Với vẻ đẹp mềm mại, nhẹ nhàng, cây Sơn liễu là lựa chọn hàng đầu của nhiều người yêu cây cảnh để trang trí không gian. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến giống cây này cũng như công dụng của chúng là gì? Do đó bài viết chi tiết dưới đây của Khu Vườn Xanh sẽ giúp bạn đọc giải đáp mọi thắc mắc liên quan cũng như hướng dẫn cách trồng nhanh chóng và đơn giản nhất. Cùng theo dõi ngay nhé.
Cây Sơn liễu là gì?
Ở Việt Nam, cây Sơn liễu còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như cỏ lá gừng Thái, Sơn liễu thái, Sơn liễu chậu treo,... Chúng là giống cây thuộc họ Thầu dầu, tên khoa học là Phyllanthus cochinchinensis muell và có nguồn gốc thuộc khu vực Châu Á. Nhờ sở hữu vẻ đẹp nổi bật, Sơn liễu nhanh chóng được trồng ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Cây Sơn liễu có khả năng chịu đựng thời tiết và môi trường tốt và không yêu cầu nhiều chăm sóc, vì vậy nó được trồng phổ biến làm cây trồng hàng rào, trang trí cảnh quan. Bên cạnh đó, giống cây này cũng mang nhiều ý nghĩa phong thủy nổi bật mà không phải ai cũng biết.
Đặc điểm của cây Sơn liễu
Sơn liễu vốn là cây thân gỗ có nhiều cành nhỏ mọc rủ xuống tạo thành nhiều tầng đẹp mắt. Bạn có thể dễ dàng nhận biết cây Sơn liễu có nhiều đặc điểm nổi bật đặc biệt là về hình thái, điển hình như:
- Phần thân cây: Cây Sơn liễu có thân cây mảnh, mọc thẳng, khi trồng lâu năm cây có thể cao đến 1,5 - 3 mét. Thân cây có màu xanh nâu nhạt và mọc thành bụi, các nhánh cây dài và chia thành lớp, mọc rủ xuống đất.
- Phần lá cây: Lá cây Sơn liễu có kích thước nhỏ, màu xanh nhạt, hình thon dài và hơi nhọn ở đầu. Các lá tương đối mỏng và có rãnh sâu chạy dọc theo cạnh. Lá cây mọc theo chiều đối xứng nhau trên thân, hơi nhám ở mặt dưới của lá.
- Phần hoa: Cây Sơn liễu có hoa nhỏ, hoa mọc thành các chùm từ kẽ lá hoặc từ đầu cành, nhị hoa nhỏ. Giống cây này có hoa màu đỏ tuy nhiên rất hiếm và hầu như rất ít khi ra hoa.
Cây Sơn liễu có mấy loại?
Theo nghiên cứu từ điển sinh vật học, cây Sơn liễu có tổng cộng hơn 400 loài trên toàn thế giới, trong đó những giống phổ biến được trồng ở Việt Nam nhất bao gồm: Sơn liễu trắng (Bạch sơn liễu), Sơn liễu đen, Sơn liễu lá nhỏ, Sơn liễu Thái, Sơn liêu Vân sam và Sơn liễu rừng.
Sơn liễu trắng
Sơn liễu trắng còn gọi là bạch Sơn liễu, tên khoa học của chúng là Salix alba, cây có màu trắng bụi, vỏ mỏng, lá hình mác, mọc đối xứng trên cây. Loài cây này cũng rất ít ra hoa, có thể trồng trong chậu Bonsai hoặc trồng ở sân vườn để làm cảnh.
Sơn liễu đen
Khác với Sơn liễu trắng, Sơn liễu đen có tên khoa học Salix nigra, là giống cây có phần vỏ cây màu nâu đen hơi sẫm, nhánh cây nhỏ và rất dễ bị gãy. Lá của cây mọc đơn điệu và có dạng hình thoi, màu xanh đậm không nhám. Bên ngoài tự nhiên cây có kích thước lớn, nhiều cành và lá rủ xuống phía dưới nhìn rất quyến rũ.
Cây Sơn liễu lá nhỏ
Sơn liễu lá nhỏ hay còn gọi là Sơn liễu Thái rủ với nét đặc trưng là sở hữu phần lá rất nhỏ, mỗi lá hầu như chỉ có chiều rộng khoảng 1 cm. Phần lá mọc đối xứng nhau trên cành cây nhỏ và rủ xuống mắt đất tạo thành một chậu cây vô cùng bắt mắt.
Cây Sơn liễu rừng
Cây Sơn liễu rừng là giống cây mọc bụi ở những khu vực đồi núi hay rừng sâu ở khắp mọi miền trên cả nước. Chiều cao của chúng có thể đạt tới 3m, với phần thân nhỏ, mảnh và rủ xuống đất, lá cây nhỏ và có nhiều hình dáng khác nhau. Do chúng mọc trong địa hình hiểm trở, khắc nghiệt nên có nhiều dáng đẹp được giới yêu cây ưa thích và phù hợp tạo những dáng thế Sơn liễu bonsai đẹp.
Sơn liễu đọt đỏ bonsai
Sơn liễu đọt đỏ có phần thân gỗ với đường kính khoảng 10cm, những nhánh cây nhỏ rủ xuống. Phần lá nhỏ và có phần lá đỏ ở đọt, chúng thường được tạo hình thành các dáng khác nhau vô cùng đẹp mắt.
Sơn liễu vân sam
Sơn liễu vân sam sở hữu những đặc điểm vô cùng nổi bật như vỏ cây màu xám, lá bầu dục. Ngoài ra chúng còn có hương thơm rất đặc trưng, cây không quá lớn do đó có thể trồng để làm cảnh và đặt trong nhà, trong văn phòng.
Cây Sơn liễu lá tròn
Một giống cây Sơn liễu khác được phân loại theo kiểu lá chính là Sơn liễu lá tròn. Đây là cây sở hữu phần lá dẹt tròn, mọc theo cụm, những nhánh cây dài mọc thẳng hoặc rủ xuống, có thể tạo hình thành nhiều dáng.
Mỗi giống cây đều có đặc điểm cũng như ưu điểm riêng biệt, do đó việc lựa chọn Sơn liễu chủ yếu dựa vào sở thích của từng người. Hiện nay giống Sơn liễu phổ biến nhất là Sơn liễu trắng, Sơn liễu lá nhỏ và Sơn liễu bonsai.
Ý nghĩa phong thủy cây Sơn liễu
Về ý nghĩa cây Sơn liễu phong thủy đại diện cho sự bình an, sự kiên trì, sức sống mạnh mẽ và dám đương đầu với mọi khó khăn và thử thách. Chính vì vậy giống cây này còn được coi là biểu tượng cho nghị lực của con người trong cuộc sống.
Trong phong thủy, cây Sơn liễu cũng được cho là mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ, một biểu tượng của sự giàu có, phú quý. Do đó, trồng cây Sơn liễu trước nhà có thể mang lại điềm lành và sự thịnh vượng cho gia chủ.
Ngoài ra, chúng còn có thể âm bằng âm dương trong nhà cho gia chủ, mang lại điều may mắn, xua tan những điềm xấu. Với những ý nghĩa đặc biệt này, không ngạc nhiên khi cây Sơn liễu trở thành một trong những loại cây cảnh được yêu thích và được trân trọng trong phong thủy.
Cây Sơn liễu có tác dụng gì?
Cây Sơn liễu có khá nhiều công dụng, trong đó nổi bật nhất là trang trí không gian, giúp hỗ trợ điều tị một số bệnh lý và dùng làm quà tặng.
- Trang trí không gian: Với hình dạng uốn lượn và màu sắc xanh tươi mát, cây Sơn liễu tạo nên một điểm nhấn độc đáo và đẹp mắt cho không gian. Tác dụng của cây Sơn liễu không chỉ làm cho không gian trở nên sinh động mà còn mang đến cảm giác thư thái và thoải mái. Mặt khác cây Sơn liễu còn có thể lọc không khí và mang lại một không gian sống trong lành.
- Hỗ trợ điều trị bệnh: Cây Sơn liễu đã được sử dụng trong y học dân gian ở khu vực Đông Nam Á từ rất lâu. Theo các nghiên cứu khoa học, cây Sơn liễu chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng chống vi-rút, kháng khuẩn và kháng vi khuẩn. Các thành phần chính bao gồm: axit ellagic, quercetin, corilagin, geraniin, brevifolin, flavonoid và tannin. Chúng có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa và bảo vệ gan cũng như hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Dùng làm quà tặng: Ý nghĩa phong thủy của cây Sơn liễu rất phù hợp để làm quà tặng cho người thân, bạn bè vào các dịp quan trọng như sinh nhật, khai trương, mừng thọ hay tân gia,...Phù hợp tặng cho mọi đối tượng với mọi độ tuổi khác nhau, đặc biệt là tặng cho đối tác hoặc bạn bè.
Cách trồng và chăm sóc cây Sơn liễu
Cây Sơn liễu dễ trồng và phù hợp với hầu hết mọi điều kiện khí hậu trên cả nước. Do đó quá trình chăm sóc chúng không quá khó khăn, bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây để áp dụng vào thực tế.
- Chuẩn bị đất: Đảm bảo đất giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt và có pH trung bình. Bạn có thể pha thêm phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai vào đất để tạo ra một môi trường trồng thích hợp cho cây Sơn liễu.
- Chọn chậu trồng: Tùy thuộc vào kích thước của cây, bạn có thể chọn cho mình một chậu cây phù hợp. Thông thường nên chọn chậu tròn, sâu lòng với đường kính khoảng 30cm để giúp cây có điều kiện phát triển tốt nhất, đảm bảo phải có đủ lỗ thoát nước để tránh khiến cây thối rễ.
- Chọn cây giống Sơn liễu: Cần chọn cây có bộ rễ khỏe mạnh, thân cây mảnh mai không quá lớn. Bên cạnh đó hãy chú ý phần lá cây, không chọn cây sâu bệnh hoặc héo lá, héo rễ. Hoặc bạn có thể nhân giống cây Sơn liễu bằng phương pháp giâm cành, cho tỉ lệ thành công 99%.
Cách Nhân giống cây Sơn liễu bằng cành - Nguồn Yotube
- Trồng cây: Bạn tiến hành đào hố ở chính giữa chậu cây sau đó đặt cây Sơn liễu giống vào. Dùng đất lấp kín rễ cây sau đó lấy tay ấn nhẹ để giúp cố định và giúp cây đứng thẳng hơn. Sau đó tưới nước nhẹ nhàng để cung cấp độ ẩm phù hợp cho cây con sinh trưởng.
- Tưới nước: Cây Sơn liễu cần được tưới nước đều đặn, mỗi ngày nên tưới 1 lần, đảm bảo đất luôn ẩm ướt nhưng không được để nước úng, đọng. Bạn có thể điều chỉnh tần suất tưới nước theo tình hình thời tiết cụ thể sao cho phù hợp nhất.
- Bón phân: Cung cấp phân bón để giúp cây Sơn liễu phát triển mạnh mẽ. Sử dụng phân bón hữu cơ hoặc phân bón hỗn hợp. Mỗi tháng bón phân khoảng 1 – 2 lần để cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho cây trồng.
- Cắt tỉa: Cắt tỉa cây Sơn liễu đều đặn để duy trì dáng cây và loại bỏ các cành khô, bị hư hỏng. Nếu bạn trồng cây trong nhà việc cắt tỉa cũng giúp cho cây trở nên gọn gàng hơn, tránh chiếm nhiều diện tích.
- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi cây và thực hiện biện pháp phòng ngừa sâu bệnh như bọ gậy, sâu bướm và nấm mốc. Sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật theo chỉ dẫn hoặc cắt tỉa cây, cành lá bị sâu bệnh để kiểm soát sâu bệnh nếu cần thiết.
Cây Sơn liễu giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Tùy vào từng thời điểm, giống cây cũng như kích thước, cây Sơn liễu sẽ được bán với mức giá khác nhau. Dưới đây là khoảng giá để bạn tham khảo:
- Sơn liễu cảnh: Giá dao động trong khoảng từ 200.000 – 400.000 đồng/cây.
- Sơn liễu bonsai: Mức giá dao động từ 500.000 – 2.000.000 đồng trở lên tùy vào từng dáng cây.
- Cây giống Sơn liễu: Mức giá trong khoảng từ 50.000 – 100.000 đồng/cây.
Bạn có thể mua cây Sơn liễu ở các cửa hàng cây cảnh, các chợ hoa, các trang web bán cây online hoặc qua các vườn cây cảnh. Nên chọn những địa chỉ uy tín để có thể lựa chọn được cây giống, cây cảnh phù hợp nhất. Bên cạnh đó trong quá trình chọn cây bạn cũng nên chú ý chọn cây khỏe mạnh, có tán lá đều và không có hiện tượng héo úa hoặc bị bệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin giới thiệu về cây Sơn liễu, cách trồng và chăm sóc. Mong rằng thông qua bài viết bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về giống cây cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay này. Nếu muốn cập nhật thêm những thông tin liên quan đến cây cảnh, cách chăm sóc các giống cây, hãy truy cập ngay vào Khu Vườn Xanh nhé.