Danh mục Menu

Cây nghệ đen là cây gì? Bật mí công dụng và tác hại của nghệ đen

Cây nghệ đen được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh Nam bộ, cây phù hợp với vùng đất tơi xốp, ẩm, ven rừng hoặc gần suối. Củ và tinh bột nghệ đen từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc quý trong đông y hỗ trợ điều trị các loại bệnh thường gặp như dạ dày, đại tràng, tim mạch và được xem là thần dược thực phẩm chức năng

Cây nghệ đen là cây gì?

Nghệ đen có tên gọi khác là nghệ xanh. Đây là loại cây thân thảo có tên khoa học là Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe, thuộc họ nhà Gừng (Zingiberaceae). Nghệ đen có vị đắng đặc trưng, mùi hăng, tính ấm và chứa rất nhiều tinh dầu.

Cây nghệ đen thuộc loại cây thân thảo, họ gừng
Cây nghệ đen thuộc loại cây thân thảo, họ gừng

Đặc điểm, nguồn gốc cây nghệ đen

Nguồn gốc

Cây nghệ đen bắt nguồn từ vùng đất Đông Bắc đất nước Ấn Độ. Ngoài ra, chúng cũng có mặt ở miền Nam và Đông - Nam châu Á gồm các nước như: Malaysia, Thái Lan,  Lào, Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ…

Hiện nay cây nghệ đen ở Việt Nam được trồng rải rác ở các tỉnh trung du, miền núi như: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái…và các tỉnh khác mới mục đích chủ yếu là làm cây dược liệu

Đặc điểm cây nghệ đen

Cây nghệ đen có một số đặc điểm khá nổi bật mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường và dễ dàng phân biệt với giống nghệ vàng.

  • Nghệ đen là cây thân thảo, khi trưởng thành có chiều cao từ 1 - 1,5 mét.
  • Lá cây nghệ đen hình mũi mác, dài khoảng 40- 60cm, bẹ lá dài, mép lá hơi uốn lượn.
  • Hoa màu trắng pha hồng mọc thành cụm sát đất và có trước khi mọc lá, hoa dài hình ống và có lông.
  • Củ nghệ đen có các kích thước to nhỏ khác nhau. Bên ngoài củ có màu vàng nâu bên trong thịt có màu tím hoặc xanh tím. 
Bên trong củ nghệ đen có màu tím
Bên trong củ nghệ đen có màu tím

Tên khác của cây nghệ đen

Cây nghệ đen trong đông y còn có tên gọi khác là nga truật, ngải tím, tam nại, bồng truật.

Công dụng của nghệ đen

Cây nghệ đen với phần củ có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể và được sử dụng để:

  • Điều trị đau loét dạ dày: nghệ đen có chứa thành phần Curcumin có tác dụng thúc đẩy túi mật, giảm tăng tiết axit trong dạ dày. Nên kết hợp nghệ đen với mật ong để đạt hiệu quả điều trị tốt hơn.
  • Hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn: củ nghệ đen nguyên chất giúp kích thích túi mật giúp quá trình tiêu hoá thức ăn tốt hơn rất phù hợp với những ai đang bị đại tràng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Nghệ đen chứa các chất chống oxy hoá, kháng khuẩn tốt.
  • Tốt cho tim mạch: nghệ đen có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol gây ra các bệnh lý về tim mạch, huyết áp.
  • Phòng ngừa ung thư: thành phần Curcumin có tác dụng ngăn ngừa và ức chế tế bào ung thư, hỗ trợ phá huỷ tế bào ung thư mới hình thành.

Nghệ đen và mật ong khắc tinh của bệnh dạ dày

Nghệ đen có chứa thành phần Curcumin có tác dụng thúc đẩy túi mật, không làm gia tăng tiết axit trong dạ dày. Trong khi đó mật ong lại chứa men lợi khuẩn có lợi cho dạ dày, giúp tiêu hoá thức ăn tốt hơn. Vì vậy khi kết hợp hai thành phần này với nhau sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị đau loét dạ dày.

Nghệ đen và mật ong tốt cho dạ dày
Nghệ đen và mật ong tốt cho dạ dày

Cách làm nghệ đen tươi ngâm mật ong điều trị đau loét dạ dày rất đơn giản . Chuẩn bị 50 gam nghệ đen tươi, rửa sạch và thái lát. Bỏ nghệ tươi vào lọ thuỷ tinh và ngâm cùng 1 lít mật ong nguyên chất. Đậy nắp kín và để ở nơi khô ráo, thoáng mát. 

Hỗn hợp này bạn ngâm trong vòng 1 tuần để tinh chất trong củ nghệ đen tiết ra hòa cùng mật ong. Khi uống bạn lấy 1-2 thìa cafe pha cùng nước ấm lượng vừa đủ. Uống đều đặn hằng ngày tình trạng đau, loét dạ dày sẽ giảm đi đáng kể. 

Tác hại của nghệ đen là gì?

Nghệ đen có rất nhiều công dụng tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách và lạm dụng thì sẽ mang đến một số tác hại như:

  • Bị đau bụng: nghệ đen có tính cay, nóng nên nếu sử dụng nhiều có thể dẫn đến tình trạng đau bụng. 
  • Kích thích cổ tử cung: sử dụng nghệ đen không đúng có thể gây kích thích cổ tử cung. Vì vậy với phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần phải cẩn thận khi sử dụng.  
  • Tiêu chảy: khi bạn sử dụng nghệ đen với liều lượng quá nhiều và lạm dụng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, đổ mồ hôi. 
  • Chảy máu: ai bị rong kinh thì tuyệt đối không nên sử dụng nghệ đen vì nghệ có tác dụng khai thông khí huyết. 

Cây nghệ đen có hoa không?

Cây nghệ đen có hoa và hoa của chúng màu trắng pha hồng, thường ra trước khi mọc lá. Hoa nghệ đen mọc thành cụm mọc dọc từ thân rễ lên. Hoa nghệ đen cao khoảng 15mm, đầu hoa nhọn và bầu hoa có lông 

Hoa của cây nghệ đen
Hoa của cây nghệ đen

Nghệ đen hay nghệ vàng tốt hơn?

Nghệ đen và nghệ vàng sẽ có những thành phần, công dụng khác nhau nên chúng không thể thay thế cho nhau được.

Nghệ đen và nghệ vàng không thể thay thế cho nhau
Nghệ đen và nghệ vàng không thể thay thế cho nhau

Nghệ vàng họ gừng, có vị cay ngọt và tính mát được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, chảy máu cam, vàng da, đau dạ dày…

Nghệ đen có tính mát chứa nhiều tinh dầu, vị đắng và hơi hăng. Nghệ đen có tác dụng thông huyết, tiêu xơ, kháng viêm tốt. Ăn nghệ đen sẽ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh đau loét dạ dày, đau bụng kinh, đầy bụng..

Nghệ đen và nghệ vàng đều không phải là thuốc, không thay thế được thuốc chữa bệnh vì vậy nếu chỉ dùng mình nghệ thì hiệu quả sẽ không cao. Nên sử dụng nghệ đen, nghệ vàng cùng thuốc đặc trị để mang lại kết quả tốt nhất. 

Giá thành bột nghệ đen

Hiện nay sản phẩm tinh bột nghệ đen đang được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng. Bột nghệ đen dễ sử dụng và có tác dụng tương đương củ tươi, bảo quản được lâu. Giá bột nghệ đen trên thị trường dao động từ 100.000đ - 400.000đ/kg. Trong khi đó giá cây nghệ đen giống chỉ khoảng 15.000-25.000đ/cây. 

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Khu Vườn xanh về đặc điểm cũng như công dụng tuyệt vời mà cây nghệ đen mang lại cho sức khỏe người sử dụng. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn cây nghệ đen và các sản phẩm từ nghệ đen. Đừng quên truy cập website của chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích về cây cối nhé!

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Chinh Nguyễn

Chinh Nguyễn

Tác giả