Cây nhót ngọt là giống cây mới có vị ngọt và hơi chua nhẹ. Quả nhót ngọt khi chín có màu đỏ căng mọng đẹp mắt nên được ưa chuộng trên thị trường. Nhót ngọt những năm gần đây đã trở thành loại cây ăn quả cho năng suất cao và mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân nên diện tích trồng ngày càng nhiều.
Đặc điểm cây nhót ngọt
Cây nhót ngọt là giống mới được biến dị trên giống nhót chua truyền thống do người dân tự chọn lọc, sau đó nhân giống một cách tự phát và trồng rộng rãi.
- Thân cây: thuộc loại cây bụi, có cành trườn dẻo, dễ uốn có thể trồng dạng bonsai làm cảnh.
- Lá cây: hình bầu dục, mọc so le với nhau, mặt trên lá màu xanh kèm lấm chấm nhỏ như hạt bụi, mặt dưới lá có màu trắng bạc và thường phủ lông mịn.
- Quả nhót ngọt: to hơn nhót chua, quả lúc nhỏ màu xanh, khi chín có màu đỏ, lớp vỏ ngoài có phủ chấm trắng li ti như hạt cát, khi ăn bạn sẽ cảm thấy hơi chua nhẹ.
Giá trị dinh dưỡng quả nhót ngọt
Nhót ngọt là loại quả giàu dinh dưỡng, trong một quả nhót ngọt sẽ chứa các chất sau:
- Nước: 92%
- Xenlulozo: 2,3%
- Glucid: 2,1%
- Acid hữu cơ: 2%
- Protid: 1,25%
- Photpho: 30mg
- Canxi: 27mg
- Sắt: 0,2mg
- Ngoài ra, trong quả nhót ngọt còn chứa hàm lượng vitamin C, A, D, B6..
Cây nhót ngọt ra hoa tháng mấy?
Cây nhót ngọt được trồng 2 vụ trong năm ở các tỉnh phía bắc đó là: vụ xuân trồng vào khoảng tháng 2-4 và vụ thu trồng vào tháng 8-10. Đầu tháng 12 là thời điểm cây nhót sẽ nở hoa tập trung và quả sẽ chín vào khoảng cuối tháng 2.
Cây nhót ngọt trồng bao lâu có trái?
Nếu bạn trồng cây nhót ngọt đứng kỹ thuật và chăm sóc tốt thì chỉ cần 8-10 tháng là cây có thể cho thu hoạch quả. Một cây nhót ngọt trồng 7-10 năm tuổi sẽ cho tổng sản lượng 1-2 tạ quả.
Cách trồng và chăm sóc cây nhót ngọt sai quả
Cách trồng cây nhót ngọt
- Chuẩn bị đất trồng tơi xốp hoặc đất phù sa, đất đổi…có khả năng thoát nước tốt.
- Dùng cuốc xẻng đào hố trồng cây, sau đó trộn lẫn phân với đất mùn rồi cho xuống hố.
- Khi trồng cắt bỏ lớp nilon bọc ngoài bầu, đặt cây ở vị trí chính giữa hố, lấp đất quanh gốc thành mô cao khoảng 10 - 15cm.
- Có thể làm cọc để cắm giữ cho cây chắc chắn và tưới nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho cây.
Các bệnh thường gặp trên cây nhót ngọt
- Rầy, rệp lá: là loại sâu bệnh phổ biến trên cây nhót ngọt chúng chích hút nhựa ở ngọn, lá non, quả non làm cho cây chậm phát triển.
- Sâu đục trái: loại sâu này sẽ ăn những quả nhót từ khi chúng còn non đến khi quả chín. Quả nhót bị sâu đục có thể bị thối, héo hoặc phát triển không đồng đều làm mất thẩm mỹ.
- Bệnh đốm lá: làm cây xuất hiện các đốm màu, giảm quá trình quang hợp, dẫn đến lá cây rụng nhiều, còi cọc và kém phát triển.
Thu hoạch quả nhót ngọt
Khi quả nhót bắt đầu ngả màu vàng đỏ thì tiến hành thu hoạch vì quả đã già. Thời điểm thuận lợi để thu hoạch quả chín là từ sau 7h khi sương tan hết, nắng lên lúc này quả nhót mới căng mọng và ngọt.
Hãy chọn lọc những quả chín đỏ đều thì mới hái để không bị chua. Quả nhót mỏng vỏ. mềm rất dễ dập nát nên khi thu hoạch phải rất nhẹ tay
Sau khi thu hoạch xong nên xếp gọn gàng vào thùng xốp từng quả một thật cẩn thận để tránh va đập, dập nát khi vận chuyển.
Mua cây nhót ngọt giống ở đâu?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ cung cấp cây nhót ngọt giống. Tuy nhiên bạn nên mua cây tại các trại giống cây trồng để đảm bảo giống chuẩn, khỏe mạnh và không bị sâu bệnh. Cây giống có chất lượng thì sau khi trồng mới phát triển tốt và cho năng suất cao.
Cây nhót ngọt hiện nay là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao và là loại quả yêu thích trên thị trường. Hy vọng với những thông tin trên đây bạn có thể tự tin trồng loại cây này. Đừng quên truy cập vào website của Khu Vườn Xanh thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về cây cối nhé.