Tại Việt Nam, cây Tầm bóp không còn xa lạ gì nhất là đối với vùng nông thôn. Từ lâu giống cây này đã mọc dại ở khắp nơi và được người dân sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày. Sau khi người ta phát hiện ra những công dụng hiệu quả của chúng trong việc trị bệnh, tầm bóp ngày càng được trồng và sử dụng rộng rãi hơn. Để tìm hiểu về các công dụng cũng như những điều cần chú ý khi sử dụng, chăm sóc cây, bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh nhé!
Đặc điểm của cây Tầm bóp
Cây tầm bóp hay rau tầm bóp là giống cây mọc dại quen thuộc của Việt Nam, chúng thuộc họ Cà (Solanaceae) được sử dụng với tên khoa học là Physalis angulata. Nguồn gốc ban đầu của tầm bóp đến từ các quốc gia Châu Mỹ nhiệt đới, ngày nay mọc ở hầu khắp các quốc gia trong đó có Việt Nam.
Cay Tam bop mang trong mình những đặc điểm hình thái như:
- Về thân cây: Cây tầm bóp thuộc loại cây thân thảo, có chiều cao trung bình, thường dao động trong khoảng từ 50 - 90cm. Phần thân có nhiều cảnh, nhánh nhỏ bao quanh, thân cây màu xanh thẫm, có phần lông tơ mỏng và nhỏ ở trên.
- Về lá cây: Lá cây tầm bóp có dạng hơi thuôn dài về phần đầu, lá bầu dục mọc so le nhau. Trung bình kích thước của lá có thể dao động trong khoảng 3 - 5cm, rộng từ 2 - 4cm, phần cuống tương đối ngắn.
- Về phần hoa: Hoa tầm bóp không mọc theo chùm như những giống cây khác mà chủ yếu mọc đơn độc, phần cuống không quá dài chỉ khoảng 1 - 1,3cm. Hoa có màu trắng hoặc vàng, bông hoa không lớn, chia ra làm 5 thùy, phần cánh mỏng.
- Quả tầm bóp: Quả tầm bóp được bao phủ ở bên ngoài bởi một lớp vỏ như lồng đèn, bên trong có phần quả màu xanh. Mỗi quả thường chứa rất nhiều hạt, khi bóp sẽ nghe thấy tiếng kêu lớn. Đặc biệt loại quả này khi chín sẽ chuyển sang màu vàng và có thể ăn được.
Cây tầm bóp có mấy loại?
Cây tầm bóp mọc dại ở nhiều vùng với hai giống chính là tầm bóp cái và tầm bóp đực, giữa hai loại này cũng có một số đặc điểm khác biệt.
Cây tầm bóp cái
Cây tầm bóp cái hay còn gọi là cây thù lù cái, là giống cây có kích thước trung bình từ 50 - 90cm, lá có kích thước trung bình. Phần hoa nhỏ, quả có dạng lồng đèn bao bọc bên ngoài, khi chín có màu vàng đỏ, vỏ mỏng, có thể ăn được.
Toàn bộ phần thân và lá cây đều có vị đắng nhẹ, không độc, được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý có lợi cho con người. Quả có vị chua ngọt pha lẫn, cũng có thể ăn tuy nhiên không được dùng khi quả vẫn còn xanh.
Cây tầm bóp đực
Cây tầm bóp đực còn được gọi với một số tên khác như cây thù lù đực, cây lu lu đực,...cũng là giống cây thân thảo và mọc quanh năm. Chiều cao của tầm bóp đực không có khác biệt quá lớn so với tầm bóp cái, phần cành lá có phủ một lớp lông tơ mỏng.
Quả tầm bóp đực có dạng hình cầu khi chín có màu tím hoặc màu đen, hoàn toàn không có lớp vỏ bọc bên ngoài. Khi nếm thử sẽ có vị đắng nhẹ lẫn vị ngọt, ngoài lá và quả thì phần thân cây của chúng có chứa một hàm lượng chất độc nhất định, cần phải sơ chế qua nhiệt để loại bỏ độc tố trước khi sử dụng.
Cây tầm bóp và cây Thù lù
Trên thực tế cây tầm bóp có rất nhiều tên gọi khác nhau như cây lồng đèn, cây bôm bốp, cây bùm bụp,... Cây thu lu cũng là một tên gọi khác của giống cây này, chính vì vậy nếu bạn bắt gặp hai tên gọi khác nhau của chúng thì cũng không cần thắc mắc quá nhiều. Bạn có thể sử dụng bất cứ tên nào để phù hợp với từng khu vực hoặc vùng miền khác nhau.
Tác dụng của cây rau Tầm bóp là gì?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây rau tầm bóp có chứa nhiều thành phần hóa học nổi bật, điển hình như Physalin A-D, Physagulin A-G, các alkaloid,... Đây đều là hoạt chất tốt cho điều trị nhiều bệnh lý của con người.
Công dụng của cây Tầm bóp
Cây Tầm bóp được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh với các công dụng chữa bệnh thần kỳ, trong đó phải kể đến như:
- Phòng ngừa bệnh lý tim mạch: Công dụng đầu tiên và vô cùng quan trọng của cây tầm bóp phải kể tới phòng ngừa các bệnh lý tim mạch một cách hiệu quả. Do trong thành phần của chúng có chứa hàm lượng lớn vitamin C, giúp đẩy lùi các gốc tự do - nguyên nhân chính gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến vấn đề tim mạch.
- Kiểm soát tình trạng mỡ máu: Tầm bóp còn có tác dụng kiểm soát lượng cholesterol trong máu cũng như hạn chế tình trạng mỡ máu tăng cao. Sử dụng hàng ngày có thể giảm thiểu các trường hợp trở nặng của bệnh lý.
- Hỗ trợ điều trị ung thư: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, vitamin C có trong cây tầm bóp là thành phần quan trọng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ung thư. Trong đó bao gồm ung thư phổi, dạ dày, đại tràng,..ức chế và tiêu diệt các tế bào ác tính trong cơ thể.
- Điều trị các bệnh cảm, cúm: Sử dụng tầm bóp vào thời điểm bạn đang mắc các bệnh lý như cảm, cúm, ho sốt,...có thể giúp giảm thiểu nhanh chóng tình trạng bệnh. Bên cạnh đó còn bổ sung thêm sức đề kháng và giúp cơ thể tăng hấp thu sắt, vitamin.
Cây Tầm bóp - Công dụng chữa bệnh tuyệt vời ít người biết
Cây tầm bóp chữa tiểu đường
Một trong những tác dụng của cây tầm bóp mà không phải ai cũng biết chính là điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Bạn có thể sử dụng phần rễ của cây sau đó kết hợp với chu sa và tim lợn.
Nấu nhừ vừa và sử dụng liên tục trong khoảng 7 ngày, mỗi ngày một lần. Phương pháp này mang lại hiệu quả rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường cũng như sỏi niệu. Khi sử dụng nên kết hợp với biện pháp kiêng khem cũng như uống nhiều nước.
Cây tầm bóp chữa bệnh gan
Mặc dù có rất nhiều công dụng cũng như hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh lý khác nhau, tuy nhiên về tác dụng chữa bệnh gan của cây tầm bóp hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh. Về cơ bản, nếu chỉ sử dụng tầm bóp thì việc điều trị bệnh gan hầu như không có tác động quá lớn.
Thay vào đó, bạn có thể sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng bất cứ bài thuốc nào. Lưu ý quan trọng là không tự ý sử dụng mẹo dân gian để kết hợp các vị thuốc vì có thể dẫn tới tình trạng dị ứng, phản ứng ngược.
Cây tầm bóp chữa đau dạ dày
Bên cạnh có công dụng liên quan đến chữa tiểu đường, ung thư hay giảm mỡ máu, tầm bóp còn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân mắc dạ dày. Phần thân, rễ và quả đều có hiệu quả đối với bệnh lý mãn tính này.
Bạn có thể sử dụng lá rau tầm bóp hàng ngày như một loại rau trong bữa cơm hoặc phơi khô để hãm trà hoặc pha nước uống. Một cách làm khác cũng được nhiều người ưa chuộng là sử dụng quả để uống.
Tác hại của cây tầm bóp
Về cơ bản, cây tầm bóp được coi là dược liệu lành tính tuy nhiên trong quá trình sử dụng cũng cần hết sức thận trọng. Nếu quá trình sử dụng không đúng cách rất dễ xảy ra các tác dụng phuj không mong muốn. Một số tác hại bạn cần lưu ý, nếu gặp phải dấu hiệu dưới đây cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời:
- Gây ra tình trạng dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy sau khi sử dụng, ăn hoặc uống nước từ lá, thân cây.
- Buồn nôn, khó thở, tức ngực cũng như các dấu hiệu khởi phát khác như đau đầu, mệt mỏi.
- Kìm hãm sự phát triển toàn diện cũng như sự khỏe mạnh của thai nhi đối với phụ nữ mang thai.
- Gây ngộ độc nếu sử dụng để điều trị bệnh kết hợp với một số loại thuốc Tây Y do đó cần hết sức chú ý đến thành phần của thuốc trước khi dùng.
Ăn nhiều rau tầm bóp có tốt không?
Rau tầm bóp có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt nhiều bệnh lý đồng thời tăng cường sức đề kháng cho con người. Vậy ăn nhiều rau tầm bóp có tốt hay không? Trên thực tế, việc sử dụng tầm bóp cũng cần có liều lượng rõ ràng và cẩn thận nếu không rất có khả năng gây ra tác dụng ngược.
Khi dùng cây tầm bóp, bạn có thể ăn hàng ngày như một loại rau, tuy nhiên thời gian sử dụng không nên vượt quá 1 tuần, mỗi ngày chỉ ăn 1 lần với liều lượng vừa phải. Khi dùng làm nước uống có thể thay thế nước lọc, sử dụng đều đặn trong 1 - 2 tuần sau đó ngừng và sử dụng nước thường, tiếp tục lặp lại quá trình này.
Rau tầm bóp có đắng không?
Khi nấu, rau tầm bóp có vị hơi đắng nhẹ, tuy nhiên không quá gắt, sau khi ăn sẽ có chút ngọt nhẹ cuối vị. Thông thường vị đắng của rau ở mức trung bình, tùy vào từng mùa vị đắng của tầm bóp cũng có sự thay đổi, đôi khi sẽ không có vị đắng giống với bình thường
Rau tầm bóp có độc không?
Tầm bóp được nhiều người sử dụng làm rau trong các bữa ăn hàng ngày nhờ hương vị thanh mái và thơm ngon. Ngoài ra trong Đông Y đây còn được ví là một dược liệu quý, mang lại nhiều công dụng và cách sử dụng cho con người. Chính vì vậy có thể nói rau tầm bóp không có độc và ăn được bình thường.
Tuy nhiên đối với quả tầm bóp, bạn không nên sử dụng khi chúng còn xanh vì trong thành phần của quả có chứa một số chất có thể gây dị ứng. Khi chín có thể ăn như thông thường. Nhìn chung cây tầm bóp khá an toàn và lành tính, ít gây ra các tác dụng phụ vì vậy khi sử dụng cũng không cần lo lắng quá nhiều.
Quả tầm bóp có ăn được không?
Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất khi tìm hiểu cây tầm bóp chính là quả tầm bóp có ăn được không? Cây tầm bóp ăn được không? Câu trả lời là CÓ, quả và lá của cây tầm bóp đều có thể ăn được hoàn toàn bình thường. Trong đó phần lá của cây thường được sử dụng như một loại rau, có thể nấu canh, ăn được hoặc pha làm nước uống. Quả của cây có thể được sử dụng để ăn trực tiếp hoặc làm nước uống.
Hiện nay một số trang trại nông nghiệp đã bắt đầu trồng đại trà giống cây tầm bóp với mô hình trang trại chuyên canh, thu hoạch trái tầm bóp làm pha chế nước giải khát. Sản phẩm nước cốt quả tầm bóp là sản phẩm mới được người dùng đánh giá cao về thành phần dinh dưỡng và độ hấp dẫn của loại nước này.
Cách trồng và chăm sóc rau Tầm bóp
Hiện nay tầm bóp không chỉ là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe mà còn được dùng như một món ăn, một loại rau ngon. Chính vì vậy việc trồng giống cây này tại nhà cũng dần phổ biến hơn. Để có thể giúp cây nhanh chóng phát triển và thu hoạch được lâu, bạn có thể áp dụng hướng dẫn dưới đây của chúng tôi:
Cách trồng rau Tầm bóp tại nhà đơn giản
- Chuẩn bị đất trồng: Là giống cây mọc dại nên cây tầm bóp không quá kén đất trồng, bạn có thể lựa chọn bất cứ loại đất nào. Mặc dù vậy, nếu muốn rau phát triển tốt, xanh non thì nên chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng.
- Hạt giống/cây giống: Bạn có thể lựa chọn trồng cây bằng hạt giống hoặc cây giống phụ thuộc vào nhu cầu của cá nhân. Khi lựa chọn giống cây cần chú ý mua ở địa chỉ uy tín, giống tốt, cây xanh tươi mơn mởn, không có tình trạng sâu bệnh.
- Phương pháp trồng hạt: Sau khi lựa chọn được hạt giống phù hợp, bạn tiến hành ngâm nước ấm trong vòng từ 2 - 4 tiếng, sau đó ủ trong khăn khoảng 1 tiếng và đem đi gieo. Gieo sạ trên đất và lấp một lớp đất mỏng lên, tưới nước thường xuyên bằng hình thức phun sương.
- Phương pháp trồng giâm cành: Chọn cây giống phù hợp, sau đó cắt cành một khoảng 10 - 15cm, sau đó nhúng cây vào dung dịch kích thích mọc rễ. Dùng cành cây mới cắt gieo vào đất một góc 45 độ, sau đó tưới nước thường xuyên để cây nhanh chóng mọc rễ và phát triển.
Chế độ chăm sóc cây Tầm bóp tại nhà
- Nước tưới: Cây tầm bóp cần có một chế độ nước tưới phù hợp do đây là một loài ưa nước. Nếu thiếu nước sẽ dẫn đến việc rau bị đắng, già cỗi vì vậy trung bình bạn nên tưới ít nhất 2 lần/ngày. Trong mùa mưa hoặc mùa nắng có thể linh hoạt thay đổi tần suất phù hợp.
- Phân bón: Bạn nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ để bón định kỳ hàng tháng, có thể dùng phân hóa học, NPK, phân đạm,...Hai cách bón chính là bón phân chuồng ủ hoai trực tiếp hoặc pha nước tưới.
- Sâu bệnh: Tầm bóp mọc dại nên sức sống rất tốt, hầu như không gặp phải quá nhiều tình trạng sâu bệnh. Đó cũng là lý do hầu như bạn không cần sử dụng thuốc trừ sâu, trong trường hợp sâu bệnh nặng, bạn cũng có thể sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật phù hợp.
Cây tầm bóp giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Hiện nay giá của cây Tầm bóp có sự thay đổi tùy thuộc vào địa điểm bán cũng như loại cây giống, hạt giống khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số mức giá trung bình được chúng tôi cung cấp dưới đây:
- Hạt giống cây tầm bóp: Mức giá trung bình dao động từ 45.000 - 60.000 đồng/gói.
- Cây giống tầm bóp: Mức giá có thể dao động trong khoảng từ 30.000 - 50.000 đồng.
- Rau tầm bóp: Giá rau tầm bóp có mức giá từ 100.000 đồng trở lên một kg.
Bạn có thể mua hạt giống cây tầm bóp ở nhiều cửa hàng bán hạt giống rau củ hoặc vườn ươm nông nghiệp. Bên cạnh đó còn có một số sàn thương mại điện tử có cung cấp hạt giống, cây giống, do đó bạn có thể mua tại đây để được miễn phí vận chuyển, giao hàng tận nơi.
Cây tầm bóp đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của nhiều người dân Việt Nam, vừa là món ngon vừa là bài thuốc hiệu quả. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về các loại cây giống, hoa cảnh khác hãy tham khảo các bài viết được Khu Vườn Xanh cập nhật chi tiết nhất nhé!