Địa liền thuộc họ Gừng, vốn là một cây thuốc quý mọc trong tự nhiên, thường được sử dụng vào trong việc điều trị một số loại bệnh như: rối loạn tiêu hoá, đau xương khớp, ho và nhiều bệnh lý khác. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về cây dược liệu Địa liền này hãy tìm hiểu bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh nhé!
Thông tin về cây Địa liền
Cây địa liền được biết đến là một loại cây thảo dược thường được tìm thấy rất nhiều trong tự nhiên và được xem là một cây thuốc quý có khả năng chữa trị khá nhiều bệnh. Các bộ phận trên cây đều được sử dụng làm thuốc mang đến hiệu quả chữa trị rất tốt. Tại nước ta loại cây này mọc khá nhiều trong tự nhiên.
Đặc điểm hình thái
Địa liền thuộc họ gừng, cây rất dễ dàng phân biệt được với nhóm cây cùng họ khác. Cây có tên gọi khác là Hiền liền, Tam nại, Sơn nại, còn trong khoa học là Kaempferia galanga L. Cây có nguồn gốc từ một số quốc gia như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Việt Nam….
Cay dia lien có một số đặc điểm về hình thái bên ngoài nổi bật như:
- Thân: có thân thấp và thường được hình thành bởi lá. Phần rễ của cây khi phát triển thường sẽ phân thành các củ nhỏ khá nhiều.
- Củ: Củ Địa liền có hình dạng bên ngoài nhìn giống như quả trứng. Trên bề mặt củ thường có rất nhiều vân ngang.
- Lá: Lá địa liền phát triển thành các tán xòe rộng, lá cây mọc sát với mặt đất. Mặt trên lá nhẵn bóng, phần mặt dưới có một lớp lông mềm mại.
- Hoa: Hoa địa liền ẩn luôn bên trong lá cây và không có cuống. Mỗi một bông hoa thường có rất nhiều cánh nhỏ. Ở giữa cánh hoa có các đốm tím, bên ngoài cánh hoa có màu trắng.
Thành phần hóa học
Thành phần hoá học của Địa liền rất đa dạng chứa nhiều hoạt chất có khả năng chữa bệnh cho con người. Chính vì vậy loài cây này thường được sử dụng trong một số bài thuốc trong Đông Y. Thành phần hoá học của cây Địa liền gồm có các hoạt chất như: Tinh dầu, Bocneola metyl, Xinamic axit etyl este, Pentadecan C15H32 xinamic andehit, metyl p. fumaric axit etyl este
Tác dụng của cây Địa liền
Trong Đông Y, củ địa liền có tính nóng, vị cay cay, tính ôn, tán hàn và nhiều dược tính khác. Tác dụng của cây địa liền rất đa dạng và nổi bật được dùng nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh hiệu quả.
Địa liền được sử dụng vào để chữa trị một số căn bệnh như:
- Địa liền có khả năng làm giảm các vết viêm sưng, giảm đau hiệu quả. Trong một số trường hợp còn giúp hạ nhiệt độ của cơ thể giúp giảm sốt.
- Địa liền có tính ấm, vị cay nên thường được dùng để chữa các chứng như: đau bụng do lạnh, trừ thấp, trừ đờm, đau nhức cơ khớp, đau đầu…
- Địa liền còn giúp cải thiện được tình trạng rối loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dày đau răng, đau nhức xương.
- Tại Malaysia loài cây này còn được sử dụng để điều trị bệnh cao huyết áp, hen suyễn, cảm cúm.. Phần lá và rễ của cây khi nhai có thể chữa được đau họng hiệu quả.
Củ địa liền với trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh khi bị đầy bụng nhiều người thường sử dụng cây địa liền giã nhỏ rồi đắp vào bụng trẻ. Tình trạng đau bụng của trẻ nhỏ sẽ được cải thiện hiệu quả. Bên cạnh đó, củ địa liền còn được sử dụng để chữa các chứng tịt mũi cho trẻ nhỏ. Bạn chỉ cần rửa thật sạch củ rồi giã nhỏ lấy phần nước cốt bôi trước mũi của trẻ giúp bé thở thoải mái hơn.
Củ địa liền ngâm rượu
Củ địa liền ngâm rượu được xem là một bài thuốc giúp chữa trị được nhiều bệnh như: đau nhức xương khớp, phong thấp, đau lưng… Đặc biệt rượu Địa liền rất tốt đối với phụ nữ sau sinh nở, người cao tuổi. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng để xoa bóp chữa bệnh chứ không thể uống được.
Chữa ho bằng củ địa liền
Để chữa ho bằng củ địa liền bạn lấy 1 củ địa liền, rửa sạch sẽ rồi giã nhỏ cho nước ấm vào đủ uống hàng ngày. Nước của địa liền sẽ giúp long đờm, giảm các tình trạng khò khè, đau họng, ho rất nhanh chóng. Tuy nhiên, không nên uống nước này quá nhiều vì củ này rất nóng.
Các bộ phận trên cây Địa liền thường được sử dụng để chữa bệnh. Lá của cây có thể chữa được một số bệnh như: hen suyễn, tê thấp, cao huyết áp. Sử dụng lá rửa sạch sẽ rồi xào nóng và đắp vào các vị trí bị đau xương khớp sẽ thấy tình trạng được cải thiện. Tuy nhiên cần lưu ý Lá Địa liền chỉ được dùng để chữa bệnh và không thể ăn được.
Cách trồng và Chăm sóc cây Địa liền
Vốn là cây thuốc quý mọc dại ngoài tự nhiên, cây có khả năng sinh trưởng rất tốt và chống chịu được mọi loại bệnh và thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên để trồng và chăm sóc cây địa liền đúng cách, bạn thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây như sau:
- Đất trồng: Cây có khả năng sinh trưởng rất tốt vì vậy có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt thì bạn nên trồng cây trên các đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp.
- Kỹ thuật trồng: Địa liền có thể trồng được bằng củ giống, củ địa liền tươi sau khi được thu hoạch xong cần phải bảo quản tại nơi có bóng mát. Khi trồng nên chọn củ tươi, có mầm tránh không chọn củ đã bị thối. Củ cần tách thành từng nhánh nhỏ trồng trên đất đã được chuẩn bị sẵn.
- Bón phân: Trước khi trồng bạn nên bón phân lót khoảng 15 ngày để đất giàu dinh dưỡng. Đặt củ vào từng hố, mỗi hố sẽ cách nhau từ 20 - 25cm. Trồng xong nên phủ thêm một lớp đất trên củ để giữ độ ẩm và tưới nước.
- Nước tưới: Sau khi trồng cần đảm bảo đất luôn đủ độ ẩm, nên tưới nước mỗi ngày cho cây để cây phát triển nhanh. Tuy nhiên chỉ nên chỉ nên tưới lượng nước vừa phải để tránh tình trạng cây bị úng rễ.
- Dinh dưỡng: Cây địa liền sau khi mọc được 2 lá thì có thể bón bổ sung thêm phân chuồng, phân hữu cơ để cây nhanh phát triển. Đặc biệt khi đến giai đoạn ra củ cần bón phân tăng cường cho cây.
- Sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra và làm sạch cỏ để hạn chế được tình trạng sâu bệnh phá hoại cây. Khi có dấu hiệu sâu bệnh phá hoại cần phun thuốc trừ sâu ngay.
Địa liền giá bao nhiêu và Mua ở đâu?
Để mua được cây địa liền giống bạn có thể liên hệ với các nhà vườn hoặc các cửa hàng cây giống gần nơi mình sinh sống. Đối với địa liền khô hay dạng bột thuốc bạn có thể mua tại các hiệu thuốc Đông Y. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể mua tại một số trang web trên mạng, sàn thương mại điện tử… Tùy từng nơi bán sẽ có mức giá khác nhau, để biết được chi tiết bạn hãy liên hệ với đơn vị cung cấp.
Trên đây là một số thông tin về cây Địa liền mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng thông qua đó bạn sẽ nắm được đặc điểm và tác dụng chữa bệnh của loại cây này. Đừng quên ghé thăm Khu Vườn Xanh mỗi ngày để cập nhật thêm thông tin về các loài hoa, cây cảnh và cây Dược liệu khác bạn nhé!