Danh mục Menu

Cây Bồ công anh (Rau diếp dại, Rau bồ cóc, Diếp hoang)

Bồ công anh (rau diếp dại) là loại cây thường gặp ở những nơi có khí hậu lạnh vùng nông thôn ở nước ta. Đây là cây dược liệu quý, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa các vấn đề sức khỏe như: chữa tắc tia sữa, đau dạ dày, lợi tiểu, ổn định đường huyết, trị mụn nhọt,... Hãy cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về đặc điểm, các loại Bồ công anh cũng như tác dụng tuyệt vời của loại cây này trong bài viết sau đây nhé! 

Đặc điểm cây Bồ công anh

Bồ công anh có tên khoa học là Lactuca indica. Tại Việt Nam, loại cây này còn có nhiều tên gọi khác như rau diếp dại, rau bồ cóc, rau diếp trời, diếp hoang. Đây là loại cây thân thảo, thuộc họ cúc và có tuổi thọ từ 1 - 2 năm. Cây mọc nhiều ở vùng đất ẩm mát và mọc dại phổ biến tại các vùng nông thôn.

Cây Bồ công anh còn có tên gọi khác là rau Diếp dại
Cây Bồ công anh còn có tên gọi khác là rau Diếp dại

Đặc điểm hình thái

  • Cây bồ công anh là loài thân thảo, cao từ 60cm - 2m, thân nhẵn, mọc thẳng đứng. Cây bồ công anh dại thường mọc ở ven đường hoặc sườn đồi.
  • Lá bồ công anh mọc từ rễ, không có cuống. Lá mỏng hình mũi mác, thuôn dài từ 10 - 25cm. Mặt trên của lá thường có mùi xanh lục.
  • Hoa bồ công anh có 3 màu gồm: vàng, trắng sữa hoặc tím, trong đó phổ biến nhất là 2 màu vàng và trắng. Hoa thường mọc xen kẽ giữa các nách lá hoặc thành chùm ở đầu ngọn cuống hoa.
3 màu hoa của cây Bồ công anh
3 màu hoa của cây Bồ công anh

Nguồn gốc và Phân bố

Bồ công anh có nguồn gốc từ châu Á, rất phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, loại cây này phân bố tại nhiều nước như Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia,... Tại Việt Nam, loại cây này ưa các vùng khí hậu lạnh, mát mẻ quanh năm, phân bố rải rác tại các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,...

Phân loại giống cây Bồ công anh

Hiện nay, cây Bồ công anh được chia thành 4 loại gồm: bồ công anh Việt Nam, cây chỉ thiên, bồ công anh Trung Quốc (bồ công anh lùn) và bồ công anh tím. Trong đó giống của Việt Nam là dễ tìm kiếm và phổ biến nhất

Bồ công anh Việt Nam

Đây là loại bồ công anh chuyên mọc dại tại ven đường, sườn đồi, bụi rậm hoặc các bãi sông, phân bố tại nhiều tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ của nước ta. Bồ công anh Việt Nam có chiều cao từ 50 - 100cm, lá mỏng, thuôn dài hình mũi mác, mép lá hình răng cưa thưa. Loại này thường thu hoạch từ tháng 5 - 7.

Bồ công anh Việt Nam
Bồ công anh Việt Nam

Cây chỉ thiên

Loại bồ công anh này phân bố nhiều ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. Chúng được dùng để phơi khô, làm trà uống hàng ngày nhờ tác dụng chống viêm, tiêu đờm hiệu quả.

Cây chỉ thiên
Cây chỉ thiên

Bồ công anh Trung Quốc

Bồ công anh Trung Quốc còn được gọi là Bồ công anh lùn bởi cây có thân rất ngắn, chỉ cao khoảng 40 - 60cm. Lá bồ công anh lùn là loại lá đơn, mọc chụm từ rễ lên, lá có màu xanh lục dài từ 15 - 25cm, mép lá hình răng cưa. Hoa bồ công anh Trung Quốc màu vàng, mọc trên cùng. Quả có màu nâu đen, thuôn dài hình bầu dục.

Cây bồ công anh Trung Quốc thường mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi của nước ta. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể làm thuốc, rất tốt cho sức khỏe.

Bồ công anh Trung Quốc
Bồ công anh Trung Quốc

Bồ công anh tím

Bồ công anh tím còn được gọi là tử hoa địa đinh. Đây là loại cây khá độc đáo, cây mọc thẳng, không có cành, ra hoa màu tím đẹp mắt và có nhiều tác dụng cho sức khỏe.

Bồ công anh tím
Bồ công anh tím

Tác dụng và Tác hại của Cây bồ công anh

Bồ công anh vốn là một loại rau và hoàn toàn có thể ăn được và thường được dùng để làm nguyên liệu nấu ăn với các món như: xào thịt bò, xào tỏi hoặc luộc chấm mắm. Vị đắng tự nhiên của loại rau này kết hợp với các nguyên liệu khác mang lại sự độc đáo, hấp dẫn cho món ăn.

Tác dụng

Các thành phần như lá, rễ và thân loại cây này còn được sử dụng để làm trà, thuốc uống hoặc sản xuất mỹ phẩm. Đặc biệt bồ công anh phơi khô, sắc nước uống có tác dụng mát gan, giải độc cơ thể và giảm tình trạng mụn nhọt mẩn ngứa ngoài da, cải thiện chức năng gan, chữa rắn độc cắn, lợi tiểu, ổn định đường huyết, chữa quai bị, viêm bàng quang,...

Tác hại và lưu ý

Tuy là một loại cây thuốc mang nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng nếu không dùng bồ công anh đúng cách hoặc sử dụng quá nhiều trong thời gian dài mà không có sự chỉ định hay tư vấn từ các bác sĩ, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ bao gồm: 

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Chán ăn, mệt mỏi
  • Viêm da tiếp xúc, dị ứng da
  • Sỏi mật, viêm túi mật

Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, một số đối tượng dưới đây không nên dùng cây Bồ công anh: Trẻ em, Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, Những người bị mẫn cảm với bồ công anh, Người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim sung huyết và Người mắc hội chứng ruột kích thích, tắc ruột, tắc nghẽn ống dẫn mật

Phụ nữ có thai không nên dùng Bồ công anh
Phụ nữ có thai không nên dùng Bồ công anh

Sản phẩm từ cây Bồ công anh

Tất cả các bộ phận của cây bồ công anh đều có thể được dùng làm thuốc với các sản phẩm như:

  • Lá bồ công anh tươi hoặc khô;
  • Trà bồ công anh: Loại này gồm trà rễ và trà lá;
  • Trà túi lọc bồ công anh: Rễ và lá bồ công anh được xay mịn rồi đóng túi lọc;
  • Bột bồ công anh đã tinh chế sẵn
  • Viên uống bồ công anh. 
Lá bồ công anh khô
Lá bồ công anh khô

Cách nấu nước Bồ công anh khô

Bồ công anh tươi bạn có thể luộc hoặc dùng làm rau gia vị. Ngoài ra để nấu nước bồ công anh khô, bạn có thể áp dụng theo một số cách đơn giản sau đây:

  • Cách 1: Nấu nước lá hoặc rễ bồ công anh khô với nước như hãm trà rồi uống thay nước lọc hàng ngày.
  • Cách 2: Kết hợp bồ công anh và mật ong. Với cách này, bạn có thể cho 4 - 5 bông hoa bồ công anh khô vào cốc nước và rót nước nóng để hãm như trà. Khi cần sử dụng thì thêm mật ong tùy liều lượng ngọt/nhạt theo sở thích. Nước bồ công anh mật ong có vị thanh mát, ngọt ngào nên rất dễ uống.
  • Cách 3: Trà rễ hoa bồ công anh. Bạn chuẩn bị 30g rễ bồ công anh khô, 5 lát gừng tươi, 1 hạt thảo quả và khoảng 500ml nước lọc. Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi và đun sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó, bỏ bã, thêm chút mật ong hoặc đường vào nước và thưởng thức.
Trà hoa bồ công anh
Trà hoa bồ công anh

Mua cây Bồ công anh ở đâu?

Hiện nay, bạn có thể mua bồ công anh ở các chợ, nhà thuốc dược liệu hoặc các trang thương mại điện tử với giá bán từ 100.000 - 150.000 đồng/kg (lá tươi) và 65.000 - 80.000 đồng/kg (lá khô). Ngoài ra bạn có thể tham khảo mua hạt giống tại Khu Vườn Xanh nhé.

Hạt giống hoa Bồ Công Anh gói khoảng 1000 hạt, Nội địa Trung
Hạt giống hoa Bồ Công Anh gói khoảng 1000 hạt, Nội địa Trung
22.000

Mua ngay

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về đặc điểm cũng như cách phân loại, tác dụng tuyệt vời của cây bồ công anh với sức khỏe. Nếu muốn biết thêm về các loại cây khác, bạn hãy ghé thăm website Khu Vườn Xanh hàng ngày nhé!

Chia sẻ
(3.7/5, 3 votes)
Hà Nguyễn

Hà Nguyễn

Tác giả