giới cây kiểng, cây Sung Bonsai rất đa dạng và có nhiều thế được tạo nên từ những chuyên gia làm trong lĩnh vực cây cảnh. Mỗi thế cây sẽ đem lại cho gia chủ vẻ đẹp, sự độc đáo và nét ấn tượng riêng biệt. Dưới đây là 36 thế cây sung phong thủy đẹp bạn không nên bỏ qua:
- Thế thác đổ
- Thế trượng phu
- Thế nhất trụ kình thiên
- Thế tam đa (Phúc – Lộc – Thọ)
- Thế vũ trụ
- Thế trung bình ngay
- Thế trung bình cong
- Thế trực quân tử
- Thế trực liên chi
- Thế trực quân tử liên chi
- Thế tùng thập
- Thế thất hiền
- Thế chữ vương chữ tường
- Thế mai nữ
- Thế quần tụ tam sơn
- Thế huyền chi lạc địa
- Thế suy phong
- Thế ngũ phúc
- Thế ngũ nhạc
- Thế bạt phong
- Thế bạt phong hồi đầu
- Thế thác đổ
- Thế hạc lập
- Thế phượng vũ
- Thế phụ tử, mẫu tử
- Thế huynh đệ
- Thế rừng cây
- Thế tiều phu quải tử
- Thế phụ tử giao chi
- Thế lưỡng long tranh châu
- Thế long bàn hổ phục
- Thế long mã hồi đầu
- Thế long đàn phượng vũ
- Thế long cuốn thủy
- Thế long thăng
- Thế long giáng
Ý nghĩa cây Sung trong phong thủy
Vì sao cây Sung lại được người dân Việt Nam chọn là một trong những loại cây cần phải có trong những dịp Tết đến xuân về. Bởi sự hiện diện của Sung trong mâm ngũ quả của người Việt chứa đựng ý nghĩa phong thủy rất sâu sắc.
Theo quan niệm của dân gian, cây Sung là loài cây cảnh mang một ý nghĩa văn hóa khá tâm linh và ý nghĩa phong thủy của chúng in đậm sâu trong con người Việt Nam. Giống cây này tượng trưng cho sự phát tài, sung mãn, tròn đầy, no đủ.
Mỗi dịp tết đến xuân về, nhà dù nghèo hay giàu thì Tết đến cũng phải có ít nhất một vài cành đào (hoặc mai) và một mâm trái cây ngũ quả gồm Cầu, Dừa, Đu đủ, Xoài và Sung. Trong đó, hình ảnh cây Sung không chỉ đơn giản là một loại trái cây đẹp mà nó còn tượng trưng cho nét phong thủy dân tộc Việt cách đậm nét.
Cách chăm sóc cây Sung ra sai quả
Cây sung được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt, đa phần các cây được bán hiện nay đều được mua sẵn từ nhà vườn hoặc trung tâm giống cây cảnh, bạn chỉ chọn cây ưng ý và mua về trồng. Tuy nhiên để biết cách chăm sóc cây ra sai quả, phát triển nhanh, luôn tươi tốt và trái thơm ngon thì bạn cần lưu ý các yếu tố dưới đây như:
- Khu vực trồng: Nên chọn những vị trí gần bờ ao, sông suối, những nơi có độ ẩm cao. Bởi sung là giống cây ưa nước. Đối với cây trồng chậu, bạn có thể mua cây sẵn trên thị trường hoặc ươm cây bên ngoài cho lớn, kết hợp tạo dáng cơ bản trước khi đem trồng chậu
- Cách chăm sóc: Nên bón phân và tưới nước thường xuyên trong tháng đầu trồng để cây được bén rễ. Những tháng tiếp theo chỉ nên tưới nước mỗi ngày 1 lần.
- Bón phân: Tiến hành bón phân 3-4 tuần/ lần bằng phân NPK với lượng vừa đủ, tránh bón nhiều dẫn tới xót rễ, cây sẽ bị chết
- Cách ép cây ra quả: Tước hết lá của cây, ngưng tưới nước 15 đến 20 ngày cây sẽ ra đợt lá mới và nhanh chong sai trái.
- Phòng bệnh: Cây có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ và rất ít khi bị bệnh, đối thủ của chúng chủ yếu là các côn trùng tấn công và các loại nấm. Đặc biệt tình trạng cây bị vàng lá hay rụng lá đa phần do chế độ tưới tiêu của bạn gặp vấn đề. Do đó bạn cần cân đối chế độ tưới tiêu và bón phân phù hợp nhé.
Cây Sung cảnh giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Tùy vào độ tuổi và dáng mà mỗi cây sẽ có một mức giá khác nhau. Tuy nhiên, mặt bằng chung đối với các loại cây sung cảnh thì giá trung bình của mỗi cây là từ 80.000 đồng – 200.000 đồng. Còn đối với những cây đẹp, thế độc đáo thì giá của chúng sẽ đắt hơn từ 300.000 – hơn 1 triệu đồng. Hoặc đối với những cổ thụ đẹp nhất thì giá lên đến hàng chục triệu đồng.
Đối với những người am hiểu về thế giới cây cảnh hoặc những ai thích sưu tập các thế cây sung đẹp độc đáo thì sẽ rất khắt khe trong phần lựa chọn nơi mua chúng.
Nếu bạn đang lăn tăn về chọn một chậu Sung cảnh đẹp đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về giống cây và thế cây tuyệt đỉnh. Đừng quên nhấn Like, Share và truy cập Website mỗi ngày để cập nhật thêm thông tin, kiến thức về các loài hoa, cây cảnh khác bạn nhé.