Danh mục Menu

Cây Đu đủ - Đặc điểm, phân loại giống và Kỹ thuật trồng cây ra sai quả

Đu đủ từ lâu đã là loại cây ăn quả được yêu thích trên thị trường nhờ khả năng cho năng suất cao và mang giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe. Vì vậy nhiều vùng người dân đã canh tác với quy mô lớn để phục vụ nhu cầu thị trường và phát triển kinh tế. Hãy cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về đặc điểm hình thái, phân loại, cách phân biệt Đu đủ đực và Đu đủ cái qua bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm cây Đu đủ

Cây đu đủ vốn là loài cây thân thảo lớn, có tên khoa học là Carica papaya, thuộc họ Caricaceae. Chúng có nguồn gốc ở miền nam Mexico, sau đó hiện nay loại cây này đã có mặt tại khu vực nhiệt đới châu Á và phân bố nhiều nhất ở các nước như: Brasil, Ấn Độ, Nam Phi, Sri Lanka, Philippines, Việt Nam.

Cây đu đủ có nguồn gốc từ miền nam Mexico
Cây đu đủ có nguồn gốc từ miền nam Mexico

Đặc điểm hình thái

Bạn có thể dễ dàng nhận biết thông qua hình dáng cơ bản của cây không giống bất kỳ loài nào khác, một số đặc điểm nổi bật như:

  • Phần thân: Là cây thân thảo có kích thước lớn, thân tròn hình trụ có nhiều sẹo lá, khá dòn và mọng nước, cây có lá mà không có cành.
  • Phần rễ: Rễ cây là dạng rễ bàng, rễ đâm ngang khi gặp điều kiện đất, khí hậu thuận lợi.
  • Phần lá: Lá đu đủ thuộc loại lá đơn, mọc thành chùm tập trung ở ngọn thân. Lá xanh cuống lá dài mỏng, mặt dưới của lá có gân nổi rõ.
  • Phần hoa: Hoa đu đủ thường mọc ở nách lá và có 3 loại hoa: Hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Trong đó đu đủ đực không có khả năng đậu trái, hoa của chúng thường có màu trắng hoặc xanh, đài hoa khá nhỏ, hoa có 5 cánh. Hoa đu đủ đực thường mọc ở kẽ lá, cuống hoa dài, ra quanh năm và thường không tạo quả.
  • Phần quả: Trái đu đủ có nhiều hình dạng tùy vào các giống khác nhau như: hình thon dài, hình cầu, hơi tròn… có màu xanh, khi chín quả chuyển dần sang màu vàng, bên trong có nhiều hạt con.

Thời gian ra trái

Tuỳ từng giống đu đủ cũng như quá trình trồng, chăm sóc mà cây đu đủ có thời gian ra quả khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thời gian cây cho quả chín sẽ khoảng 7-9 tháng kể từ thời điểm gieo trồng.

Các giống Đu đủ cho năng suất cao

Ở Việt Nam có hai giống đu đủ nội địa truyền thống là giống đu đủ ruột vàng và đu đủ ruột đỏ. Ngoài ra còn có nhiều giống mới được lai tạo và nhập nội với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, tím… cho hiệu quả, năng suất cao, bạn có thể lựa chọn giống cây phù hợp trước khi trồng.

Đu đủ ruột đỏ

Giống đu đủ ruột đỏ truyền thống dễ trồng, sinh trưởng mạnh mẽ và có thể trồng quanh năm. Cây cho quả dài với trọng lượng quả từ 1 - 1,2kg. Thịt quả ngọt thanh, dày, màu đỏ đậm và ít hạt. Chỉ trồng  7 -8 tháng sau khi gieo là cây đã ra quả.

Đu đủ ruột đỏ ngọt thanh, ít hạt
Đu đủ ruột đỏ ngọt thanh, ít hạt

Đu đủ ruột vàng

Giống đu đủ này cũng được trồng khá phổ biến ở nước ta, thường trồng ở vùng đất cát hoặc cát pha. Trọng lượng của đu đủ ruột vàng trung bình từ 1,5 - 2kg/quả. Quả dày cơm, ruột vàng óng, ít hạt và ngọt thanh. Giống đu đủ vàng chỉ mất 5-6 tháng sau khi gieo trồng là đã cho quả.

Giống đu đủ ruột vàng Long An
Giống đu đủ ruột vàng Long An

Đu đủ lùn

Những năm gần đây giống đu đủ lùn được khá nhiều bà con ưa chuộng vì cho năng suất rất cao. Cây cũng dễ trồng và ít sâu bệnh. Quả đu đủ lùn nặng khoảng 1,4kg, hàm lượng đường cao, thịt quả dày và ruột có màu đỏ đậm. Giống đu đủ lùn cũng chỉ mất  7 – 8 tháng sau khi gieo trồng là đã bói quả.

Đu đủ lùn xanh siêu trái
Đu đủ lùn xanh siêu trái

Đu đủ vỏ vàng

Được trồng nhiều trên vùng đất cát và cát pha, sinh trưởng phát triển tốt. Đu đủ vỏ vàng có quả thường khá tròn, vỏ láng mịn màu vàng óng, thịt quả dày và ăn giòn ngọt. 

Đu đủ vỏ vàng giòn ngọt, thịt dày
Đu đủ vỏ vàng giòn ngọt, thịt dày

Cây Đu đủ có tác dụng gì?

Đu đủ được trồng chủ yếu với mục đích thu hoạch quả làm thực phẩm, ngoài ra có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và làm thuốc trong Đông Y. Các bộ phận như: hoa, quả, nhựa đều mang những công dụng khác nhau.

  • Quả đu đủ: giàu hàm lượng vitamin C, A, D, E và chất xơ vì vậy rất tốt cho sức khỏe. Quả đu đủ tốt cho hệ tiêu hoá, tim mạch và có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
  • Nhựa đu đủ: có trong quả đu đủ xanh có các khoáng chất như: kẽm, sắt, canxi, magie giúp điều trị nám, tàn nhang, vảy nến, mụn nhọt. Ngoài ra, nhựa đu đủ cũng có tác dụng cải thiện kích thước vòng một.
  • Hoa đu đủ: hoa đu đủ chứa nhiều hoạt chất như acid gallic, chất chống oxy hoá, phenol… có khả năng kháng khuẩn, viêm cải thiện tình trạng ho viêm họng.

Ý nghĩa cây Đu đủ trong phong thủy

Trong phong thuỷ từ xa xưa người ta cho rằng trồng cây đu đủ trước nhà sẽ giúp gia chủ luôn được no đủ, gia đình sung túc, tài lộc xum xuê. Bởi vậy mà vào dịp Tết cổ truyền trên mâm ngũ quả của người Việt Nam không thể thiếu quả đu đủ.

Cần chú ý thêm khi trồng cây trước nhà bạn không nên trồng một cây lẻ loi mà phải trồng số cây 2,3,5 là các con số đẹp cho hợp yếu tố phong thủy, đồng thời không nên trồng cây chắn trước cửa vì sẽ cản luồng dương khí vào nhà và bất tiện khi đi lại, di chuyển.

Trồng cây Đu đủ bonsai chơi Tết

Ngày nay do thị hiếu người tiêu dùng tăng cao, nhiều nhà vườn đã ra mắt sản phẩm cây đu đủ trồng chậu bonsai mang ý nghĩa phong thủy phục vụ chơi Tết hết sức độc đáo. Những trái đu đủ vàng chưng Tết bám kín gốc cây nhìn mập mạp, thân gốc uốn quanh chậu, nhìn thích mắt báo hiệu một năm no đủ, sung túc hiện đang thu hút nhiều người mua về thưởng Tết.

Món ăn ngon từ quả Đu đủ

Cứ trong 100gr thịt quả đu đủ sẽ chứa: 59 gram Calo, 15 gram Carbohydrate, 3 gram chất xơ, 1 gram protein, 175% RDI vitamin C, 33% RDI vitamin A. Ngoài ra còn có hàm lượng: kali, magie, sắt, kẽm…

Ngày nay quả Đu đủ được ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm thuốc chưa bệnh hay làm món ăn hấp dẫn. Ngoài việc sử dụng trái chín thông thường, chúng còn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn và giàu giá trị dinh dưỡng, trong đó phải kể đến như: Canh đu đủ thịt băm, xào tỏi, Đu đủ xanh hầm xương, làm mứt, ngâm chua ngọt, xào thịt gà hay hầm vịt và một số món ăn khác.

Đu đủ hầm xương món ngon bổ dưỡng rất tốt cho bà đẻ
Đu đủ hầm xương món ngon bổ dưỡng rất tốt cho bà đẻ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Đu đủ sai quả

Trồng cây Đu đủ đã không còn quá xa lạ với bà con nông dân, tuy nhiên để am hiểu về cây, biết kỹ thuật trồng chính xác thì không phải ai cũng nắm rõ. Bạn hãy cùng tham khảo các nội dung dưới đây nhé.

Thời vụ trồng

Do đặc tính sinh trưởng của cây và tùy theo thời tiết, khí hậu từng vùng miền khác nhau mà thời vụ trồng Đu đủ ở mỗi miền cũng có sự khác nhau.

  • Thời vụ trồng ở miền Bắc: Bắt đầu gieo hạt vào tháng 7 và trồng vào tháng 9
  • Thời vụ trồng ở miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên: Thời gian gieo hạt bắt đầu tháng 2 – 3 và trồng tháng 4 – 5
  • Thời vụ trồng ở miền Tây Nam bộ: Gieo hạt từ tháng 10 – 11 và trồng tháng 12 – 1.

Bên ngoài hạt Đu đủ có lớp nhầy mỏng, khi tiến hành nhân giống bạn chọn phần hạt ở giữa quả và xoa nhẹ để bỏ phần nhầy mỏng rồi tiến hành phơi khô hạt.

Đất trồng

Trước khi trồng cần đảm bảo đất trồng tơi xốp, không ngập nước, đất thoát nước tốt, không nhiễm phèn. Có thể bón thêm phân hữu cơ cho đất với hàm lượng vừa đủ đảm bảo dinh dưỡng khi trồng cây

Cây giống

Bạn nên chọn cây giống đạt chiều cao tiêu chuẩn khoảng 15 – 20cm nên lựa chọn cây khoẻ mạnh, không sâu bệnh, lá màu xanh đậm. Tùy theo nhu cầu mục đích trồng lấy hoa hay lấy quả, bạn nên chọn cây giống đạt chất lượng, uy tín mang lại hiệu quả, năng suất cao

Đào hố

Tiến hành đào hố, đặt bầu cây con vào giữa hố trồng rồi rạch nhẹ bầu nilon bên ngoài Sau khi trồng xong cần vun đất ở quanh bầu, nén chặt phần gốc và tưới đầy đủ nước, duy trì được độ ẩm vừa phải. Có thể thêm cỏ, hay rơm rạ, bèo,… phủ quanh gốc nhằm đảm bảo được độ ẩm cho đất tốt hơn.

Tưới nước

Loại cây này dễ bị ngập úng vì thế mùa mưa phải tạo các rãnh thoát nước tốt, trồng theo luống cao, mùa khô thì phải cung cấp thêm nước tạo độ ẩm.

Đào hố tạo luống thoát nước cho cây đu đủ
Đào hố tạo luống thoát nước cho cây đu đủ

Làm sạch cỏ

Để đảm bảo cây sinh trưởng tốt phải tiến hành dọn sạch cỏ quanh gốc định kỳ, hạn chế sử dụng các loại thuốc diệt cỏ gây hại môi trường, đây cũng là biện pháp hạn chế sâu bệnh.

Tỉa cành

Thường xuyên kiểm tra, tỉa bớt lá, quả nhỏ hay quả đui để cây tập trung nuôi quả, loại bỏ cành sâu giúp cây phát triển tốt hơn.

Bón phân

Đu đủ là loại cây không cần bón quả nhiều phân vì dễ bị thối rễ. Vì thế trung bình 2-3 tháng hãy bón phân một lần hoặc bạn có thể căn cứ vào tình hình phát triển của cây.

Hạt giống đu đủ mua ở đâu?

Lựa chọn hạt giống đu đủ chất lượng sẽ ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm và phát triển của cây. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ cung cấp hạt giống đu đủ. Tuy nhiên bạn nên mua hạt giống ở các trại giống cây trồng để đảm bảo hạt đạt tiêu chuẩn, cây sau này phát triển khỏe mạnh.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây Đu đủ mà bạn có thể tham khảo. Đây là giống cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao. Đừng quên nhấn Like, Share và truy cập website Khu Vườn Xanh của chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức hay về các loài hoa, cây cảnh khác nhé!

Chia sẻ
(5/5, 2 votes)
Chinh Nguyễn

Chinh Nguyễn

Tác giả