Danh mục Menu

Cây Dứa cảnh - Dứa kiểng - Khóm kiểng

Dứa cảnh là loài cây sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật, được lựa chọn trồng nhiều trong nhà cũng như khu vực văn phòng, với mục đích trang trí không gian. Ngoài ra còn có ý nghĩa lớn về mặt phong thủy, để biết thêm những thông tin chi tiết về cây Dứa cảnh cũng như cách trồng và chăm sóc. Bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh nhé!

Đặc điểm cây Dứa cảnh

Cây Dứa cảnh hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như cây Dứa cảnh nến, dứa kiểng, cây phong lộc hoa, cây ngôi sao,... Đồng thời có tên tiếng anh là Bromeliad, giống cây này thuộc họ thực vật Bromeliaceae đến từ Châu Mỹ, sau đó dần du nhập và trồng phổ biến rộng khắp các nước trên thế giới.

Đặc điểm hình thái nổi bật của cây Dứa kiểng rất độc đáo, phù hợp sử dụng để trồng trong nhà hoặc đem biếu tặng:

  • Phần thân: Dứa cảnh có chiều cao không quá lớn, trung bình dao động từ 30 –  40 cm vì vậy rất dễ trồng các chậu cây cảnh.
  • Phần lá: Mỗi cây Dứa cảnh có khoảng 12 lá dài, bẹ lá chụm lại với nhau và có hình lưỡi giáo. Khác với các giống dứa thông thường, loại cây này không có răng cưa, phần lá khá mềm và nhọn dần về phía đầu.
  • Phần hoa: Hoa của Dứa cảnh thường mọc thành một cụm ở giữa, hoa nhỏ và có nhiều màu sắc khác nhau. Sau 3 năm sẽ nở hoa một lần và chết đi, bạn cũng có thể dễ dàng nhân giống nó bằng cách tách cây con từ cây mẹ.
Dứa cảnh được trồng ở trong nhà và sân vườn
Dứa cảnh được trồng ở trong nhà và sân vườn

Các loại cây Dứa cảnh

Dứa cảnh trên thị trường hiện nay được chia làm nhiều loại khác nhau, được phân loại theo màu sắc, nguồn gốc xuất xứ và kiểu dáng, bao gồm những giống chính sau đây:

Phong lộc hoa

Phong lộc hoa hay còn gọi là Dứa cảnh nến, một giống cây được nhiều người ưa chuộng nhất vì có nhiều màu sắc khác nhau, có thể dễ dàng lựa chọn. Trong số các loại dứa kiểng thì Dứa cảnh nến màu đỏ được lựa chọn nhiều hơn cả, loài cây này có chiều cao khoảng 40cm, hoa mọc thành cụm và vươn lên như cây nến.

Cây Dứa cảnh nến có 4 màu
Cây Dứa cảnh nến có 4 màu

Dứa màu Nam Mỹ

Dứa màu Nam Mỹ được mệnh danh là một trong số những giống cây cảnh dễ trồng và chăm sóc nhất hiện nay. Lá của cây có hình mác, phần đầu tương đối nhọn và cong ở hai bên. Hoa mọc thẳng và có nhụy lồi ra bên ngoài, lâu tàn và có thể tạo thành quả.

Dứa màu Nam Mỹ
Dứa màu Nam Mỹ

Dứa cảnh gai hồng

Là loài cây có đặc điểm vô cùng độc đáo, cây gần như không thân và có phần lá xếp sát gốc. Bên cạnh đó, phiến lá có dạng hình trái xoan và mép có gai, hoa có màu hồng ánh bạc và màu xanh lam rất bắt mắt, có thể thu hút được mọi ánh nhìn.

Cây Dứa cảnh gai hồng độc đáo
Cây Dứa cảnh gai hồng độc đáo

Dứa dại cảnh

Một giống cây khác cũng được sử dụng nhiều trong trang trí chính là dứa dại cảnh. Nó có một số đặc điểm nổi bật như thân và lá cây dài, có màu xanh đậm. Phần thân có nhiều rễ phủ xuống đất, hoa có màu trắng và có thể tạo thành quả, sau khi chín quả sẽ chuyển sang màu vàng như các loại dứa thông thường khác.

Dứa cảnh dại có thân và lá tương đối dài
Dứa cảnh dại có thân và lá tương đối dài

Dứa vạn phát

Dứa vạn phát hay còn được gọi là dứa sọc vàng, dứa thái, là loài cây dạng thân thảo. Chúng mọc thành từng bụi lớn và có lá sọc vàng nổi bật. Phần lá nhỏ có thể dài khoảng 20 – 30 cm, hầu như không có thân cây và có thể sống trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết khác nhau.

Cây dứa vạn phát, dứa sọc vàng
Cây dứa vạn phát còn gọi là dứa sọc vàng

Dứa baby - khóm kiểng

Giống dứa baby được trồng với mục đích làm cảnh là chính, chúng có tuổi thọ cao, hiếm khi rụng lá. Phần lá có hình mũi mác, có gai quanh viền và mọc thành từng cụm. Quả của loại cây này khi còn non sẽ có màu đỏ và khi chín chuyển dần sang màu trắng.

Cây Dứa kiểng baby tí hon
Cây Dứa kiểng baby tí hon

Ý nghĩa cây Dứa cảnh

Không phải ngẫu nhiên mà có rất nhiều người yêu thích và lựa chọn trồng cây Dứa cảnh trong nhà. Loài cây này ngoài khả năng mang lại giá trị thẩm mỹ, trang trí không gian thì còn có ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Cụ thể, người ta cho rằng trồng Dứa kiểng trong nhà, văn phòng sẽ giúp cho gia chủ thu hút tài lộc, mang lại may mắn. Đồng thời nó còn thể hiện cho niềm vui, sự chào đón và hy vọng về những điều tốt lành trong tương lai.

Với màu sắc chủ yếu là đỏ, do đó dứa kiểng phù hợp nhất với những người có mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Nếu có mệnh kim và thủy thì những giống có hoa màu vàng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Nó sẽ giúp mang lại sự thành công và như ý trong cuộc sống cũng như công việc.

Cây Dứa cảnh nến phù hợp nhất với người mệnh Hỏa, Thổ 
Cây Dứa cảnh nến phù hợp nhất với người mệnh Hỏa, Thổ 

Ngoài ra giống Dứa cảnh nến còn phù hợp với những người tuổi Sửu đặc biệt là những người tuổi Tân Sửu mệnh Thổ, Qúy Sửu mệnh Mộc và Ất Sửu mệnh Kim. Khi trồng cây trong nhà không chỉ thu hút tiền tài, vật chất mà còn đem đến sức khỏe, an khang và sự hạnh phúc.

Tác dụng của cây Dứa cảnh

Nhờ vẻ đẹp đặc trưng độc đáo và yếu tố phong thủy đặc biệt, hầu hết các loài Dứa cảnh được trồng nhiều với mục đích trang trí không gian, làm quà tặng ý nghĩa và thanh lọc không khí.

  • Tác dụng trang trí: Tác dụng lớn nhất của Dứa kiểng là trang trí nội thất và ngoại thất cho ngôi nhà. Giúp không gian thêm phần rực rỡ và sống động hơn, bạn cũng có thể sử dụng nó để trồng trong công viên, quán cà phê hay khu vực làm việc đều vô cùng phù hợp.
  • Làm quà tặng: Cây còn được sử dụng để làm quà tặng, biếu người thân, bạn bè vào những dịp lễ tết. Với ý nghĩa chính là đem lại sự may mắn, tài lộc cũng như an khang, thịnh vượng cho người nhận.
  • Làm sạch không khí: Khi trồng Dứa cảnh trong nhà, nó còn giúp thanh lọc không khí trong căn phòng của bạn. Giúp cho môi trường trở nên trong lành hơn cũng như hạn chế tình trạng khói bụi, mang lại cảm giác phấn chấn thoải mái cho gia chủ.

Dứa cảnh có hoa không và có độc không?

Một số loài Dứa cảnh có hoa như phong lộc hoa, dứa cảnh gai hồng đều có hoa, tuy nhiên thời gian ra hoa của loài cây này không giống với những cây cảnh thông thường khác. Nó phải mất tới 3 năm tuổi mới bắt đầu có hoa và nở trong một thời gian ngắn. Có nhiều màu sắc khác nhau trong đó phổ biến nhất là đỏ, vàng và hồng,...

Có nhiều thông tin cho rằng loài Dứa cảnh có chứa hàm lượng chất độc cao, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh loài cây này có thể gây ra độc tố. Nó cũng không gây ra mẫn cảm cho da khi tiếp xúc hay ngộ độc cho con người. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi trồng dứa kiểng trong nhà nhé.

Dứa kiểng hoàn toàn không có độc và gây hại cho con người 
Dứa kiểng hoàn toàn không có độc và gây hại cho con người 

Cách trồng và chăm sóc cây Dứa cảnh

Dứa cảnh được đánh giá là khá dễ trồng và chăm sóc, do đó sau khi mua cây giống hoặc tách cây thành công, bạn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để nó có thể phát triển nhanh chóng nhất. Trong quá trình chăm sóc cây bạn cần chú ý nhất đến 5 yếu tố bao gồm: ánh sáng, nhiệt độ, nước, phân bón và sâu bệnh.

Nhân giống

Phương pháp tách/nhân giống Dứa kiểng được sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là tách từ cây mẹ. Sau khi hoa dứa tàn, cây con sẽ mọc lên các mầm mới, bạn có thể nhân giống từ các mầm cây này để tạo thành những chậu khác nhau.

  • Bước 1: Chọn mầm cây thích hợp (không nên tách cây quá sớm, khi đó Dứa cảnh không đủ điều kiện để phát triển).
  • Bước 2: Cắt bỏ hoa và lá cây, để lại một đoạn dài khoảng 5 – 8 cm sau đó tách cây dứa con từ cây mẹ..
  • Bước 3: Trồng cây vào chậu đất đã chuẩn bị từ trước sau đó thường xuyên tưới nước cho đến khi cây phát triển như bình thường.

Chuẩn bị chậu

Bước đầu tiên trong quá trình trồng cây Dứa cảnh chính là chuẩn bị chậu, chậu cây được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, tùy thuộc vào sở thích của từng người để lựa chọn. Tuy nhiên cần đảm bảo có lỗ thoát nước để giúp cây không bị ngập úng.

Đất trồng

Nên chọn đất có độ tơi xốp, dễ thoát nước, nên trộn đất với một số loại phân bón hoặc giá thể trấu, mùn để tăng thêm chất dinh dưỡng. Điều này giúp cây phát triển nhanh hơn cũng như hạn chế gặp phải tình trạng rụng lá, vàng lá.

Cách trồng

Trong trường hợp bạn tách cây giống từ gốc cây mẹ, hãy nhanh chóng đưa cây vào chậu đất sau đó đặt vào trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau đó hàng ngày đưa cây ra ban công có mái che và tưới nước đầy đủ. Tránh trường hợp để cây khô, thiếu nước.

Ánh sáng

Hầu hết các loài dứa kiểng đều là loài cây ưa sáng, do đó trong quá trình trồng bạn nên đặt cây ở những vị trí có nhiều ánh sáng trong nhà. Đồng thời nên mang cây ra phơi nắng 2 – 3 tiếng mỗi tuần.

Nhiệt độ

Mặc dù có thể thích nghi với mọi điều kiện môi trường và thời tiết nhưng để cây phát triển một cách tối đa, nhiệt độ phù hợp nhất sẽ dao động từ 10 – 30 độ C.

Nước

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, bạn nên chủ động tưới nước từ 2 – 4 lần/tuần để đảm bảo giữ được độ ẩm cho đất. Ngược lại nếu không khí lạnh và có độ ẩm cao hãy giảm lượng nước lại để tránh làm hại rễ cây.

Bón phân

Loài Dứa cảnh không cần quá nhiều phân bón để phát triển khỏe mạnh, tuy nhiên bạn nên bón phân khoảng 2 tháng/lần để giúp cây ra hoa và xanh tốt hơn. Đặc biệt là nên sử dụng các loại phân sinh học, hữu cơ.

Sâu bệnh

Một số bệnh lý thường gặp khi trồng cây có thể kể đến như gốc thối rữa, lá cây bị rụng, lá cong,...tùy vào từng tình trạng bệnh sẽ có cách xử lý khác nhau. Trong đó cách tốt nhất là sử dụng thuốc và chú trọng tới quy trình chăm sóc.

Dứa cảnh là một trong những giống cây mang vẻ đẹp rất riêng cũng như có ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Nếu bạn đang tìm kiếm một chậu cây cảnh trang trí cho không gian nhà thì đừng bỏ qua giống cây này. Để biết thêm nhiều thông tin hơn về các giống cây cảnh, hoa cảnh hãy thường xuyên cập nhật trên Khu Vườn Xanh nhé!

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Phương Dung

Phương Dung

Tác giả