Danh mục Menu

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây hồng ngâm giúp người nông dân hái ra tiền

Cây Hồng ngâm thuộc giống hồng tiên, cây cho quả ngon, ngọt, dễ trồng và dễ chăm sóc. Trong các loại hồng, hồng ngâm không chỉ mang mùi vị độc đáo mà còn rất giàu dinh dưỡng  tốt cho cơ thể. Chính bởi vậy, nhiều gia đình đã lựa chọn cây hồng ngâm để trong trong vườn nhà. Hãy cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu các đặc điểm, cách trồng, chăm sóc loại cây đặc biệt này trong bài viết sau đây nhé!

Đặc điểm cây Hồng ngâm

Cây Hồng ngâm thuộc họ thân gỗ, có tuổi thọ lâu năm, có tên khoa học là Diospyros kaki thuộc chi Thị. Cây có cành lá phát triển xanh tốt quanh năm và chiều cao khi phát triển có thể cao đến 10 m.

Cây hồng ngâm
Cây hồng ngâm

Quả hồng ngâm có dạng hình cầu, vỏ mỏng mịn. Khi quả non thường có màu xanh, vị chát. Khi chín, vỏ quả hồng sẽ chuyển sang màu vàng cam, vị chát.

Hồng ngâm là món ăn đặc biệt ưa thích của người miền Bắc mỗi độ Thu về. Vị hồng ngâm bùi, ngọt thanh, thoang thoảng mùi thơm nhẹ. Cách làm hồng ngâm khá đơn giản, chỉ cần. hái những trái già đem ngâm ra hết dựa và vị chát khoảng 2 ngày là có thể ăn được.

Giá trị dinh dưỡng quả hồng ngâm

Hồng ngâm chứa nhiều vitamin A, vitamin C, các chất xơ hòa tan, các chất khoáng như: mangan, đồng, các chất chống oxy hóa (hợp chất phenolic),... Đây là các chất rất tốt cho cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Khu Vườn Xanh điểm danh những giá trị dinh dưỡng hồng ngâm ở phần dưới nhé!

Ngâm hồng giúp loại bỏ vị chát
Ngâm hồng giúp loại bỏ vị chát

Công dụng của Hồng ngâm

Cây hồng ngâm được trồng tại các gia đình để vừa làm bóng mát trước nhà, vừa cung cấp quả để ăn trực tiếp, làm mứt,... Đối với quả hồng ngâm, nhờ chứa dồi dào các vitamin, khoáng chất nên loại quả này rất tốt cho sức khỏe, cụ thể:

  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả bởi quả hồng ngâm có thể chế ngự cơn đói rất tốt.
  • Chữa rối loạn tiêu hóa: Quả hồng ngâm có chứa chất keo pectin. Đây là chất xơ hòa tan trong nước giúp hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
  • Tốt cho tim mạch: Quả hồng ngâm chứa dồi dào glucose và fructose, tốt cho các mạch máu, giúp cơ tim khỏe mạnh.
Quả hồng ngâm tốt cho tim mạch
Quả hồng ngâm tốt cho tim mạch
  • Ngừa bệnh ung thư: Các chất chống oxy hóa có trong trái hồng ngâm giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư.
  • Chống lão hóa và làm đẹp da: Quả hồng chứa nhiều vitamin C, A, chất chống oxy hóa, chất sắt nên giúp da hồng hào, chống lão hóa hiệu quả.
  • Chống nhiễm trùng: Quả hồng có thể chống oxy hóa mạnh, kháng viêm rất tốt.

Cách trồng và Chăm sóc cây Hồng ngâm

Để cây hồng ngâm sinh trưởng tốt, sai trái và chất lượng trái tốt, bạn cần tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng ngâm sau đây:

  • Tiêu chuẩn chọn giống: Cây giống hồng ngâm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết ghép cây. Do đó, khi chọn cây giống, bạn nên chọn cây khỏe mạnh, không không sâu bệnh, chiều cao từ 50cm trở lên.
  • Thời vụ trồng: Nên trồng hồng vào đầu mùa xuân hoặc mùa mưa, thời điểm khí trời mát mẻ, cây cối dễ đâm chồi nảy lộc, thuận hòa khí hậu để cây sinh trưởng tốt.
  • Mật độ trồng cây: Nên trồng các cây cách nhau 5m để cây có khoảng trống phát triển.
  • Đất trồng: Bạn cần làm sạch cỏ, sau đó đào xới cho tơi xốp đất. Tiếp theo đào hố kích thước 50 x 50 x 50cm và bón lót phân chuồng hoai mục, phân supe lân và một ít vôi bột để khử trùng. Sau đó ủ hố trong vòng 1 tuần trước khi trồng cây.
  • Cách trồng: Đào một hố nhỏ ở tâm hố và đặt cây hồng ngâm giống vào hố, lấp đất chặt xung quanh. Sau đó cắm cọc, buộc dây và tưới nước.
Để hồng sai quả, thơm ngon, người nông dân cần chú ý đến kỹ thuật trồng đúng cách
Để hồng sai quả, thơm ngon, người nông dân cần chú ý đến kỹ thuật trồng đúng cách
  • Tưới nước: Bạn nên tưới nước đầy đủ cho cây khi mới trồng, vào mùa khô, khi cây bắt đầu ra quả và khi quả chín.
  • Làm cỏ: Nên thường xuyên làm cỏ quanh gốc cây để tránh cỏ hút hết chất dinh dưỡng của cây. Có thể sử dụng nhựa linon bao quanh phần gốc để cỏ không thể mọc được.
  • Cắt tỉa: Khi cây được 1m, bạn nên cắt tỉa cho cây, loại bỏ cành nhỏ, sâu bệnh để cây sinh trưởng tốt và hạn chế sâu bệnh.
  • Bón phân: Bạn nên bón phân cho cây hồng 2 - 3 lần/năm, mỗi lần cách nhau 3 - 6 tháng để cây đủ dưỡng chất và phát triển tốt.

Thu hoạch và Bảo quản Hồng ngâm

Mùa thu hoạch hồng ngâm thường rơi vào tháng 8 - 10 (trùng mùa trung thu) và thường thu hoạch thành nhiều đợt. Bạn nên chọn quả già đã chuyển vàng nhẹ và hái cả cuống, tai hồng. Nếu cây ở cao, bạn có thể dùng sào kèm túi quả để tránh dập nát.

thu-hoach-hong-can-than-tranh-dap-nat

Thu hoạch hồng cẩn thận, tránh để dập nát

Sau đó bạn tiến hành ngâm hồng theo hướng dẫn mà Khu Vườn Xanh đã cung cấp ở trên. Khi vớt hồng ra, bạn bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Giá cây Hồng ngâm bao nhiêu và mua ở đâu?

Trên thị trường hiện nay, giá cây hồng ngâm dao động từ 50.000 VNĐ - 300.000 VNĐ/cây tùy thuộc vào độ cao và tuổi cây. Để mua được cây giống hồng ngâm chất lượng, bạn nên tham khảo các địa chỉ tin cậy, lâu năm.

Khu Vườn Xanh chuyên cung cấp các giống cây ăn quả, cây nông nghiệp, cây hoa,... với đa dạng mẫu mã, giống cây cùng dịch vụ chăm sóc cây chu đáo, tận tình. Các cây giống đều được nhập từ các vườn ươm uy tín trên mọi miền đất nước, đảm bảo chuẩn giống với giá thành phù hợp. Ngoài ra, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây cảnh, cây ăn quả, cây hoa,... hoàn toàn miễn phí.

Cây giống hồng ngâm tại vườn ươm
Cây giống Hồng ngâm tại Vườn ươm

Hy vọng với các thông tin trên, bạn đã biết các đặc điểm, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng ngâm đúng cách. Nếu cần được tư vấn, bạn hãy để lại bình luận phía dưới để Khu Vườn Xanh giải đáp chi tiết nhé!

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Hà Nguyễn

Hà Nguyễn

Tác giả