Danh mục Menu

Cây Sài đất hoa vàng (Ngổ núi, Húng tràm, Xoài đất)

Cây sài đất được biết tới là loại dược liệu quý có nhiều công hiệu nổi bật trong việc điều trị bệnh lý đối với cả người lớn và trẻ em. Ngày này, sài đất dùng nhiều trong y học cổ truyền cũng như chiết xuất thành các sản phẩm thuốc sử dụng trong y học hiện đại. Trong bài viết dưới đây, Khu Vườn Xanh sẽ giới thiệu đến bạn đọc những đặc điểm, công dụng và cách trồng giống cây này một cách chi tiết nhất, chú ý đón đọc ngay nhé.

Thông tin về cây Sài đất

Tại mỗi vùng khác nhau ở nước ta, cây sài đất lại được gọi với một cái tên khác nhau như húng tràm, ngổ núi, cúc giáp hay xoài đất. Trong khoa học, các nhà nghiên cứu gọi chúng là Wedelia calendulacea, xếp vào họ nhà cúc Asteraceae, mọc hoang ở nhiều khu vực, đặc biệt là những vùng nhiệt đới.

Cây sài đất có tên khoa học là Wedelia calendulacea
Cây sài đất có tên khoa học là Wedelia calendulacea

Khu vực phân bố

Sài đất phân bố ở các nước có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, giống cây này phát hiện chủ yếu ở các vùng đồi núi thấp hoặc trung du. Nhờ những ưu điểm của mình, cây sài đất ngày càng có giá trị và được trồng theo quy mô lớn hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Đặc điểm hình thái

Về cơ bản, Sài đất có những đặc điểm chung của giống cây thân thảo quen thuộc. Cách nhận biết cũng không quá khó khăn bởi chúng sở hữu một số điểm nổi bật như:

  • Thân: Thuộc giống cây thân thảo, mọc hoang và bò lan trên mặt đất, phân thân cây có màu xanh và phần lông nhỏ cứng bao phủ bên ngoài. Sài đất thường mọc lan cùng với rễ cây cắm chặt xuống mặt đất, thân cây nhỏ, có kích thước từ vài mét trở lên.
  • Lá: Phần lá Sài đất có phần đặc biệt hơn so với nhiều giống cây thông thường, mọc sát với cây và hầu như không thể tìm thấy cuống lá của chúng. Hình dạng lá bầu dục và thuôn dài phần đầu, mọc đối, mép lá có răng cưa to nhưng nông, cả hai mặt lá đều có màu xanh và lông tơ, nếu bạn vò lá sẽ thấy có mùi rất thơm.
  • Hoa: Hoa sài đất thường ra theo cụm và mọc ở phần đầu ngọn hoặc nách lá. Màu sắc của hoa vàng tươi, phần cánh nhỏ chụm lại với nhau, phần nhụy vàng, hoa sài đất có thể sử dụng được, vị hơi đắng.

Thành phần hóa học

Trong thành phần hóa học của Sài đất có chứa nhiều hoạt chất có lợi, theo đông y thì giống cây này có vị ngọt, hậu chua và tính mát. Một số thành phần chính của cây có thể kể tới như: Caroten, Silic, Pectin, Lignin, Wedelolacton, Norwedelic acid, Saponin, Một số tinh dầu, chất béo cũng như muối vô cơ.

Phân loại giống cây Sài đất

Hiện nay ngoài tự nhiên có rất nhiều loại Sài đất khác nhau đa dạng về hình thái và khả năng chữa bệnh, trong đó Việt Nam nổi bật có những giống chính dưới đây:

Sài đất hoa vàng

Sài đất hoa vàng là một loại cây dược liệu quý còn được gọi với một số tên khác như cúc nhám hay ngổ núi. Đặc điểm của loài cây này giống với tên gọi của chúng, chính là có phần hoa màu vàng tươi, thân cây vẫn mọc bò dưới mặt đất và có màu tín, khi còn non sẽ có màu xanh tươi. Cây được trồng khắp cả nước trong đó phổ biến nhất ở khu vực Miền Bắc.

Sài đất hoa trắng

Sài đất hoa trắng hay cúc đồng hoặc còn được gọi là sài đất ta. Khác với sài đất hoa vàng giống cây này sở hữu những điểm chung nổi bật nhất như thân xanh, có lông, bò sát đất, lá có răng cưa, mềm và không thô. Phần hoa của cây có màu trắng, nhụy vàng giống hoa cúc, sau khi hoa tàn sẽ có quả cứng và được bao phủ bởi lớp lông cứng.

Cây sài đất hoa trắng còn gọi là cây cỏ mui hay cúc mai(Tridax procumbens)
Sài đất hoa trắng còn gọi là cây Cỏ mui hay Cúc mai(Tridax procumbens)

Sài đất giả

Sài đất giả hay Dây lức là giống cây có tên khoa học là Lippia Nodiflora, khác với các giống thông thường, sài đất giả không sử dụng được. Phần cành cây có hình vuông, có một lớp lông mịn và mỏng bao phủ, lá có hình bầu dục, có răng cưa và hoa có màu xanh nhạt.

Tác dụng của cây Sài đất

Với những thành phần có lợi cho sức khỏe, cây sài đất mang lại nhiều công dụng tốt trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến da liễu, tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

Trồng viền trang trí

Một trong ứng dụng cơ bản nhất của cây Sài đất đó là làm cây trồng viền trang trí không gian. Nhờ khả năng sinh trưởng tố, chịu hạn và năng nên loại cây này thường được trồng viền cho các khuôn viên, ven đường hay khu công viên, biệt thự nhà ở với mục đích trang trí cảnh quan.

Cây sài đất thường mọc hoang hoặc trồng viền trang trí cảnh quan
Cây sài đất thường mọc hoang hoặc trồng viền trang trí cảnh quan

Dùng trong Đông Y

Những thành phần hóa học có trong Sài đất này đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cải thiện nhiều tình trạng bệnh lý ở người, nhất là những bệnh lý mãn tính. Do đó Sài đất vừa có thể sử dụng trong y học cổ truyền vừa có thể sử dụng trong y học hiện đại.

Trị mụn

Khả năng trị mụn của cây sài đất rất tốt bởi trong thành phần hóa học của sài đất có chứa phenolic, đây là dược liệu có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh liên quan đến da liễu, bệnh lý ngoài da đặc biệt là mụn, mụn trứng cá. Thông qua khả năng thanh nhiệt, giải độc giúp giảm nóng trong khi đun nước uống hoặc có thể giã nát đắp trực tiếp vào nốt mụn sẽ mang lại hiệu quả rất rõ rệt.

Hạ sốt

Các chất như Flavonoid, triterpenoid, steroid có trong sài đất đóng vai trò tương đương với các hoạt chất giảm đau. Khi sử dụng với tía tô, kinh giới hoặc cúc tần sẽ mang đến tác dụng hạ sốt, giảm cảm cúm một cách hiệu quả. Có nhiều cách sử dụng cây sài đất để hạ sốt khác nhau trong đó phổ biến nhất là dùng để xông.

Chữa viêm da cơ địa

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng viêm da cơ địa cũng có thể sử dụng cây sài đất để cải thiện tình hình. Với tính thanh mát, giúp giảm viêm và tình trạng mẩn đỏ, bạn có thể đun sài đất và sử dụng chúng như một loại nước tắm hoặc dùng chúng uống hàng ngày để thanh nhiệt, giải độc và giảm các triệu chứng viêm da một cách tốt nhất.

Trị mẩn ngứa với trẻ sơ sinh

Sài đất không chỉ có tác dụng tốt đối với người trưởng thành mà còn có công dụng vô cùng tối ưu đối với trẻ sơ sinh. Theo dân gian, ông bà ta thường sử dụng chúng để làm thảo dược tắm cho trẻ sơ sinh nhờ thành phần chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn, thanh nhiệt, điều trị mẩn ngứa, mụn nhọt ở trẻ.

Cách trồng và chăm sóc cây Sài đất

Sài đất là giống cây rất dễ trồng, bạn hoàn toàn có thể trồng chúng một cách đơn giản chỉ với một vài hướng dẫn cơ bản trong bài viết dưới đây:

  • Chuẩn bị đất: Có thể chọn bất cứ loại đất nào tuy nhiên hãy đảm bảo nền đất tốt và có đủ chất dinh dưỡng, có khả năng thoát nước, tơi xốp. Thông thường nên trộn đất thịt, đất pha cát với các loại phân bón, phân chuồng ủ hoai hoặc tro trấu, mùn cưa, xơ dừa.
  • Thời điểm trồng: Bạn có thể trồng sài đất vào bất cứ mùa vụ nào, tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là thời điểm khí hậu mát mẻ, độ ẩm tự nhiên cao và có mưa nhẹ. Trong đó mùa thu và mùa xuân là mùa nên trồng và tránh mùa hè, mùa đông vì đây là thời điểm không thuận lợi cho sự phát triển của cây con.
  • Trồng cây: Trồng sài đất bằng cách cắt một phần thân của cây giống sau đó gieo xuống đất, lấp đất kín phần gốc cắt. Sau đó thường xuyên tưới nước trong vòng từ 30 - 35 ngày cây sẽ bắt đầu ra rễ và phát triển.
  • Lượng nước: Tùy thuộc vào từng khu vực để cân đối tần suất tưới nước phù hợp. Thông thường sài đất chỉ cần cung cấp lượng nước trung bình do đó mỗi ngày tưới nước một lần là phù hợp, hoặc cũng có thể 1 - 2 ngày tưới một lần.
  • Bón phân: Cây không yêu cầu quá cao về lượng phân bón vì vậy khoảng 2 tháng bạn có thể bón phân một lần. Sử dụng các loại phân như phân chuồng, đạm, ure, lân, kali. Bón xung quanh gốc hoặc pha loãng với nước và tưới.
  • Sâu bệnh: Một số loại sâu bệnh thường gặp ở cây sài đất có thể nhắc tới như sâu đục lá và đục rễ, dế cắn,...Để hạn chế tình trạng này bạn có thể thường xuyên tiến hành tỉa lá, thân hoặc dùng một số loại thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng phù hợp theo khuyến cáo.

Sài đất giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Trên thị trường có rất nhiều nơi bán sài đất với mức giá khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng và cung  cầu thị trường, chi phí này có thể tăng giảm theo từng thời điểm. Bạn có thể tham khảo mức giá dưới đây:

  • Sài đất tươi: Mức giá trung bình khoảng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.
  • Sài đất khô: Mức giá trung bình từ 70.000 - 150.000 đồng/kg.
  • Cây sài đất giống: Mức chi phí trung bình từ 15.000 đồng/cây con.

Sài đất có thể mua ở các cửa hàng thuốc đông y, cửa hàng dược liệu để đảm bảo chất lượng. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm trên các trang mạng xã hội hoặc sàn thương mại điện tử tuy nhiên cần kiểm tra cẩn thận để tránh mua phải hàng giả, ảnh hưởng tới sức khỏe trong quá trình sử dụng.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cây Sài đất và những công dụng, đặc điểm và cách sử dụng của giống cây này. Nếu bạn đọc muốn biết thêm bất cứ kiến thức về các giống cây, giống hoa khác hãy nhanh tay ghé thăm Khu Vườn Xanh và cập nhật nhanh chóng, đầy đủ và chính xác nhất nhé.

Chia sẻ
(5/5, 2 votes)
Phương Dung

Phương Dung

Tác giả