Cây Mai chiếu thủy hay Mai chấn thủy là cây thuộc top cây phong thủy hàng đầu, thích hợp trồng trong nhà và sở hữu vẻ đẹp nổi bật đặc trưng. Do đó có rất nhiều người yêu thích và lựa chọn giống cây này để trưng trong nhà. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin chi tiết về mai chiếu thủy, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh ngay nhé.
Mai chiếu thủy là cây gì?
Mai chiếu thủy còn được gọi với một số tên gọi khác như Mai Chấn Thủy, Mai Trúc Thủy, Mai Chiếu Thổ,....tiếng anh là Water Jasmine, đây là giống được trồng phổ biến trên thế giới nhờ vào đặc tính dễ trồng và chăm sóc.
Ban đầu, giống cây này có nguồn gốc từ miền Đông của khu vực Châu Á, sau này dần du nhập vào các quốc gia khu vực Châu Âu và nhiều quốc gia khác. Ở Việt Nam, loài cây này được trồng phổ biến trên cả nước, mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.
Đặc điểm cây Mai chiếu thủy
Đặc điểm của cây Mai chiếu thủy tương đối đặc biệt, chính vì vậy có thể thu hút được sự chú ý của phần lớn những người yêu cây. Một số đặc biệt nổi bật có thể kể tới như:
- Phần thân: Thuộc họ cây thân gỗ, có kích thước nhỏ và phần thân khá ngắn. Chiều cao trung bình rơi vào khoảng từ 50 - 70 cm. Một số thân cây có xuất hiện nốt sần, xù xì, màu sắc trắng hoặc xám đen đồng thời phân chia thành nhiều nhánh khác nhau.
- Phần lá: Lá cây của mai chiếu thủy có kích thước nhỏ, hình dáng thuôn dài, phần đầu lá khá nhọn, khi còn non, lá cây có màu xanh tương đối đậm, khi già chuyển sang màu vàng. Hình thức mọc đối xứng và không có cuống.
- Phần hoa: Hoa được mọc theo hình thức xen kẽ từ lá, mỗi bông có kích thước nhỏ, màu trắng là màu sắc chính. Loài cây này có hoa nở quanh năm, hương thơm dịu nhẹ, cánh hoa mong manh.
- Phần quả: Quả mai chiếu thủy thuộc dạng quả khô, được sử dụng với mục đích chính là nhân giống hoặc phục vụ cho mục đích nghiên cứu và không có giá trị về mặt dinh dưỡng.
Cây Mai chiếu thủy có mấy loại?
Trên thị trường hiện nay, mai chiếu thủy được phân loại thành nhiều giống khác nhau, mỗi loài đều sở hữu những đặc điểm riêng biệt
Mai chiếu thủy bonsai
Đây là giống cây được trồng lâu năm và tạo thành nhiều thế cây/dáng cây khác nhau, tạo nên giá trị thẩm mỹ cao. Mặt khác, giá trị của mai chiếu thủy bonsai cũng được đánh giá là cao nhất trong số những giống cây hiện nay. Có nhiều thế bonsai khác nhau, tùy thuộc vào sở thích cá nhân của từng người để lựa chọn cho mình dáng cây phù hợp nhất.
Mai chiếu thủy lá kim
Mai chiếu thủy lá kim ở một số vùng còn được gọi là kim thanh mai, kim đuôi chồn, về cơ bản chúng vẫn sở hữu những đặc điểm chính của mai chiếu thủy những có một số điểm khác biệt. Phần lá của kim thanh mai nhỏ hơn một chút, gốc nhỏ và thân có nhiều nụ. Khi nở phần hoa khá ít, cánh mỏng, kích thước bé.
Mai chiếu thủy lá lớn
Đặc điểm chính của mai chiếu thủy lá lớn là có phần lá dài, tròn, chia thành nhiều nhánh khác nhau và tương đối phát triển. Phấn hoa có sắc trắng là chính, kết thành từng chùm dài và có mùi thơm dịu nhẹ. Kích thước của hoa tương đối lớn, có 5 cánh xòe ra giống hình dạng của các giống hoa mai.
Mai chiếu thủy lá trung
Đây là giống cây được rất nhiều người lựa chọn trồng, chúng có phần thân sần sùi, kích thước lá trung bình với phần đầu tương đối nhọn. Lá mọc thành từng chùm, có màu xanh đậm, thân cây có chiều cao trung bình từ 60 - 80cm, hoa có màu trắng nở nhiều giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.
Cây Mai chiếu thủy hợp với mệnh gì, tuổi nào?
Dựa trên quan điểm về phong thủy, cây mai chiếu thủy có lá xanh khi nở hoa màu trắng tinh khôi nên rất thích hợp với gia chủ thuộc mệnh Thủy hoặc mệnh Thổ. Những người thuộc hai mệnh này khi trồng cây trong nhà sẽ mang lại may mắn, làm mọi việc thuận lợi cĩn cũng như tránh được sóng gió, vận hạn trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, mai chiếu thủy cũng không kén tuổi trồng nên bất cứ tuổi nào cũng có thể dễ dàng trồng giống cây này trong nhà để thu hút tài lộc cũng như trang trí thêm cho không gian ngôi nhà thêm phần nổi bật, đặc sắc.
Cây Mai chiếu thủy có ý nghĩa gì?
Mai chiếu thủy không chỉ là đẹp mà còn là một trong số những giống cây sở hữu nhiều ý nghĩa nổi bật nhất hiện nay bao gồm cả những ý nghĩa về mặt phong thủy.
Là giống cây dễ trồng, dễ chăm sóc và không chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết, do đó trong cuộc sống, mai chiếu thủy là tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, niềm tin và những điều tốt đẹp.
Trong phong thủy, mai chiếu thủy được coi là loài cây mang lại nhiều may mắn và tài lộc. Khi trồng trong nhà giúp gia chủ thu hút vận khí và những nguồn năng lượng tích cực. Đó cũng chính là lý do nhiều người lựa chọn trồng mai chiếu thủy trong nhà hoặc sân vườn thay vì những loài cây khác.
Cây Mai chiếu thủy có tác dụng gì?
Nhờ ở hữu những công dụng nổi bật, mai chiếu thủy ngày càng được trồng phổ biến ở hầu khắp các khu vực trên cả nước.
Giá trị thẩm mỹ
Một trong những công dụng hàng đầu không thể không nhắc tới của mai chiếu thủy chính là trang trí, đem đến một không gian sống độc đáo, kết hợp hài hòa giữa tự nhiên và giá trị thẩm mỹ. Người ta thường hay uốn mai chiếu thủy thành nhiều dáng/thế khác nhau để giúp tạo ra điểm nhấn thu hút.
Làm quà tặng
Với ý nghĩa phong thủy và ý nghĩa biểu trưng sâu sắc, mai chiếu thủy được lựa chọn làm thành món quà để tặng người thân, bạn bè vào ngày lễ, tết thể hiện sự hy vọng về những điều tốt đẹp, hạnh phúc và may mắn sẽ tới với người nhận.
Làm sạch không khí
Ngoài ra mai chiếu thủy còn được biết tới như một giống cây có tác dụng hữu hiệu trong việc làm sạch không khí, mang lại sự trong lành cho không gian sống. Chúng có thể loại bỏ khói bụi, những loại khí độc cũng như hạn chế tình trạng ô nhiễm một cách tối ưu.
Trồng cây Mai chiếu thủy trước nhà có tốt không?
Mai chiếu thủy được lựa chọn để trồng làm cảnh là chủ yếu, tuy nhiên không phải ai cũng biết việc trồng giống cây này trước nhà có tốt không? Có được trồng trong nhà không?
Trên thực tế theo quan niệm dân gian và các yếu tố phong thủy, việc trồng mai chiếu thủy trước nhà sẽ giúp thu hút sự may mắn từ bên ngoài, tạo ra điểm nhấn cho ngôi nhà cũng như xua đuổi tà mà, hung khí. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện tốt cho cây có thể phát triển toàn diện nhờ nguồn ánh sáng, nhiệt độ phù hợp.
Bạn hoàn toàn có thể đạt các chậu mai chiếu thủy trong nhà, tuy nhiên nên chọn các chậu có kích thước vừa phải, không quá lớn để tránh ảnh hưởng tới không gian cũng như khả năng di chuyển. Một số vị trí thích hợp nhất trong nhà để đặt mai chiếu thủy là góc phòng, cạnh cửa sổ hoặc khu vực phòng khách,...
Trồng mai chiếu thủy trước nhà giúp thu hút tài lộc
Cách nhân giống và tạo dáng cho Mai chiếu thủy
Mai chiếu thủy có nhiều cách nhân giống khác nhau trong đó chủ yếu là phương pháp giâm cành.
Nhân giống Mai chiếu thủy bằng phương pháp giâm cành
- Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết bao gồm bầu đất, đất có chất dinh dưỡng, kéo/dao, dung dịch kích thích mọc rễ.
- Bước 2: Chọn cây giống để lấy cành giâm, nên chọn những cây có chất lượng tốt, không bị sâu bệnh, có nhiều cành xum xuê. Chọn các cành bánh tẻ, không quá non hoặc quá già.
- Bước 3: Tiến hành cắt cành, chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát, cắt một đoạn từ 20 - 25 cm sau đó bỏ phần lá, chỉ giữ lại từ 1 - 2 lá phần đầu.
- Bước 4: Nhúng cành cây vừa cắt vào dung dịch kích thích mọc rễ sau đó cắm vào bầu đất và đặt ở nơi thoáng mát, thường xuyên tới nước để cây nhanh chóng ra rễ.
Một số dáng cây Mai chiếu thủy đẹp nhất hiện nay
Dáng cây ba ngọn núi
Ba ngọn núi là thế cây mai chiếu thủy đẹp và được nhiều người săn đón bậc nhất hiện nay. Dáng này thường được đặt trong những chậu có kích thước tương đối lớn. Phần giữa cao và thấp hơn ở hai bên, thân cây không quá cao.
Dáng cây hai con rồng
Tư thế này yêu cầu cần có sự cân đối và đối xứng ở hai bên, tạo nên hình ảnh hai con rồng uốn lượn với hạt Minh Châu ở giữa. Đây là dáng cây thể hiện sự mạnh mẽ và uy lực, thu hút tài vận cho gia chủ.
Dáng long hổ ăn bàn
Dáng cây long hổ ản bàn được ghép từ hai cây trong cùng một chậu, trong đó hổ là dáng nằm dưới còn rồng uốn lượn bên trên. Đây là thế tương đối khó cho nên thường phải do người nghệ nhân lâu năm tiến hành, đó cũng chính là lý do mức chi phí của dáng cây này sẽ cao hơn so với những thế đơn giản.
Cách trồng và chăm sóc cây Mai chiếu thủy
Mai chiếu thủy không quá khó trồng hoặc chăm sóc, bạn chỉ cần nắm rõ một số kiến thức cơ bản là có thể giúp hoa ra đẹp vào đúng dịp tết.
Phương pháp trồng cây Mai chiếu thủy
Chuẩn bị đất
Mai chiếu thủy không phải giống cây kén đất trồng, tuy nhiên bạn nên chuẩn bị các loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt để giúp cây phát triển nhanh chóng. Ngoài ra có thể trộn chung với một số loại phân bón, xơ dừa, tro trấu,...để tăng cường dinh dưỡng.
Chuẩn bị chậu
Hầu hết các giống mai chiếu thủy đều được trồng trong chậu vừa giúp đặt được nhiều vị trí khác nhau vừa tạo ra giá trị thẩm mỹ cao. Bạn nên chọn chậu có kích thước phù hợp với chiều cao của cây. có thể chọn chậu tròn, vuông, chữ nhật,...tùy nhu cầu sử dụng.
Phương pháp trồng
Hiện nay có hai phương pháp trồng mai chiếu thủy phổ biến nhất là trồng hạt hoặc cây giống. Đối với hạt giống bạn cần ngâm trước sau đó thả vào các chậu đất đã chuẩn bị sắp và lấp kín hạt. Đối với bầu giống, khi mua về tiến hành lột lớp nilon bên ngoài sau đó đào một hố sâu vừa phải trong chậu đất, đặt cây vào giữa và lấp kín lớp đất bao phủ rễ.
Cách trồng cây mai chiếu thủy nhanh phát triển
Phương pháp chăm sóc Mai chiếu thủy phù hợp
Tưới nước
Mỗi ngày bạn nên tưới nước cho mai chiếu thủy đều đặn vào sáng sớm và chiều tối. Trong trường hợp thời tiết thay đổi như nắng nóng hoặc mưa nhiều cũng có thể tăng hoặc giảm tần suất cho phù hợp.
Ánh sáng và nhiệt độ
Mai chiếu thủy trồng được cả trong điều kiện ánh sáng tốt hoặc trong bóng râm. Nếu bạn đặt các chậu cây trong nhà, mỗi tháng nên cho cây ra ngoài khoảng 1 - 2 lần sẽ giúp tăng cường khả năng phát triển.
Bón phân
Phân bón là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cây nhanh chóng ra hoa, xanh tốt. Bạn nên bón phân định kỳ hàng tháng, sử dụng những loại phân như NPK, phân vô cơ, phân sinh học,... Đặc biệt vào các dịp cận Tết, bón phân kịp thời sẽ giúp hoa nở đúng thời điểm, giúp bạn có chậu cây chơi tết đẹp.
Tỉa cành lá
Khoảng 45 - 50 ngày sau cắt tỉa lá, mai chiếu thủy sẽ ra hoa do đó nếu bạn muốn cây nở đúng dịp Tết thì có thể tiến hành cắt tỉa từ trước khoảng 1 - 2 tháng để cây ra hoa vừa đúng thời điểm.
Trị sâu bệnh
Trên thực tế mai chiếu thủy không có quá nhiều vấn đề về sâu bệnh, tuy nhiên nếu gặp phải, bạn vẫn có thể xử lý đơn giản bằng cách sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
Giá bán cây Mai chiếu thủy bao nhiêu và mua ở đâu?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống cây mai chiếu thủy khác nhau, do đó mức giá của mỗi cây đều không cố định. Bạn có thể tham khảo mức giá trung bình dưới đây để tìm kiếm cây trồng phù hợp nhất.
- Giá hạt giống mai chiếu thủy: Mức giá dao động từ 100.00 đồng/túi.
- Mai chiếu thủy cây giống nhỏ: Mức giá dao động từ 150.000 - 200.000 đồng/cây.
- Mai chiếu thủy cây giống to: Mức giá dao động từ 350.000 - 500.000 đồng/cây.
- Mai chiếu thủy bonsai: Có mức giá trung bình dao động từ 500.000 đồng trở lên tùy thuộc vào thế cây cũng như độ tuổi.
Việc mua mai chiếu thủy hiện nay không hề khó, bạn có thể lựa chọn các địa chỉ bán cây cảnh, cây giống hoặc các vườn ươm chuyên nghiệp. Bên cạnh đó cũng có thể đặt hàng thông qua các trang mạng xã hội, website hoặc sàn thương mại điện tử để tiết kiệm thời gian và công sức.
Như vậy, thông qua bài viết trên Khu Vườn Xanh đã chia sẻ tới bạn những thông tin chi tiết nhất về giống cây mai chiếu thủy. Hy vọng kiến thức được cập nhật này sẽ mang lại hữu ích cho bạn đọc, thông qua đó sở hữu cho mình một chậu cây đẹp để trang trí không gian ngôi nhà thêm nổi bật.