Cà độc dược hay được biết đến là Mạn đà la, đây là giống cây được sử dụng rất nhiều trong việc điều trị một số căn bệnh như viêm xoang, nôn mửa, mụn nhọt,.... Tuy nhiên loài cây này có tính độc nên khi sử dụng người dùng cần phải hết sức lưu ý. Để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về loài cây này, sau đây Khu Vườn Xanh sẽ giới thiệu cho các bạn nội dung chi tiết về cây.
Cà độc dược là gì?
Cà độc dược hay còn gọi là Độc giã, Hìa kía piếu( Dao), Sủa tủa(H'mông), Cà lục lược(Tày), Plờn(Kho), Cà diên, Mạn đà la( Hoa trắng), thuộc họ Cà, cây có tên gọi khoa học là Datura metel L.
Nguồn gốc cây được bắt nguồn từ đất nước Mexico và Peru. Ở Việt Nam cây được trồng và mọc hoang khắp nơi trên mọi miền tổ quốc. Khu vực cây xuất hiện nhiều nhất là Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Đặc điểm cây Cà độc dược
Đặc điểm của cây Cà độc dược là loại cây mọc ở những khu vực đất hoang, hơi ẩm, đất mùn. Mặc dù Cà độc dược là giống cây mọc hoang nhưng không phải ai cũng biết loại cây này. Để các bạn có thể nhận biết được cây, dưới đây là mô tả về đặc điểm hình thái của cây Cà độc dược:
- Thân cây: Cà độc dược là loại thân thảo, chiều cao từ 1 - 2m. Thân cây và cành có màu tím hay xanh lục, xung quanh có nhiều lớp lông tơ bám.
- Lá cây: Lá cây Cà độc dược thuộc loại lá đơn, mọc ở vị trí so le với nhau, phiến lá có hình giống như quả trứng. Khi còn non lá có nhiều lông, sau khi lá già thì những chiếc lông sẽ rụng dần đi.
- Hoa: Hoa của cây Cà độc dược có màu trắng hoặc vàng, hình phễu( Hoa có hình dạng giống hoa Loa kèn) hoa mọc đơn độc ở vị trí nách lá. Chiều dài của hoa tầm 16 - 18cm. Mùa hoa diễn ra từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm.
- Quả: Quả cây Cà độc dược có hình cầu (quả giống như trái sầu riêng) đường kính tầm 3cm, mặt ngoài quả có nhiều gai mềm. Khi còn non quả có màu xanh còn khi chín quả màu nâu.
- Hạt: Bên trong mỗi quả Cà độc dược chứa rất nhiều hạt, hạt có hình trứng, dẹt, dài 3 -5mm, màu vàng đen.
Cây cà độc dược khi nở hoa
Cà độc dược có mấy loại?
Hiện nay, Cà độc dược được biết đến 3 loại chính là Cà độc dược hoa trắng, cà hoa đốm tím và cuối cùng là cây được lai giữa hai giống cây trắng và tím. Sau đây là thông tin chi tiết về ba giống cây trồng này:
Cà độc dược hoa trắng
Đây là giống cây có hoa màu trắng, mọc ở vị trí kẽ lá. Thân và cành cây đều có màu xanh. Thời điểm thu hoạch lá cây được diễn ra vào giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa hoặc đang trong quá trình ra hoa. Còn hoa sẽ thường được thu hoạch vào mùa thu.
Cà độc dược hoa đốm tím
Tương tự như giống cây cà hoa màu trắng, cây cà hoa đốm tím đều có phần thân và cành đều có màu xanh. Tuy nhiên, hoa của giống cà này khi nở sẽ có đốm tím, rủ xuống vô cùng đẹp, quyến rũ nên được trồng để trang trí sân nhà, ban công, khuôn viên,....
Cà độc dược lai
Đây là giống cây được lai giữa loại cây hoa trắng và hoa tím. Loài giống cây này trồng ở khắp các tỉnh thành ở Việt Nam, nhất là những vùng đất hoang, hơi ẩm. Cây rất khỏe, dễ trồng và dễ chăm sóc nên giảm được rất nhiều gánh nặng cho người trồng.
Cà độc dược chữa bệnh gì?
Theo tài liệu cổ, cây Cà độc dược có vị cay, vào kinh phế, tính ôn có độc có tác dụng chữa bệnh Hen suyễn, khử phong thấp, chữa ho, hen, viêm xoang, đắp mụn nhọt,.... Sau đây là những tác dụng và tác hại của cây Cà độc dược mà bạn nên biết:
Thành phần hóa học của cây Cà độc dược
Trong cây Cà độc dược có chứa những thành phần hóa học sau: Trong rễ, lá, hạt, hoa của cây chứa chất C17H21NO4, 17H21N03, Scopolamin, Hyoxyamin, Alcaloid, Vitamin C, Atropin và Norhyoscyamin.
Tác dụng của cây Cà độc dược
Cây Cà độc dược có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Cây có thường được sử dụng làm thuốc say xe, cải thiện tình trạng sốt cao, cảm lạnh, giảm đau nhức xương khớp, điều trị hen suyễn, viêm xoang, phế quản, đau thần kinh tọa, nôn mửa, mụn nhọt.
Cây cà dược trị viêm xoang
Sử dụng cây cà dược trị viêm xoang là bài thuốc khá phổ biến hiện nay. cách dùng rất đơn giản, bạn rửa sạch 3 - 4 lá Cà độc dược mang đi rửa sạch, sau đó thái nhỏ và cho vào lon sữa trống và đậy kín. Tiếp theo, cho lon lên bếp và đun dưới ngọn lửa nhỏ.
Trong thời gian đó, bạn dùng giấy cuộn thành hình phễu, phần đầu to bạn để ở nơi có khói bốc lên và đầu nhỏ bạn để lên mũi. Quá trình xông hơi diễn ra khoảng từ 3 - 6 phút, ngày tầm 3 lần, kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng. Trong thời gian dài sử dụng không thấy hiệu quả, bạn có thể dừng lại và tìm sản phẩm khác phù hợp với cơ thể mình.
Tác hại của cây Cà độc dược
Cây Cà độc dược có tác hại đối với những người sau: Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, táo bón, bệnh nhân suy tim, loét dạ dày, sốt, rối loạn tâm thần, huyết áp cao, trào ngược thực quản.
Lưu ý: Cà độc dược là loài cây thuốc dân gian, vì thế trước khi dùng bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Cây Cà độc dược có độc không?
Cây Cà độc dược có độc, trong lá, thân hoa của cây Cà độc dược có chứa chất Hyoxin và Atropin. Hai chất này được liệt vào nhóm chất độc bảng A nên khi sử dụng phải có sự chỉ định của bác sĩ thì mới được dùng, tuyệt đối không tự động đốt, hít, sắc thuốc uống.
Trường hợp dùng quá liều, không đúng cách khi mà bị ngộ độc nếu không được cấp cứu kịp sẽ có nguy cơ bị tăng nhịp thở, choáng, loạn thần, nặng có thể gây tê liệt tứ chi thậm chí phát điên.
Xử lý tình trạng ngộ độc Cà độc dược
Để xử lý nhanh khi bị ngộ độc Cà độc dược, khi sử dụng thấy bị khô miệng, bí tiểu, bị sốt, thường xuyên đổ mồ hôi, co thắt, da khô và ửng đỏ, nhịp tim đập nhanh, ảo giác, hôn mê thì nên dừng lại và đưa đến trung tâm y tế gần nhất để được các y bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
Nếu chưa đến được bệnh viện, để loại bỏ chất độc ra ngoài cơ thể đầu tiên bạn nên ngừng dùng thuốc, sau đó dùng nước chè đặc để gây nôn và rửa dạ dày. Cuối cùng, giữ ấm cho cơ thể người bệnh và cho nằm ở khu vực yên tĩnh.
Cách trồng và chăm sóc cây Cà độc dược
Cây Cà độc dược khá dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để cây trồng đạt được năng suất cao thì không phải ai cũng biết đến. Sau đây, Khu Vườn Xanh sẽ giới thiệu cho các bạn về cách trồng và cách chăm sóc giống cây này:
- Nhân giống: Cà độc dược được trồng bằng phương pháp nhân giống bằng hạt. Hạt giống Cà độc dược sẽ được thu hoạch từ những cây mẹ khỏe, không bị sâu bệnh. Khi trồng cây, bạn có thể gieo hạt trực tiếp trên những thửa ruộng hoặc vườn ươm. Khi cây được 35 - 40 ngày tuổi, cao khoảng 20cm và có khoảng 3 - 4 lá bạn có thể đem trồng.
- Đất trồng: Nên lựa chọn đất có nhiều mùn, dễ thoát nước.
- Tưới nước: Cà độc dược là giống cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng nên vẫn phải cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cây. Vào những ngày nắng nóng, khô hạn bạn nhớ tưới nước để giữ độ ẩm cho cây nhé.
- Ánh sáng: Để cho cây phát triển tốt, khi trồng bạn nên trồng những nơi có ánh sáng chiếu vào.
- Thu hoạch: Sau khi cây được 60 - 70 ngày, khi cây bắt đầu ra hoa bạn có thể thu hoạch làm dược liệu. Để đạt được năng suất lá cao bạn nên thu hoạch vào thời điểm cây vừa ra quả non và hoa( nên cắt cây cách mặt đất khoảng tầm 20cm).
- Bón phân: Sau khi thu hoạch, bạn nên tiếp tục chăm sóc, bón phân tầm 2 tháng là có thể thu hoạch được tiếp. Một năm cây có thể cho thu hoạch tầm 3 - 4 lần.
Cà độc dược giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Hiện nay, trên thị trường giá 1kg lá Cà độc dược rơi khoảng 60 - 100.000vnđ, quả Cà độc dược khô 65 - 120.000 vnđ/kg. Cây giống rơi vào khoảng 40 - 60.000/vnđ/ cây( giá sẽ thay đổi tùy thuộc vào thời điểm và chất lượng). Để mua được cây đạt chuẩn F1, bạn hãy mua cây ở những đơn vị uy tín như viện nghiên cứu cây trồng, nhà vườn uy tín, sàn thương mại điện tử,....
Trên đây là tổng hợp thông tin cơ bản về cây Cà độc dược, mặc dù cây là thảo dược tự nhiên nhưng người bệnh nên có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu các bạn yêu thích cây trồng, hoa hãy thường xuyên truy cập trang web Khu Vườn Xanh thường xuyên để được phổ cập những kiến thức bổ ích nhé!