Danh mục Menu

Nhện đỏ hại cây trồng và Các biện pháp phòng trừ hiệu quả

Nhện đỏ là sinh vật gây hại trên cây trồng trong nhà và ngoài vườn khá phổ biến. Chúng bám vào lá ăn mô, hút nhựa cây và cây hại nghiêm trọng lên cây trồng. Tuy vòng đời của chúng ngắn nhưng tốc độ sinh trưởng lại rất nhanh. Nếu bà con không phát hiện bệnh kịp thời chúng sẽ hút mô dịch, nhựa cây làm cây giảm khả năng quang học và phát triển kém. Cùng tìm hiểu qua về đặc điểm, vòng đời, dấu hiệu nhận biết, tác hại của nhện đỏ và các biện pháp phòng trừ hiệu quả

Nhện đỏ là gì?

Nhện đỏ có tên tiếng anh là Tetranychus urticae thuộc họ Tetranychidae, bộ Acarina Chúng sống được là nhờ bám vào lá để ăn mô cây và hút phần nhựa cây. Giai đoạn còn trứng chúng có màu trong suốt, nở ra màu trắng hoặc xanh nhạt, dần chuyển sang màu vàng và khi trưởng thành chúng có màu đỏ

nhen-do-tetranychus-urticae-gay-hai-cay-trong.jpg

Nhện đỏ có tên tiếng anh là Tetranychus urticae 

Đặc điểm hình thái nhện đỏ

Nhện đỏ giống như các chấm nhỏ li ti di chuyển hoặc bám trên lá cây. Do chúng có kích thước nhỏ nên khó nhìn chi tiết bằng mắt thường, phân biệt chúng qua hình thái chấm to là nhện trưởng thành, chấm nhỏ là nhện con

  • Giống họ ve nhện, chúng mang hình dáng bầu dục, có kích thước 0.15mm - 0.4mm.
  • Lúc là ấu trùng chúng có 6 chân, đến khi trưởng thành thì có 8 chân
  • Con cái có độ dài tối đa 0.4mm, con đực thì có kích thước bé hơn con cái
  • Trứng có màu trong suốt, khi nở có màu xanh nhạt hoặc trắng
  • Chúng có 2 đốm đen nhỏ ở 2 bên thân mình, toàn thân phủ lớp lông lưa thưa màu vàng hoặc xanh nhạt
  • Ở cuối vòng đời, con nhện đỏ trường thành có màu đỏ

Đặc điểm sinh học và vòng đời nhện đỏ

Nhện đỏ sống trên mặt lá hoặc thân cây ăn mô cây hoặc hút nhựa cây để sống. Chúng dùng vòi của mình trích hút trực tiếp các tế bào thực vật, chọc thủng màng lá để hút các thế bào dưỡng chất bên trong.

vong-doi-nhen-do.jpg

Vòng đời của nhện đỏ

Vòng đời sinh sản của Nhện đỏ rất nhanh từ 20 đến 40 ngày. Chúng sinh sôi rất nhanh và bắt đầu đẻ trứng sau 7 ngày. Mỗi con cái đẻ tới 70 trứng và phát triển qua 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Trứng nở sau 3-5 ngày
  • Giai đoạn 2: Ấu trùng lột xác 2-5 ngày
  • Giai đoạn 3: Nhộng cấp 1 lột xác 1-2 ngày
  • Giai đoạn 4: Nhộng cấp 2 tiếp tục lột xác thành con trưởng thành 1-3 ngày
  • Giai đoạn 5: Con trưởng thành sống khoảng 20 ngày, trong thời gian này chúng tiếp tục đẻ trứng và sinh ra những con non khác

Đặc điểm gây hại nhện đỏ Tetranychus

  • Nhện đỏ có tốc độ lan truyền bệnh nhanh qua gió, tơ nhả và các dụng cụ làm vườn
  • Chúng sống tập trung dưới mặt lá, ăn mô lá và hút nhựa cây sau đó nhả tơ tạo màng bám lên mặt lá gây cản trở quang học
  • Cây bị bệnh nhẹ có những chấm đốm li ti, sau chuyển dần sang màu vàng và phồng rộp lên và hoại tử dần. Cây bị nặng sẽ còi cọc, sinh trưởng kém
  • Khi mật độ nhện tăng cao chúng sẽ lây lan sang nhiều lá khác nhau, bám chặt vào 2 mặt lá làm lá cây khô dần, rụng lá, khô dần các chồi khiến cây chậm phát triển và dần chết đi
  • Vòng đời Nhện đỏ tuy ngắn nhưng lại có thời gian sinh sản rất nhanh. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng kháng thuốc và cây trồng bị gây hại nặng hơn
  • Nhện đỏ còn gây hại trên phần quả non khiến trái bị vàng, sạm vỏ, khi quả lớn trái bị nứt ăn và không ăn được
  • Hoa bị nhện đỏ tấn công sẽ bị thâm dần và rụng đi khiến cây không được thụ phấn, giảm năng suất cây trồng
  • Nhện đỏ có thể lan truyền virus do chúng có khả năng lây lan nhanh trong gió, đất và nước

Nhện đỏ có độc không?

Như phân tích ở trên, nhện đỏ sống chủ yếu là sống nhờ mô lá và nhựa cây khiến cho cây bị rụng lá, sinh trưởng kém. Do đó chúng không có độc và không tấn công hay gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Dấu hiệu nhận biết nhện đỏ tấn công cây trồng

Chú ý phát hiện nhện đỏ vào các tháng có thời tiết khô hạn nắng nóng. Có thể quan sát bằng mắt thường khi nhện đỏ tấn công phần lá, thân cây xuất hiện những mạng nhện, sợi tơ mịn phía dưới lá hoặc các bộ phận của cây kèm theo đó là xuất hiện các đốm chấm nhỏ màu trắng hoặc vàng, sau đó chuyển sang màu vàng đậm. Để quan sát kỹ hơn bạn dùng kính lúp để kiểm tra tán lá cây.

nhen-do-bam-mat-la-hai-cay-trong.jpg

Nhện đỏ bám trên mặt lá hại cây trồng

Các biện pháp Phòng và trị nhện đỏ

Phòng ngừa nhện đỏ bằng biện pháp canh tác kỹ thuật

  • Trồng cây với mật độ, khoảng cách vừa phải, lên luống tránh ngập úng đồng thời thường xuyên cắt tỉa cành già cỗi, sâu bệnh khỏi cây chủ tạo cho vườn thoáng, cây dễ tiếp xúc ánh mặt trời
  • Kiểm tra vườn thường xuyên đặc biệt là vào mùa khô, ẩm ướt để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị, xử lý bệnh kịp thời
  • Chú ý giữ vệ sinh khu vườn của bạn, khử trùng các dụng cụ làm vườn tránh lây nhiễm dịch bệnh qua các công cụ
  • Trồng các loại cây thảo mộc xung quanh như tỏi, xả, hương thảo, xạ hương,...
  • Tạo điều kiện cho thiên dịch như bọ rùa phát triển
  • Sử dụng máy phun tưới áp lực cao để rửa trôi nhện đỏ khi mật độ nhện cao

phun-nuoc-ap-luc-diet-nhen-do

Tưới cây bằng máy phun nước áp lực cao để rửa trôi nhện đỏ

Diệt nhện đỏ bằng thiên địch tự nhiên

Phương pháp sử dụng thiên địch áp dụng với mật độ gây hại nhẹ trên cây trồng. Nếu cây bị nặng và diện tích cây trồng lớn bạn nên dùng thuốc hóa học đặc trị sẽ cho hiệu quả ngay tức thì

  • Bọ xít nhỏ Orius tristicolor và Chysoperla carnea
  • Sử dụng nhện đỏ Galanromus occidentalis. Loại nhện này diệt hiệu quả không cao
  • Bọ rùa Stethrous sp và bọ cánh cộc Oligota, loại bọ này ăn hết trứng và nhện đỏ trưởng thành
  • Bù lạch 6 chám Scolothrips sexmaculatus
  • Bọ trĩ Scolothrips sexmaculatus P
  • Nấm thuộc giống Entomopthora(trong điều kiện trời nóng ẩm)

Trị nhện đỏ bằng dầu ăn và nước rửa chén

Pha chế 3 lít nước với 1,5 thìa dầu ăn hoặc nước rửa bát, sau đó phun đều lên khu vực nhện đỏ tấn công. Chú ý lật đều các mép lá để phun toàn bộ phần cây nhiễm bệnh. Chờ sau khoảng 20 phút dung dịch bám vào nhện đỏ khiến chúng bị kết dính với nhau và bị chết. Sau đó bạn phun lại bằng nước sạch

Dùng tinh dầu bạc hà

Tương tự như dầu ăn và nước rửa chén, phương pháp này sẽ phun dầu bạc hà vào ổ và da của chúng khiến chúng bị bỏng rát mà chết dần. Phương pháp này chỉ áp dụng cho diện tích nhện đỏ gây hại còn thấp

Dùng thuốc hóa học đặc trị nhện đỏ

Nhện đỏ sống ở dưới mặt lá nên việc diệt trừ thủ công và các phương pháp sinh học khác đôi khi không hiệu quả thực tế bằng thuốc hóa học. Khi sử dụng các thuốc Bảo vệ thực vật(BVTV) đặc trị nhện đỏ bạn cần chú ý đảm bảo sức khỏe con người và các thiên địch. Cần luân phiên thuốc để tránh nhện đỏ bị nhờn thuốc.

Đối với cây ăn trái và rau

Sử dụng thuốc đặc trị nhện đỏ phổ biến trên thị trường như thuốc trừ sâu Pesieu 500sc Comite, Movento, Agassi 55EC, Pegasus, Kelthane, Ortus, Nissorun, dầu khoáng DC- Tron Plus, Feat, Kumulus, Saromite, Danitol....

Đối với cây cảnh, bonsai

Dùng một trong các loại thuốc sau: Ortus 5sc, Danitol 10EC, Movento; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane 18,5EC… theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

Lưu ý: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc, liều lượng và hướng dẫn từ nhà sản xuất và thay đổi các loại thuốc để tránh nhện đỏ kháng thuốc.

diet-nhen-do-bang-thuoc-tru-sau-ortus-5sc

Thuốc trừ sâu Ortus 5sc đặc trị nhện đỏ trên hoa hồng

Sử dụng nấm xanh nấm trắng

Sử dụng sản phẩm nấm xanh nấm trắng kết hợp với Đồng Sufat để trị nhện đỏ ngay khi phát hiện ra cây nhiễm bệnh. Đồng sunfat xâm nhậm vào lá bào mòn lớp cutin của nhện đỏ, sau đó nấm xanh nấm trắng sẽ nhiễm vào nhện đỏ khiến chúng bị chết đi.

Nấm xanh nấm trắng sống ký sinh vào vật chủ, chúng sẽ bám vào các nhện con non và tiêu diệt ngay khi chúng vừa nở ra giúp làm giảm lây lan và chặn đứt vòng đời sinh trưởng của nhện đỏ

Hình ảnh nhện đỏ hại cây trồng

Nhện đỏ tuy nhỏ nhưng lại sinh trưởng nhanh và có sức tàn phá cây trồng gây thiệt hại nặng. Chúng phát triển và có thể gây bệnh ở tất cả các loại cây trồng. Cùng tham khảo một số hình ảnh thực tế nhện đỏ hại cây trồng dưới đây.

nhen-do-tren-cay-co-mui.jpg

Nhện đỏ trên cây có múi

nhen-do-gay-hai-tren-cay-sau-rieng.jpg

Nhện đỏ hại sầu riêng

nhen-do-tren-cay-dau-cove.jpg

Nhện đỏ trên cây đậu cô ve

nhen-do-tren-cay-mai-vang.jpg

Nhện đỏ trên cây mai vàng

nhen-do-gay-chay-la-tren-hoa-hong.jpg

Nhện đỏ gây cháy lá trên cây hoa hồng

s

Chia sẻ
(5/5, 2 votes)
Hoài An

Hoài An

Tác giả