Danh mục Menu

Cây cỏ Mần trầu (Màn trầu, Thanh tâm thảo, Ngưu cân thảo)

Mần trầu từ lâu đã được biết đến là vị thuốc quý trong Đông y có tác dụng làm đẹp da, giải độc, mát gan, bổ máu và chữa nhiều bệnh khác. Loại cỏ này có mặt ở mọi miền của đất nước, ngày nay người ta bắt đầu trồng với quy mô lớn với mục đích là làm nguyên liệu điều chế thuốc chữa bệnh. Hãy cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu thêm về đặc điểm, tác dụng của loài cây này qua bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm cỏ Mần trầu

Cỏ màn trầu có tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ Hòa thảo Poaceae, một loài cây cỏ dại mọc ven đường, dễ dàng bắt gặp ở bất cứ vùng quê nào. Chúng chủ yếu phân bố ở các vùng khí hậu ấm từ vĩ độ 50 trở lên.

Cây mần trầu thuộc loại cây thân thảo
Cây mần trầu thuộc loại cây thân thảo

Giống cỏ này thuộc loại cây thân thảo thường mọc thành cụm, phần rễ bám cực kỳ chắc, dễ sinh trưởng và phát triển nhanh, nổi bật với một số đặc điểm như sau:

  • Thân cây: Là giống cây thân thảo, khi trưởng thành thường cao đến 90cm, thân bò dài từ gốc và mọc thành từng bụi lớn, mỗi gốc cây thường có rất nhiều nhánh
  • Phần lá: Lá màn trầu có chiều dài từ 10-15 cm, ngọn lá mỏng và xẹp. Mặt dưới lá cỏ mần trầu trơn nhẵn màu xanh sẫm, mặt trên của lá có một lớp lông.
  • Phần hoa: Hoa mần trầu thường mọc thành các cụm, phần dưới hoa cán đỡ bông, phần trên xẻ thành nhiều bông tỏa thành hình tròn giống chong chóng. 
  • Phần quả: Sau một thời gian hoa nở thì quả mần trầu dần xuất hiện với đặc điểm thuôn dài. Quả màn trầu rất nhỏ với kích thước khoảng 1.5 mm và khá mềm.

Tác dụng của cỏ Mần trầu

Cỏ mần trầu được biết đến như một loại thảo dược nên chúng chứa những thành phần hoá học rất đặc biệt như: palmitoyl, beta sitosterol và nhiều chất chống oxy hóa (Flavonoid). Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu trong cỏ mần trầu còn chứa các chất gồm: Coumarin, Saponin, Phenol, Tanin, Steroid, Ancaloit..

Công dụng chữa bệnh

Không chỉ là cỏ dại ven đường, Cỏ Mần trầu được xem là vị thuốc quý trong dân gian có tác dụng như sau:

  • Hạ huyết áp: Cỏ mần trầu có chứa các thành phần tốt cho huyết áp, nhất là tốt cho người bị cao huyết áp.
  • Tốt cho thận: trong dân gian đã chỉ ra rằng cây cỏ mần trầu có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu cũng tìm ra trong cỏ mần trầu chứa các chất có khả năng bảo vệ chức năng của thận.
  • Bảo vệ gan khỏe mạnh: Các chất trong cỏ mần trầu còn có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lipid trong máu, bảo vệ gan luôn khoẻ mạnh.
  • Làm đẹp da: Cỏ mần trầu có tính mát gan nhờ vậy mà sẽ có tác dụng làm đẹp da trị mụn nhọt, rôm sảy, thanh nhiệt giúp bạn có một làn da khỏe mạnh.
  • Chống viêm, hạ sốt: trong cây cỏ mần trầu chứa C-glycosylflavones có tác dụng kháng viêm và hạ sốt cực tốt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các chất có trong cỏ mần trầu như acetylsalicylic acid có tác dụng hạ sốt nhanh.

Trong Đông Y

Với vị đắng hậu vị hơi ngọt, cỏ Mần trầu thường được sử dụng nhiều trong Đông ý như một vị thuốc. Trong Đông y chúng thường được gọi là thiên kim thảo với nghĩa là cỏ ngàn vàng. 

Phần thân và lá cấy được xem là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư đàm, khư phong, lợi niệu, làm đẹp da, tóc vì nó có chứa hoạt chất có lợi cho cơ thể như: flavonoid, steroid, phenol, tannin, ancaloit, coumarin và saponin. Đặc biệt, thành phần tanin có trong cỏ mần trầu được biết với công dụng kháng khuẩn cao.

Cây mần trầu là vị thuốc quý trong Đông y
Cây mần trầu là vị thuốc quý trong Đông y

Cỏ mần trầu giá bao nhiêu và Mua ở đâu?

Hiện nay cây giống cỏ mần trầu được trồng theo phương pháp gieo hạt là chủ yếu. Loại cây này rất dễ gieo trồng, ít sâu bệnh, không tốn công chăm sóc. Bạn có thể mua hạt giống cỏ mần trầu ở các trại cây trồng với giá bán khoảng 30.000đ/gói 100 hạt.

Cỏ mần trầu với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Trên đây là toàn bộ những thông tin về cỏ mần trầu cũng như cách dùng mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên truy cập vào website của Khu Vườn Xanh để có thêm nhiều thông tin hữu ích về các loài hoa, cây cảnh khác nhé!

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Chinh Nguyễn

Chinh Nguyễn

Tác giả