Trong số những giống cây được sử dụng làm dược liệu phổ biến nhất hiện nay, cây Cỏ mực được rất nhiều người biết tới và sử dụng nhờ những tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ công dụng và cách dùng của loại dược liệu này. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Đặc điểm cây Cỏ mực
Cây Cỏ mực còn gọi với tên khác như cỏ nhọ nồi, kim lăng thảo,... tên hoa học là Eclipta prostrata, thuộc họ nhà cúc Asteraceae. Chúng thường mọc dại ở những khu vực đất tốt và được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á và Bắc Mỹ, trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm hình thái
- Phần thân: Có phần thân mọc thẳng, chiều cao trung bình dao động từ 70 – 80cm, thân có lông tơ trắng, màu thân chủ đạo là nâu tím. Phần thân tương đối nhỏ và có các nhánh con.
- Phần lá: Lá Cỏ mực mọc theo kiểu đối xứng, thuôn dài và có phần viền gai nhỏ. Kích thước trung bình của lá có thể dao động từ 2 – 8cm, khi còn non lá có màu xanh nõn, trưởng thành chuyển sang xanh đậm, có lông ở mặt lá.
- Phần hoa: Hoa mọc theo cụm ở nách lá hoặc đầu cành, phần cuống tương đối dài, khoảng 3 – 4cm. Gồm nhiều cánh nhỏ chụm lại với nhau, ngay cả phần hoa của chúng cũng có lông trắng.
Thành phần hóa học
Cỏ mực có chứa nhiều thành phần hóa học mang lại công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh. Những thành phần này cũng được chiết xuất và tạo thành các loại thuốc hỗ trợ chữa các vấn đề về sức khỏe. Trong đó có: Alcaloid, Caroten, Wedelolacton, Tannin, Eclipta Saponin, Tinh dầu
Tác dụng của cây Cỏ mực
Công dụng của cây Cỏ mực rất phong phú, có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, dưới đây là một số tác dụng chính mà loại dược liệu này mang lại cho người sử dụng:
Trị suy thận
Thành phần chính của Cỏ mực có chứa Alcaloid – đây là một trong những hoạt chất có khả năng thải độc và thanh lọc cơ thể rất tốt. Ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn và xoa dịu các cơn đau do tình trạng bệnh suy thận gây ra.
Giúp cầm máu
Dân gian thường truyền tai nhau bài thuốc cầm máu hiệu quả từ cây Cỏ mực, đặc biệt là những chứng bệnh mất máu nhiều như băng huyết, chảy máu cam, rong kinh, ho ra máu,... Từ đó cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
Trị bệnh gan
Một công dụng hữu hiệu khác của cây Cỏ mực phải kể đến hỗ trợ điều trị bệnh gan, thông qua các thành phần như Flavonoid và Wedelolactone. Chúng góp phần tăng cường hoạt động của enzym chống oxy hóa gan, tái tạo lại chức năng, tế bào gan, bảo vệ gan trước các tác động có hại.
Trị viêm họng
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, thành phần dược liệu có trong Cỏ mực mang lại khả năng trị viêm họng vô cùng tối ưu. Đặc biệt là các bệnh lý liên quan như nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm, ho có đờm, ho khan,...
Kích thích mọc tóc
Đối với những người thường xuyên gặp phải tình trạng rụng tóc, hói đầu, ít nang tóc thì việc sử dụng cây Cỏ mực sẽ giúp cải thiện tối đa vấn đề bạn đang gặp phải. Chúng mang lại tác dụng cải thiện rụng tóc, kích thích nang tóc phát triển và hạn chế bạc tóc.Cây Cỏ mực chữa bệnh trĩ.
Giảm viêm sưng
Cỏ mực chứa thành phần saponin, tanin cùng với những loại vitamin tốt cho sức khỏe, khi sử dụng chúng trong điều trị trĩ mang lại kết quả vô cùng khả quan. Nhất là giảm tình trạng viêm sưng, hạn chế vi khuẩn, ngăn ngừa xuất huyết búi trĩ và các tổn thương liên quan.
Trị sốt xuất huyết
Trong y học cổ truyền, Cỏ mực được khẳng định có khả năng mang lại tác dụng tốt trong việc trị sốt xuất huyết. Thông thường chúng sẽ được kết hợp với một số loại dược liệu quý khác để tạo ra bài thuốc chữa trị bệnh và nâng cao đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch,...
Hạ sốt
Cây Cỏ mực có khả năng hạ sốt cho cả người lớn và trẻ em, khi sử dụng với liều lượng phù hợp, chúng sẽ hỗ trợ giảm nhiệt cơ thể. Đối với từng độ tuổi khác nhau, liều dùng cần thay đổi sao cho thích hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.
Đặc biệt nhất là sự kết hợp giữa cây Nhọ nồi và đỗ đen đều chứa những hoạt chất mang lại tác dụng tốt đối với thận. Chính vì vậy những người mắc bệnh lý liên quan đến thận như sỏi thận, suy thận,...đều có thể sử dụng chúng để hỗ trợ cho việc điều trị thêm phần hiệu quả.
Tác hại của cây Cỏ mực
Được biết tới là một dược liệu có khả năng điều trị nhiều loại bệnh, Cỏ mực được ứng dụng trong vô số các bài thuốc Đông Y. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng đúng, loại cỏ này cũng sẽ gây ra một số tác hại như:
- Tình trạng buồn nôn, đau đầu, khó tiêu, đầy bụng, co bóp dạ dày khi sử dụng quá liều hoặc không đúng cách.
- Gây ra tình trạng ngứa ngáy và khô rát âm đạo ở phụ nữ.
- Ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai, gây ra hiện tượng sinh non, động thai, tiền sản giật,...Đồng thời tác động tiêu cực tới sức khỏe của thai nhi.
- Gây ra tình trạng tụt huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, viêm đại tràng,...
Cách trồng và Chăm sóc cây Cỏ mực
Vốn là cây mọc dại ngoài tự nhiên, Cỏ mực có khả năng sinh trưởng rất tốt, bởi vậy loại cây này rất dễ trồng cũng như chăm sóc. Trong môi trường trồng chậu hoặc không gian bó hẹp, khi bạn trồng cần chú ý tới các vấn đề sau:
- Chuẩn bị đất: Cây có thể sinh trưởng và phát triển ở mọi loại đất khác nhau, bạn chỉ cần chuẩn bị đất có đủ dinh dưỡng, thoáng khí và tơi xốp. Trước khi trồng có thể trộn thêm một số loại phân bón, xơ dừa, tro trấu,...
- Chọn giống: Cỏ mực được trồng chủ yếu là từ hạt giống, bạn nên chọn các loại hạt tốt, chất lượng và không có dấu hiệu bị hỏng. Trước khi trồng nên ngâm hạt trước để tăng khả năng nảy mầm.
- Cách Trồng: Trộn đất sau đó rải hạt giống đã ngâm và ủ trước lên phần đất đã trộn. Sau đó lấp một lớp đất mỏng lên trên và dùng bình phun sương tưới nước cho hạt giống đều đặn sáng – tối.
- Chế độ nước tưới: Cây Nhọ nồi không cần quá nhiều nước tưới, bạn chỉ cần tưới 1 lần/ngày là đủ. Tùy vào tình hình thời tiết để thay đổi tần suất tưới sao cho phù hợp nhất, tránh bị úng nước.
- Chế độ phân bón: Bạn có thể hòa các loại phân bón hóa học, phân đạm vào nước để tưới cho cây khoảng 30 ngày/lần. Hoặc sử dụng các loại phân chuồng ủ để bón vào gốc cây.
- Sâu bệnh: Cây hầu như không có nhiều sâu bệnh, do đó bạn chỉ cần chú ý làm cỏ thường xuyên cũng như cắt bỏ cây héo rễ khi cần. Nếu gặp phải tình trạng sâu bệnh có thể bắt hoặc dùng một vài loại thuốc bảo vệ thực vật.
Cây Cỏ mực giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Cỏ mực không phải là loại dược liệu quá khó tìm kiếm, do đó mức giá của giống cây này tương đối phải chăng. Bạn có thể tham khảo mức giá trung bình được tổng hợp dưới đây:
- Giá Cỏ mực tươi: Cỏ mực tươi có mức giá từ 20.000 đồng/kg.
- Cỏ mực khô: Cỏ mực khô có mức giá trung bình dao động từ 70.000 đồng/kg.
- Hạt giống Cỏ mực: Hạt giống Cỏ mực có giá trung bình từ 30.000 đồng/gói.
Để mua Cỏ mực bạn hãy tìm kiếm những địa chỉ tiệm thuốc dân tộc, y học cổ truyền, thuốc Đông Y uy tín hoặc mua tại các trang thương mại điện tử, trang web uy tín. Nên tìm hiểu kỹ trước khi mua để tránh gặp phải hàng giả, ảnh hưởng tới sức khỏe khi sử dụng lâu dài.
Như vậy bài viết đã tổng hợp và cung cấp những thông tin chi tiết nhất tới độc giả về cây Cỏ mực, những tác dụng chính cũng như cách sử dụng phù hợp. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình dùng trong thực tế. Nếu muốn tìm hiểu về các giống cây, hoa, dược liệu khác hãy ghé thăm ngay Khu Vườn Xanh để cập nhật nhanh nhất nhé.