Chẳng phải ngẫu nhiên, cây hoa Ngũ sắc lại được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn trồng trong khuôn viên nhà để giúp không gian thêm phần rực rỡ. Lý do quan trọng đến từ những đặc điểm nổi bật và công dụng của chúng, tuy nhiên không phải ai cũng biết điều này. Chính vì vậy bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất về giống cây này.
Hoa ngũ sắc là hoa gì?
Hoa ngũ sắc có nhiều tên gọi khác nhau tùy vào từng vùng miền, trong đó có một số tên thông dụng nhất như hoa bông ổi, hoa mã anh đơn, tử quỷ,... Đây là giống hoa hoang ở nhiều nơi, có tên khoa học là Lantana Camara và thuộc họ Verbenaceae.
Ban đầu hoa ngũ sắc có nguồn gốc ở Trung Mỹ, thường mọc ở những khu vực đất trống, ven đường và những nơi sườn đồi núi. Do khả năng phát triển và sinh trưởng mạnh, hoa ngũ sắc nhanh chóng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm cây hoa ngũ sắc
Cây hoa ngũ sắc còn được biết đến nhiều với tên gọi cây bông ổi ngoại lai, về đặc điểm chúng sở hữu một số đặc trưng chủ yếu dưới đây:
- Phần thân: Hoa ngũ sắc có phần thân gỗ, kích thước không quá lớn chỉ khoảng từ 0,5 – 1m tùy điều kiện chăm sóc. Phần thân chia làm nhiều nhánh cành mềm, có gai nhọn và hơi cong, thường có màu xanh đậm xen nâu.
- Phần lá: Lá cây có kích thước trung bình, dao động từ khoảng 4 – 5cm, phần đầu tương đối nhọn, màu xanh nhạt, mặt trên có lông. Viền lá có nhiều răng cưa, cuống lá khoảng 1 – 2cm, khi già sẽ chuyển dần sang màu vàng.
- Phần hoa: Đây là một giống cây có phần hoa rất đặc biệt, chúng có rất nhiều màu sắc mọc trên cùng một cành. Hoa mọc trên đỉnh cành, gồm nhiều bông mọc thành cụm lại với nhau. Khi hoa còn non sẽ có màu vàng, sau đó chuyển sang cam và cuối cùng là đỏ hoặc tím.
- Quả của cây ngũ sắc: Hoa ngũ sắc tím sống được khoảng 4 – 5 tháng, khi hoa tàn sẽ tạo thành quả, quả chín có màu đen, mùi thơm. Bên trong có nhiều hạt và có vị khá thơm ngon giống như quả ổi, do đó người ta mới gọi chúng là bông ổi ngoại lai.
Các loại hoa Ngũ sắc
Hiện nay trong tự nhiên có rất nhiều loại hoa ngũ sắc khác nhau, chủ yếu phân loại theo màu sắc và nơi phát triển. Trong đó phổ biến nhất là những loại hoa dưới đây:
Hoa ngũ sắc vàng
Hoa ngũ sắc vàng có khả năng phát triển rất mạnh, phần hoa mọc ở ngọn là chính có một số cây mọc từ nách lá. Màu sắc đặc trưng là vàng tươi, có mùi hương nhẹ nhàng, nở rộ vào mùa hè và mùa thu.
Hoa ngũ sắc trắng
Hoa ngũ sắc trắng có phần thân và cành tương đối mảnh, mềm và vươn ra nhiều phía. Mỗi bông hoa đều được tạo ra từ 4 cánh hoa màu trắng đục, chụm lại với nhau thành từng bông lớn. Trừ hoa ngũ sắc trắng, các màu sắc khác của giống cây này đều có sự chuyển đổi màu sắc.
Hoa ngũ sắc màu đỏ
Sở hữu màu sắc rất nổi bật, hoa ngũ sắc đỏ có thể tạo nên sự thu hút cho mọi không gian từ tiểu cảnh, sân vườn đến khu vực công cộng. Sắc đỏ rực rỡ trên nền xanh của lá và thân càng giúp loài hoa này thêm phần cuốn hút, được nhiều người yêu thích.
Hoa ngũ sắc tím
Đặc điểm chính của hoa ngũ sắc tím là phần thân nhỏ với các cành dài, hoa có 5 cánh bao quanh nhị vàng đồng thời có màu tím nhạt. Gần phần nhị hoa có chút trắng, hoa có mùi thơm dễ chịu, dễ trồng và chăm sóc nên có thể sống được ở hầu hết mọi khu vực.
Cây hoa ngũ sắc rừng
Hoa ngũ sắc rừng được tìm thấy nhiều ở khu vực đồi núi nước ta, hoa mọc dại nên phần thân tương đối nhỏ. Về phần lá và hoa không có quá nhiều điểm khác biệt so với những giống khác, trong đó phần hoa cũng có thể thay đổi màu sắc theo từng thời điểm khác nhau.
Hoa ngũ sắc bonsai
Ngày nay người ta nhân giống và trồng rất nhiều các chậu hoa ngũ sắc với màu sắc nổi bật để tạo nên các chậu bonsai khác nhau. Với các thế đẹp, ngũ sắc bonsai nhận được sự yêu thích của nhiều tín đồ đam mê cây cảnh, do đó giống cây này sẽ có mức giá cao hơn so với các loài khác.
Cây hoa ngũ sắc Thái
Cây hoa ngũ sắc Thái có nguồn gốc từ Thái Lan, phần thân có kích thước lớn hơn một chút so với thông thường. Lá ngũ sắc thái nhỏ hơn, màu xanh đậm hơn, phần hoa cũng có nhiều màu sắc nổi bật, thay đổi theo điều kiện chăm sóc cũng như từng thời điểm.
Phong thủy cây hoa Ngũ sắc
Nhiều người cho rằng, khi trồng hoa ngũ sắc có thể đem lại nhiều may mắn về mặt phong thủy. Vậy có nên trồng hoa ngũ sắc trong nhà không?
Cây ngũ sắc hợp mệnh gì?
Về mặt phong thủy, hoa ngũ sắc thể hiện cho những điều may mắn, tốt đẹp sẽ tới trong tương lai. Chúng mang lại thành công, sự vui vẻ, sức khỏe và hạnh phúc cho gia chủ. Chính vì vậy bạn hoàn toàn có thể trồng giống cây này trong nhà để đem lại nhiều điều tốt cho bản thân và gia đình.
Cây ngũ sắc hợp tuổi nào?
Hoa ngũ sắc có nhiều màu sắc, về cơ bản hầu hết các bản mệnh và độ tuổi đều có thể trồng được giống hoa này. Trong đó những người thuộc tuổi Kim, Mộc là phù hợp nhất, khi trồng có thể thu hút được nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống tương lai.
Ý nghĩa của hoa Ngũ sắc
Ngoài ý nghĩa về mặt phong thủy, hoa ngũ sắc còn tượng trưng cho những điều cân bằng và hài hòa trong cuộc sống. Trong văn hóa của nhiều quốc gia, loài hoa này là đại diện cho những điều tốt đẹp, cho tình yêu thương và trân trọng chính bản thân mình.
Bên cạnh đó, chúng còn có ý nghĩa biểu tượng của sự bền bỉ, kiên cường không bao giờ chịu đầu hàng trước thách thức. Chính vì vậy nhiều người yêu cây ưa chuộng và lựa chọn hoa ngũ sắc trồng trong nhà hoặc sân vườn, từ đó mang đến nhiều thuận lợi hơn trên con đường công danh, sự nghiệp.
Tác dụng của cây hoa Ngũ sắc
Mặc dù mọc hoang nhưng hoa ngũ sắc lại được coi là một trong những loài cây có nhiều công dụng khác nhau. Trong đó có nhiều tác dụng của hoa ngũ sắc không phải ai cũng biết.
- Trang trí không gian: Sở hữu vẻ đẹp độc đáo, hoa ngũ sắc được trồng nhiều với mục đích trang trí cho không quan quanh ngôi nhà hoặc các khu vực công cộng. Khi trồng tại nhà chúng thường được đặt trong chậu để ở sân thượng, ban công, trong nhà,...
- Làm bài thuốc: Trong dân gian, hoa ngũ sắc được sử dụng làm các bài thuốc Đông Y hỗ trợ điều trị ho, kháng viêm, cảm cúm một cách hiệu quả. Tuy nhiên trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, những người có chuyên môn.
- Cây ngũ sắc chữa xương khớp: Một tác dụng hiệu quả nhất của hoa ngũ sắc phải kể tới việc giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng. Bạn có thể kết hợp hoa với rượu để đun lên sau đó đắp ở vùng đau nhức từ 2 – 3 lần/tuần để thấy rõ hiệu quả.
Sở hữu nhiều tác dụng nổi bật, vậy hoa ngũ sắc có độc không? Câu trả lời là có, hoa ngũ sắc có chứa một hàm lượng độc tố nhất định sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người nếu ăn phải. Phần quả có chất độc Lantanin Alkaloid có thể dẫn đến các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, rối loạn tuần hoàn máu,... Do đó bạn cần hết sức chú ý không nên ăn loại quả của cây này.
Cách trồng và chăm sóc cây Ngũ sắc
Hoa ngũ sắc có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh vì vậy bạn không cần tốn quá nhiều công sức trồng và chăm sóc vẫn có thể sở hữu những chậu cây đẹp. Tuy nhiên bạn cần tham khảo qua các phương pháp dưới đây để chăm sóc cây hoa ngũ sắc ra hoa đẹp nhất nhé.
Phương pháp trồng cây hoa Ngũ sắc
- Nhân giống: Hoa ngũ sắc được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành, phương pháp này cho hiệu quả nhân giống cây con đạt chất lượng cao, cây sinh trưởng nhanh, tỉ lệ sống cao, cây dễ sinh trưởng và nhanh cho hoa
Cách giâm cành hoa ngũ sắc vàng
- Đất trồng: Khi chọn đất trồng cây phải chọn những loại có độ tơi xốp, thoáng khí và có đủ chất dinh dưỡng. Độ pH tốt nhất ở mức trung bình, trước khi trồng có thể trộn thêm một số loại phân bón, xơ dừa, trấu để tăng thêm chất dinh dưỡng có lợi.
- Chọn chậu: Bạn có thể lựa chọn nhiều kiểu chậu khác nhau, kích thước khoảng từ 15 – 20cm, sâu lòng. Trên thân chậu đảm bảo có các lỗ thoáng nước để tránh cây bị úng nước trong quá trình chăm sóc.
- Cách trồng: Có hai cách trồng chính là trồng hạt hoặc trồng cây, đối với trồng hạt bạn cần đem hạt giống ngâm nước và ủ trong khoảng 1 tiếng. Sau đó gieo vào chậu, lấp kín đất trên mặt hạt. Đối với trồng cây, bạn tiến hành tách bầu sau đó đào một hố sâu trong chậu, đặt bầu vào giữa và lấp đất kín rễ. Tưới nước để cây nhanh chóng thích nghi và phát triển.
Cách chăm sóc cây hoa ngũ sắc hiệu quả
- Lượng nước: Hoa ngũ sắc không quá ưa nước, do đó tần suất tưới cây dao động từ 2 – 3 lần/tuần. Tùy thuộc vào tình hình thời tiết bạn có thể tăng hoặc giảm tần suất sao cho thích hợp nhất.
- Nhiệt độ và ánh sáng: Hoa ngũ sắc phù hợp nhất với điều kiện khí hậu mát mẻ, ưa ánh sáng, vì vậy bạn có thể trồng cây ở những vị trí có ánh nắng vừa phải, không quá gay gắt. Nếu đặt trong nhà nên để cạnh cửa sổ hoặc mang ra ngoài phơi nắng khoảng 2 lần/tuần.
- Chế độ bón phân: Bạn có thể bổ sung một số loại phân bón như NPK, Ure, phân chuồng với tần suất khoảng 1 tháng/lần. Không nên bón quá nhiều để tránh tình trạng sót phân, ngược lại nếu không bón phân đúng thời điểm sẽ gây ra tình trạng vàng lá, kém phát triển.
Cây hoa ngũ sắc giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Nhờ những đặc điểm nổi bật của mình về màu sắc, kích thước, hoa ngũ sắc hiện nay được rất nhiều người săn đón, chính vì vậy mức giá của giống cây này cũng có sự thay đổi, điều chỉnh liên tục. Mức giá trung bình trên thị trường bạn có thể tham khảo như sau.
- Hạt giống hoa ngũ sắc: Mức giá dao động từ 30.000 – 40.000 đồng/gói.
- Cây hoa ngũ sắc giống : Mức giá dao động từ 40.000 – 50.000đồng/cây.
- Hoa ngũ sắc bonsai: Có mức giá khoảng từ 500.000 đồng trở lên.
Nếu bạn muốn mua hoa Ngũ sắc có thể tham khảo một số địa chỉ như các cửa hàng cây giống hoặc các vườn ươm để lựa chọn cây chất lượng. Ngoài ra bạn cũng có một lựa chọn khác là mua trên các trang web, các sàn thương mại điện tử để tiết kiệm thời gian cũng như công sức di chuyển mà vẫn có được những chậu cây giống uy tín, chất lượng cao.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về giống hoa ngũ sắc. Nếu có thêm bất cứ câu hỏi thắc mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu thêm về những loài cây và hoa cảnh khác, bạn hoàn toàn có thể truy cập vào Khu Vườn Xanh để cập nhật chi tiết và nhanh chóng nhất.