Danh mục Menu

Cây Kim tiền thảo - Thuốc quý của người Việt

Trong Đông Y, Kim tiền thảo là một giống cây có tính bình, vị ngọt, được sử dụng chữa nhiều loại bệnh nhờ thành phần tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng cũng như phòng ngừa các tác dụng phụ của giống cây này. Do đó, bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh sẽ giúp bạn đọc giải đáp và lưu ý vấn đề này một cách chi tiết nhất.

Đặc điểm cây Kim tiền thảo

Kim tiền thảo có rất nhiều tên gọi khác nhau phụ thuộc vào từng khu vực khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là: Bạc Nhĩ Thảo, Đậu Rồng, Nhũ Hương Đằng, Bản Trì Liên, Cửu Lý Hương, Cỏ Đồng Tiền Vàng,... Giống cây này thuộc họ nhà đậu và có tên khoa học là Desmodium styracifolium. Với đặc tính chịu khô hạn cao, Kim tiền thảo được trồng ở khắp các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và một số tỉnh của Việt Nam như Nghệ An, Phú Thọ, Lạng Sơn,...

Cây Kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium
Cây Kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium

Kim tiền thảo có những đặc điểm hình thái gắn liền với khả năng chịu hạn rất tốt, điển hình nhất phải kể đến như:

  • Phần thân: Là giống cây lâu năm, dạng thân thảo và mọc sát dưới mắt đất. Thông thường có phần thân bò, rễ đâm sâu dưới mặt đây rồi mọc đứng, trung bình chiều cao có thể lên tới hơn 1m, có các cành con, trên cành có phần lông nhung, màu hơi gỉ sắt.
  • Phần lá: Lá Kim tiền thảo có hình tròn, hơi thuôn nhẹ, màu xanh và phần dưới mặt có phủ một lớp lông màu trắng bạc. Trên mặt lá có đường gân rõ ròng, trộng khoảng 2 – 4cm và dài từ 3 – 5cm.
  • Phần hoa: Hoa Kim tiền thảo có màu hồng, hình bướm và mọc theo chùm nhỏ. Mỗi chùm dao động từ 2 – 3 bông, mọc ra từ nách lá, thời gian ra hoa thường dao động từ tháng 6 – 9.
  • Phần quả: Sau khi ra hoa, sẽ kết thành quả, quả của giống cây này rất nhỏ, trung bình từ 15 – 16mm. Hình dáng quả hơi cong hình cung và có từ 4 – 5 hạt nhỏ ở bên trong.

Tác dụng và Tác hại của cây Kim tiền thảo

Trên thực tế, Kim tiền thảo được sử dụng rất nhiều với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh lý. Tuy nhiên bên cạnh tác dụng vượt trội của mình, giống cây này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách.

Thành phần hóa học

Như đã đề cập, trong cây Kim tiền thảo có chứa rất nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe của con người. Bao gồm: Polysaccharide, Saponin triterpenoid, Isovitexin, Vicenin Glycosid, Isoorientin, Desmodimin, Desmodilacton, Lupenone, Lupeol, Tritriacontan, Acid stearic,...

Và đặc biệt nhất là Coumarin, đây là một chất giúp phá vỡ muối canxi, nhờ đó giúp người sử dụng đào thải sỏi ra khỏi thận. Từ đó mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị sỏi thận tốt.

Tác dụng

Trong Đông Y, Kim tiền thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, lợi thấp. Trong Tây Y hiện đại, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chúng chứa nhiều hoạt chất có khả năng điều trị bệnh lý hiệu quả. Trong đó có khả năng chữa các bệnh lý như:

  • Kháng viêm, điều trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm, phù thũng.
  • Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân sỏi thận, sỏi bàng quang và ngăn ngừa việc hình thành sỏi thận.
  • Chữa bệnh sỏi mật và các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, đái dắt, đái buốt, tiểu tiện đau rát.
  • Có khả năng điều trị cho người bị hạ huyết áp, điều hòa huyết áp ở mức cân bằng.
  • Chữa bệnh lý ngoài ra như mụn nhọt, điều hòa kinh nguyệt và chữa dịch âm đạo bất thường của nữ giới.
Cây Kim tiền thảo chữa bệnh sỏi mật rất tốt
Kim tiền thảo có thể hỗ trợ chữa bệnh sỏi mật rất tốt

Tác hại

Về cơ bản, Kim tiền thảo là một giống cây lành tính, không có quá nhiều tác hại. Tuy nhiên nếu không biết phương pháp dùng đúng cách, nó vẫn có thể khiến người sử dụng gặp phải một số vấn đề như:

  • Dị ứng: Khi dùng nhiều bạn có thể gặp phải tình trạng dị ứng nếu không phù hợp.
  • Ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc Tây: Khi sử dụng kết hợp Kim tiền thảo với các loại thuốc Tây y có thể làm giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc.
  • Ảnh hưởng tới thai nhi: Bạn tuyệt đối không được sử dụng Kim tiền thảo cho bà bầu vì có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự an toàn của thai nhi.

Tác dụng phụ

Trong trường hợp bạn sử dụng quá liều lượng Kim tiền thảo theo khuyến cáo có khả năng dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:

  • Đau bụng: Các cơn đau bụng với mức độ nhẹ tới vừa sẽ xuất hiện nếu bạn sử dụng quá nhiều Kim tiền thảo trong thời gian dài, các cơn đau có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống.
  • Chướng bụng, đầy hơi: Trong trường hợp nhẹ hơn, Kim tiền thảo có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi hoặc khó tiêu cho người sử dụng, mang đến cảm giác khó chịu, sinh hoạt bất tiện.
  • Buồn nôn: Buồn nôn cũng là một tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng Kim tiền thảo quá liều. Triệu chứng này cũng sẽ xuất hiện khi bạn bị dị ứng với giống cây này, do đó hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Kim tiền thảo giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Kim tiền thảo được chia làm nhiều mức giá khác nhau phụ thuộc vào công dụng và mục đích sử dụng của người mua. Trong đó đối với cây Kim tiền thảo giống, mức giá không quá cao, dao động từ 50.000 – 70.000 đồng/cây. Đối với loại khô làm thuốc Đông y, mức giá có thể dao động từ 200.000 – 300.000 đồng/kg.

Kim tiền thảo khô có bán tại các hiệu thuốc Đông Y
Kim tiền thảo khô có bán tại các hiệu thuốc Đông Y

Để mua cây giống Kim tiền thảo, bạn có thể tìm đến các vườn ươm hoặc cửa hàng cây giống, cũng có thể tìm kiếm trên các trang mạng xã hội hoặc sàn thương mại điện tử. Đối với Kim tiền thảo làm thuốc, bạn nên chọn lựa những đơn vị cung cấp uy tín hoặc tham khảo các cơ sở thuốc Đông Y, Y học cổ truyền của các bác sĩ nổi tiếng để được tư vấn hợp lý.

Có thể nói Kim tiền thảo là giống cây có tác dụng tốt cho sức khỏe con người nói chung, đặc biệt là trong việc điều trị bệnh lý liên quan đến sỏi thận. Tuy nhiên khi sử dụng hãy chú ý đến tần suất và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để tránh trường hợp đáng tiếc. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về các loài hoa, cây cảnh khác, hãy ghé thăm Khu Vườn Xanh để cập nhật ngay nhé!

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Thanh Nguyễn

Thanh Nguyễn

Tác giả