Việt Nam là một trong số các quốc gia hàng đầu trong sản xuất và xuất khẩu mía đường. Trải dài từ Bắc vào Nam là một chuỗi các nhà máy mía đường có công suất và sản lượng lớn hàng năm, đáp ứng các nhu cầu tiêu thụ đường trong nước và xuất khẩu.
Dưới sức ép của đường nhập khẩu và đường nhập lậu kéo dài và tình trạng biến đổi khí hậu, diện tích mía những năm gần đây sụt giảm liên tiếp, nhiều doanh nghiệp không thể trụ nổi đã phải rời thị trường. Dưới đây là danh sách các Nhà máy mía đường tại Việt Nam được phân chia theo vùng miền:
Nhà máy đường tại Miền Bắc
- Nhà máy đường Sơn Dương
- Nhà máy đường Tuyên Quang
- Nhà máy đường Cao Bằng
- Nhà máy đường Sơn La
- Nhà máy đường Hoà Bình
Nhà máy đường tại Miền Trung
- Nhà máy đường Lam Sơn
- Nhà máy đường Việt - Đài
- Nhà máy đường Nông Cống
- Nhà máy đường Nghệ An-Tate & Lyle
- Nhà máy đường Sông Lam
- Nhà máy đường Sông Con
- Nhà máy đường Phổ Phong – Quảng Ngãi
- Nhà máy đường An Khê – Quảng Ngãi
- Nhà máy đường KCP Phú Yên
- Nhà máy đường Tuy Hoà
- Nhà máy đường Ninh Hoà
- Nhà máy đường Khánh Hòa
- Nhà máy đường Gia Lai
- Nhà máy đường Kon Tum
- Nhà máy đường 333 Đắk Lắk
- Nhà máy đường Đắk Nông
- Nhà máy đường Phan Rang
- Nhà máy đường MK Sugar VN
Nhà máy đường tại Miền Đông Nam Bộ
Theo thống kê mới nhất, số lượng nhà máy sản xuất mía đường chỉ còn 24 nhà máy (riêng tại Nam Trung Bộ, số lượng nhà máy giảm từ 9 xuống còn 6 nhà máy).
- Nhà máy đường La Ngà
- Nhà máy đường Bourbon Tây Ninh
- Nhà máy đường Biên Hòa
- Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An
- Nhà máy đường Biên Hòa - Tây Ninh
- Nhà máy đường Nước Trong
Nhà máy đường tại ĐBSCL
- Nhà máy đường Hiệp Hoà
- Nhà máy đường Sóc Trăng
- Nhà máy đường Bến Tre
- Nhà máy đường Phụng Hiệp – Cần Thơ
- Nhà máy đường Long Mỹ Phát
- Nhà máy đường Kiên Giang
- Nhà máy đường Trà Vinh
Hiện nay hầu hết Nhà máy mía đường ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long bước vào hoạt động ổn định. Các nhà máy đã cơ bản thỏa thuận xong hợp đồng mua cây mía đường của nông dân với giá 420.000 đồng/tấn cho loại mía 10 chữ đường (100 kg mía ép được 10 kg đường), đem lại nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con nông dân thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững.