Cây Cẩm thị là một giống cây cảnh thường được trồng theo dạng cây Bonsai trang trí sân vườn được giới chơi cây cảnh đánh giá cao. Ngoài ra cây còn có ý nghĩa phong thủy rất tốt, hình dáng đẹp, độc đáo nên được nhiều người trồng làm cảnh. Hãy cùng Khu Vườn Xanh dạo chơi một vòng vườn kiểng để tìm hiểu và khám phá về loại cây cảnh độc đáo này nhé!
Cây Cẩm thị là cây gì?
Cây Cẩm thị là một giống cây thân gỗ, thuộc họ Thị. Cây có tên khoa học là Diospyros maritima, là loại cây cảnh được trồng nhiều ở khu vực phía Bắc. Đây là dòng cây Bonsai rất nổi tiếng của giới cây cảnh.
Cẩm thị Bonsai được đánh giá là có tính thẩm mỹ, giá trị cao được nhiều người đam mê cây cảnh săn đón và tìm mua về trồng làm cảnh và làm cây phong thủy. Tuy nhiên yếu tố phong thủy cây cẩm thị vẫn là điều mới mẻ với nhiều người bởi chỉ những người sành chơi cây cảnh mới biết và chơi loại cây độc đáo này.
Đặc điểm của cây Cẩm thị
Đặc điểm của cây Cẩm thị là giống cây thuộc họ thị, dòng họ gỗ Cẩm. Giống cây này thường mọc hoang ở khu vực miền Trung và miền Nam của nước ta. Ở nước ngoài, cây phân bố ở một số quốc gia như: Lào, Campuchia, Ấn Độ trong đó có Việt Nam
Đặc điểm hình thái
Bạn có thể dễ dàng nhận biết của cây Cẩm thị qua một số đặc điểm hình thái sau:
- Thân: Cây Cẩm thị lấy gỗ có chiều cao trung bình từ 10 đến 18m. Thân cây uốn lượn, vỏ màu nâu xám và phân nhánh ra nhiều hướng. Cành nhánh của cây dài và mọc tỏa ra nhiều phía, có xu hướng rủ xuống mặt đất.
- Lá: Lá của cây Cẩm thị có màu xanh lục, hình dạng giống quả trứng với hai mặt lá nhẵn bóng. Một đầu của lá nhọn, còn đầu kia thon. Chiều dài của lá trưởng thành từ 10 đến 18cm, rộng khoảng từ 4 đến 8cm.
- Hoa: Hoa của cây Cẩm thị có màu trắng, hình dạng giống như cái ống và thường tập trung ở đầu cành. Đây là loại hoa đơn tính với khoảng từ 15 đến 20 nhị. Hoa không có cuống và mỗi cụm có từ 4 đến 7 bông.
- Quả: Quả của cây Cẩm thị mọng nước, vỏ ngoài có nhiều lông màu vàng. Bên trong quả chứa nhiều hạt có kích thước từ 0.8 đến 1.2 cm.
Cây Cẩm thị có hoa, quả không?
Cây Cẩm thị có ra hoa và quả. Hoa dài tối đa 3cm, quả hình tròn, càng to lớn thì quả càng rủ xuống. Thông thường, cây Cẩm thị thường có hình dáng dưới dạng Bonsai, là loại cây ưa sáng nên rất phù hợp trồng ngoài vườn. Ngoài giá trị trưng bày và phong thủy, cây Cẩm thị còn được dùng như một bài thuốc, tuy nhiên, bạn cần hạn chế dùng vỏ cây để tránh bị ngứa.
Quả Cẩm thị có ăn được không?
Theo các chuyên gia, quả Cẩm thị chỉ nên ngửi chứ không nên ăn quá nhiều. Lí do là quả cây Cẩm thị cũng giống quả hồng, chứa nhiều tanin nên nếu ăn khi đói sẽ dẫn đến cảm giác cồn cào, khó chịu. Nghiêm trọng hơn, nếu ăn quá nhiều Cẩm thị sẽ gây tình trạng tắc nghẽn đường ruột và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Nếu muốn ăn quả, bạn hãy chọn quả đã chín kĩ, vàng, thơm và lưu ý không chọn quả đã dập, nát bạn nhé.
Cây Cẩm thị có mấy loại?
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại cây Cẩm thị, đó là giống cây Cẩm thị rừng, cây Cẩm thị kim cương đen và cây Cẩm thị Bonsai. Mỗi một loại cây đều mang những giá trị cũng như mang vẻ đẹp khác nhau. Các bạn hãy cùng tìm hiểu về những loại cây này nhé!
Cây Cẩm thị rừng
Cây Cẩm thị rừng là giống Cẩm thị được trồng và khai thác trong rừng sâu, chúng được dùng để thu hoạch gỗ. Trong tất cả các loại gỗ trên thị trường, gỗ Cẩm thị được đánh giá là giống gỗ cao cấp nhất, cây được giới chuyên gia gọi rằng là vua của các dòng gỗ.
Gỗ từ cây Cẩm thị có vân gỗ sắt nét, màu vân gỗ tương phản tạo hiệu ứng 3D đẹp mắt. Chính vì nhu cầu ngày càng tăng, giá gỗ Cẩm thị ngày càng được đẩy lên cao, khiến cây trở thành minh chứng cho sự cao cấp và chịu chơi của giới thượng lưu. Cũng chính vì bị khai thác quá mức, Cẩm thị rừng bonsai đang dần trở nên khan hiếm trong tự nhiên và có giá cao ngất.
Cây Cẩm thị kim cương đen
Đúng như tên gọi của nó, cây Cẩm thị kim cương đen là một giống Cẩm thị đặc biệt với thân cây có màu đen bóng trông như một viên kim cương đen thực thụ. Đây là một loại cây thân gỗ, thường được trồng và chăm sóc theo phong cách Bonsai.
Cây Cẩm thị kim cương đen có vẻ ngoài đẹp mắt và sang trọng tạo điểm nhấn cho không gian sống của bạn. Bên cạnh đó, Cẩm thị kim cương đen còn có ý nghĩa phong thủy tốt, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Cẩm thị Bonsai
Cây Cẩm thị Bonsai có nguồn gốc từ các cây Cẩm thị tự nhiên và được trồng làm cây cảnh bonsai độc đáo. Cẩm thị Bonsai được chiết giống từ giống cây Cẩm thị tự nhiên sau đó được trồng trong chậu và tạo dáng Bonsai.
Hiện nay, Cẩm thị Bonsai rất được ưa chuộng trong giới chơi cảnh vì cây có dáng đẹp, thân gỗ chắc chắn, tán lá mềm mại hài hòa. Không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ, như Cẩm thị tự nhiên, gỗ của Cẩm thị Bonsai có giá trị rất lớn, được xem là hàng cao cấp trên thị trường gỗ cẩm.
Ý nghĩa của cây Cẩm thị trong phong thủy
Mặc dù chúng được biết tới là loại cây bonsai được nhiều người ưa thích một thời gian khá lâu, tuy nhiên không phải ai cũng biết được loài cây này mang ý nghĩa phong thủy.
Cây Cẩm thị bonsai được ưa thích không chỉ vì chúng có tính thẩm mỹ cao mà còn ở ý nghĩa phong thủy của cây. Cẩm thị được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng, may mắn và tài lộc. Người ta tin rằng, nếu trồng Cẩm thị trong nhà, chúng sẽ mang lại nhiều của cải, tài lộc cho gia chủ.
Bên cạnh đó, quả Cẩm thị có hương vị rất thơm và có thể ăn được. Vì thế nhiều người tin rằng trồng cây Cẩm thị trong nhà sẽ giúp gia đình được hòa thuận, tinh thần luôn phấn chấn, vui vẻ và lạc quan.
Tác dụng của cây Cẩm thị
Cây Cẩm thị có tác dụng làm đẹp cảnh quan, tạo nên sự sang trọng cho không gian sống và đồng thời giúp cho phong thủy ngôi nhà của gia chủ trở nên tốt hơn. Đặc biệt một số cây cẩm thị bonsai có giá rất cao trên thị trường, được nhiều người yêu cây cảnh săn đón và tìm mua bằng được. Cây được trồng trong các chậu cảnh và tạo dáng từ nhỏ với các dáng thế đẹp kết hợp với đây là một loại gỗ quý cho nên giá trị của cẩm thị bonsai cũng khá cao.
Người ta tin rằng, trang trí hoặc trồng cây Cẩm thị trước nhà sẽ giúp mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Đồng thời, họ cũng tin rằng Cẩm thị sẽ mang đến không khí vui vẻ cho gia đình, giúp các thành viên trong gia đình được hòa thuận, tinh thần luôn được lạc quan, phấn chấn.
Ngoài trồng làm cây cảnh, Cẩm thị còn được trồng với mục đích thu hoạch lấy gỗ có giá rất cao trên thị trường, đây còn là dòng có giá trị nhất trong họ gỗ Cẩm. Về hính dáng và độ sắc nét vẫn gỗ thì Gỗ cẩm thị nổi bật với nhiều vân dài nổi bật to và rõ nét, chất gỗ rất cứng và có trọng lượng nặng.
Cách trồng và chăm sóc cây Cẩm thị Bonsai
Cẩm thị không phải là loại cây quá dễ trồng đặc biệt là khi trồng bonsai, để cây đạt được giá trị cao nhất khi trồng, bạn nên lưu ý những điều sau để quá trình trồng cây được thuận lợi hơn.
- Nhân giống: Cách trồng cây Cẩm thị khá kỳ công, thông thường các nhà vườn thường trồng cây bằng phương pháp chiết cành từ cây mẹ, sau khi cây được nuôi dưỡng tốt thì bắt đầu tiến hành uốn cành. Lưu ý, nên chọn cây mẹ khỏe, không bị mối, sâu bệnh.
- Đất trồng: Nên sử dụng đất trồng chuyên dụng cho cây bonsai với độ thoáng đất và hàm lượng dinh dưỡng phù hợp
- Chuẩn bị hố trồng: bạn tiến hành đào hố trồng có kích thước 30x30x30cm. Trước khi trồng cây, bạn cần thực hiện bón lót bằng phần NPK hoặc phân chuồng hữu cơ các loại phù hợp
- Tưới nước: Mỗi ngày nên tưới nước cho cây từ 1 - 2 lần vào thời điểm sáng sớm và tối muộn, đối với lá cây bạn nên tưới nước bằng phương pháp phun sương để làm sạch lá cây và hỗ trợ quá trình quang hợp.
- Ánh sáng: Cây Cẩm thị là giống cây ưa sáng, bạn có thể để cây dưới ánh nắng mặt trời nhưng cũng cần lưu ý là tránh cho cây tiếp xúc với ánh mặt trời quá gay gắt.
- Bón phân: Tiến hành bón phân định kỳ bằng phân NPK kết hợp với phân chuồng khoảng 6 tháng một lần đến khi cây đạt độ tuổi thứ 3 trở lên có thể chỉ cần bóng 2 năm 1 lần.
- Đất trồng: Cẩm thị nên được trồng ở đất có độ tơi xốp tốt, đất bằng phẳng có độ thoát nước cao.
Giá cây Cẩm thị bao nhiêu và mua ở đâu?
Trên thị trường, giá bán cây Cẩm thị có nhiều mức giá khác nhau, tuy nhiên, mức giá dao động trung bình từ 1 triệu đến 5 triệu tùy loại và tùy kích thước. Nếu bạn muốn mua cây Cẩm thị bonsai, hãy đến trực tiếp vườn kiểng để lựa chọn được giống cây ưng ý nhất hoặc bạn có thể mua ở sàn thương mại điện tử đều được.
Cây Cẩm thị có nhiều công dụng trong thực tiễn từ trang trí, phong thủy cho đến một công dụng ít được biết đến hơn như làm thuốc. Hy vọng với những gì bài viết chia sẻ ở trên, các bạn sẽ có cho mình thông tin quý, bổ ích. Đừng quên ghé thăm trang web Khu Vườn Xanh để biết thêm nhiều kiến thức hay về các loài hoa, cây cảnh khác nhé!