Cây nắp ấm là một loại cây bắt côn trùng khá quen thuộc, cây được biết đến với rất nhiều tên gọi khác như: cây nắp bình, cây bình nước…. Ngoài công dụng chính là săn bắt côn trùng cây còn được sử dụng trong y học để chữa một số bệnh. Trong bài viết này hãy cùng với Khu Vườn Xanh đi tìm hiểu và khám phá thêm về cách cây nắp ấm bắt mồi và có nên trồng cây nắp ấm hay không và nhiều thông tin khác về loài cây này nhé!
Đặc điểm của cây nắp ấm
Cây nắp ấm sở hữu rất nhiều đặc điểm nổi bật, một trong số những điểm không thể bỏ qua như:
Đặc điểm hình thái
Cây nắp ấm bắt côn trùng có tên gọi trong khoa học là Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce. Ngoài tên gọi là cây nắp ấm thì loài cây này còn được nhiều người biết đến với những cái tên khác như: cây bắt mồi, cây nắp bình….Loại cây này được phát hiện chủ yếu tại vùng nhiệt đới.
Chi nắp ấm có một số đặc điểm nổi bật về hình thái bên ngoài như:
- Cây nắp ấm là loại cây dạng leo và khá nhỏ, thân của cây có hình trụ. Phần thân cây lúc đầy có màu vàng khi phát triển sẽ chuyển dần sang màu lục nhạt.
- Lá của cây thường mọc theo kiểu so le, lá cây có dạng hình bầu dục. Mỗi lá có thể dài từ 12 - 20cm và có độ rộng từ 2,5 cho đến 3cm.
- Trên mỗi mặt lá cây nắp ấm đều có các chấm đỏ nhỏ, bên dưới mặt lá được phủ một lớp lông. Mặt trong của lá còn có tuyến cuống với chiều dài trung bình từ 5 – 10cm.
- Hoa nắp ấm nhìn khá nhỏ và khi nở thường mọc thành các chùm nhìn rất thu hút và bắt mắt. Cây có cả hoa cái và hoa đực, hoa đực có dạng hình trái xoan mặt trong của các cánh hoa có rất nhiều lông. Hoa cái có phần lá đài nhìn giống với mũi mác, phần mặt trong của hoa cũng có các tuyến lông.
- Cây nắp ấm có quả, quả của cây có màu xám nhạt và có dạng hình thoi.
Cây nắp ấm ăn gì?
Cây nắp ấm bắt mồi, con mồi của nó thường là những loại côn trùng sống trong tự nhiên. Cây thường ăn các loài công trùng như kiến, côn trùng nhỏ, một số loại động vật chân khớp. Tuy nhiên loài cây này đôi khi cũng ăn cả một số loài sinh vật có xương sống chẳng hạn như: thằn lằn, chuột…
Cây nắp ấm có hoa không?
Nắp ấm là một loại cây có hoa, hoa của cây khi nở thường có màu sắc khá thu hút. Mùa hoa nắp ấm sẽ nở rộ vào các thời điểm như mùa thu và mùa hè trong năm. Sau khi hoa tàn cây sẽ ra quả vào mùa đông. Ngoài ra, theo thông tin về đặc điểm hình thái phía trên có thể thấy rằng loài cây này có cả hoa đực và hoa cái. Hoa cái sẽ kết trái còn hoa đực thì không cho quả.
Cây nắp ấm có độc không?
Hoa nắp ấm bắt mồi vì vậy nên loài cây này thường được trồng rất nhiều trong sân vườn, thậm chí là trong nhà. Cây sẽ giúp bắt các loại côn trùng rất tốt ngoài ra cây còn có tác dụng thanh lọc không khí. Vì vậy cây được trồng khá phổ biến và không chứa độc tố. Với dáng vẻ độc đáo của mình, cây nắp ấm sẽ giúp cho không gian thêm nổi bật hơn.
Cách cây nắp ấm bắt mồi côn trùng
Cây nắp ấm bắt côn trùng như thế nào? Đây cũng là câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bạn đọc. Hãy cùng tham khảo một số thông tin hữu ích về cách cây nắm ấm bắt và tiêu hóa con mồi dưới đây.
Tại phần hốc của cây nơi có nhiệm vụ chính là bắt côn trùng được tạo ra bởi các chiếc lá. Côn trùng sẽ bị thu hút bởi những chiếc lá này và bay vào bên trong hốc. Phần vành của cây khá trơn do được mật hoa và hơi nước làm ẩm nên côn trùng khi đậu vào sẽ rất dễ trượt vào bên trong hốc. Sau khi côn trùng đã bị rơi xuống hốc của cây nắp ấm chúng sẽ bị tiêu hóa bởi dịch bên trong cây.
Cây nắp ấm có hình dáng bên ngoài trông rất lạ mắt và đa dạng
Các loại cây Nắp ấm
Trên thực tế chỉ cây nắp ấm có nhiều loại khác nhau thuộc chi Nắp ấm (Nepenthaceae), đây là một loại cây thảo mộc sống rất lâu năm. Cây sẽ bắt côn trùng bằng cách tiết ra mật ngọt thu hút ruồi, muỗi. Một khi côn trùng đã bị mắc kẹt vào bên trong hốc của cây thì rất khó mà thoát ra được.
Một số người thường nhầm lẫn cây nắp ấm với các loại cây bắt côn trùng khác như: cây bắt ruồi, cây ăn thịt Sarracenia, cây bắt mồi thuộc họ Crassulaceae….Tuy nhiên trên thực thế những loại cây này đều khác nhau hoàn toàn. Mặc dù chúng có cùng một ưu điểm bắt côn trùng nhưng khác nhau về đặc điểm hình thái bên ngoài.
Tác dụng của cây nắp ấm là gì?
Cây nắp ấm có rất nhiều tác dụng nổi bật khi được trồng trong sân vườn như cây nắp ấm bắt ruồi, muỗi. Một trong số những tác dụng lớn nhất không thể bỏ qua đó chính là thu hút và bắt được các loại côn trùng gây hại. Chất dịch ở bên trong của hốc cây sẽ khiến cho côn trùng không thể thoát ra bên ngoài được. Côn trùng sau khi bị tiêu thụ sẽ là chất dinh dưỡng để cây phát triển nhanh chóng hơn.
Ngoài ra loài cây này có đặc điểm về hình thái bên ngoài trông rất lạ mắt do đó khi được trồng trong sân vườn nó sẽ tạo được điểm nhấn rất nổi bật. Chính vì vậy cây thường được nhiều người trồng trong sân vườn nhà mình nhằm mục đích trang trí, làm đẹp. Cây cũng được đánh giá rất cao về khả năng thanh lọc không khí. Cây giúp loại bỏ các chất độc hại và mang đến cho người trồng bầu không khí mát mẻ, trong lành.
Ngoài các công dụng được nêu ở trên thì loài cây này còn được xem là một bài thuốc trong y học. Các bộ phận của cây nắp ấm có thể được sử dụng để bào chế thành một số loại thuốc hay chữa trị một số căn bệnh như: gan nhiễm mỡ, cảm mạo, tiêu chảy, huyết áp cao….
Ý nghĩa của cây hoa nắp ấm
Cây nắp ấm không chỉ sở hữu một vẻ bên ngoài độc đáo đầy ấn tượng mà nó còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong đời sống. Cây được xem là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, thể hiện tình cảm gắn kết giữa nam và nữ. Cây được xem là sự tượng trưng cho tấm lòng chung thuỷ mà hai người dành trọn cho nhau trong tình yêu.
Khi được trồng trong nhà cây cũng giúp cho gia chủ có thể xua đi được những điều không may mắn và thu hút được nhiều tài lộc. Đặc biệt để ý nghĩa của loại cây này được trọn vẹn hơn về nhiều mặt. Khi trồng bạn nên đặt cây theo các hướng như: Đông, Đông Bắc, Đông Nam. Đây đều là những hướng trồng tốt giúp mang đến được sự thịnh vượng cho người trồng cây.
Có nên trồng cây nắp ấm trong nhà?
Theo thông tin ở trên nắp ấm là loại cây không chứa độc tố nên hoàn toàn có thể trồng được trong nhà. Khi trồng trong sân vườn cây còn giúp tô điểm cho không gian thêm nổi bật hơn nhờ vẻ bề ngoài độc đáo của mình.
Thời gian gần đây trào lưu chơi cây và trồng cây nắp ấm trong nhà đang trở nên rất thịnh hành và ngày càng phổ biến. Vì vậy nếu bạn muốn trồng loại cây này trong nhà thì hãy “rinh” ngay một cho mình một cây để trồng. Tuy nhiên khi trồng bạn nên lưu ý các hướng tốt để mang lại vượng khí cho căn nhà.
Cây nắp ấm ăn thịt người liệu có phải sự thật
Trên thông tin mạng cho rằng "cây nắp ấm ăn thịt người" được rất nhiều bạn đọc quan tâm, thắc mắc và có gửi câu hỏi cho chúng tôi. Khu Vườn Xanh xin chia sẻ tới bạn đọc thông tin hữu ích và thực tế về loài cây này.
Cây nắp ấm là một loại cây bắt côn trùng rất tốt, nó tiết ra dịch mật thu hút được các loại côn trùng như: ruồi, muỗi, kiến… Cây được trồng khá phổ biến với mục đích trang trí và được nhiều người yêu thích nhờ vẻ bên ngoài độc đáo, lạ mắt. Cây có kích thước khá nhỏ so với con người chỉ phù hợp bắt các loại côn trùng nhỏ xíu, do đó thông tin cây nắp ấm ăn thịt người là hoàn toàn sai lệch và không có căn cứ.
Nhân giống cây nắp ấm
Bạn có thể thực hiện cách nhân giống cây nắp ấm bằng ngọn hoặc bằng phương pháp gieo hạt giống cây nắp ấm đều được. Cụ thể:
Gieo hạt nắp ấm
Sau khi đã chuẩn bị được đất bạn gieo hạt trực tiếp xuống dưới đất rồi lấp đất lại. Tưới một lượt nước lên trên để giữ độ ẩm cho đất và giúp hạt nhanh nảy mầm. Sau khoảng 20 ngày hạt nảy mầm và cây con phát triển, bạn có thể mang cây con đi trồng vào các chậu.
Trồng nắp ấm bằng ngọn cây
Nắp ấm trồng bằng ngọn là một cách trồng rất phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Bạn có thể cắt lấy phần ngọn của cây nắp ấm trưởng thành rồi mang đi trồng vào đất mới. Theo dõi cây mọc và chăm sóc cẩn thận để cây có thể phát triển khỏe mạnh và ít sâu bệnh.
Cách trồng và chăm sóc Cây nắp ấm
Để biết cách trồng cây nắp ấm và chăm sóc cây đúng quy trình bạn có thể tham khảo qua thông tin bên dưới đây như:
Đất trồng
Nên trồng cây nắp ấm tại môi trường đất nhiều dinh dưỡng và có độ ẩm tốt. Khi trồng bạn có thể trộn thêm mùn cưa vào trong đất để cây phát triển nhanh.Tưới nước
Khi trồng bạn nên tưới nước cho cây khoảng 1 lần/ ngày để giữ độ ẩm. Ngoài ra vào mùa khô bạn có thể tăng lượng nước tưới lên để cây phát triển nhanh và không bị thiếu nước.
Ánh sáng
Không nên trồng cây nắp ấm tại những nơi có ánh sáng chiếu quá mạnh và gay gắt. Bạn nên trồng cây tại những nơi có mái che hoặc trồng cây dưới lưới để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
Dinh dưỡng
Khi trồng cây cũng không đòi hỏi quá nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên bạn cũng nên bón phân cho cây vào một số thời điểm như cây ra hoa và ra quả.
Sâu bệnh
Bạn nên thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện được sâu bệnh phá hoại. Tránh không để cây bị bệnh nặng rất khó chữa trị.
Video hướng dẫn trồng cây nắp ấm - Nguồn Youtube
Trên đây là một số thông tin về cây nắp ấm mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Qua đó hy vọng sẽ mang đến cho bạn những chia sẻ hữu ích, để biết thêm nhiều thông tin hay hãy truy cập trang web của Khu Vườn Xanh thường xuyên nhé.