Bưởi Diễn là loại trái cây đã quá nổi tiếng ở khu vực miền Bắc, cây có nguồn gốc từ đất Phúc Diễn, Hà Nội. Đây là giống cây ăn quả dễ trồng và dễ chăm sóc, đặc biệt hơn là cây càng già thì quả càng ngon. Tuy nhiên để cây bưởi Diễn ra quả sai, ngon và đạt năng suất cao bạn nên tham khảo qua kỹ thuật trồng cây bưởi Diễn cụ thể qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm của cây bưởi Diễn
Bưởi Diễn hay còn gọi là bòng Diễn, một giống cây ăn quả lâu năm có múi, thân gỗ, khá dễ trồng thích hợp nhất trên nhiều loại đất, đặc biệt là loại đất thịt. Cây khi trưởng thành và bắt đầu cho thu hoạch sẽ có chiều cao trên 2 mét, bề rộng tán cũng vậy.
Cây bưởi Diễn ra quả 1 năm 1 lần, thường ra hoa vào tháng hai, quả chín thu hoạch đúng vào dịp tết (chuẩn sẽ là 11/11 âm lịch hàng năm). Đặc biệt hơn là loại cây này cho quả ngon khi cây đạt độ già nhất định, thậm chí là cây có tuổi đời cao thì quả sẽ càng ngon và ngọt sắc
Cách nhân giống cây bưởi Diễn
Có một số cách để nhân giống cây bưởi Diễn, trong đó hai phương pháp phổ biến nhất là chiết cành và ghép cây giống cho chất lượng cây giống ngon và mang nhiều đặc tính F1 của cây mẹ. Ngoài ra còn hai phương pháp khác bạn có thể thực hiện là giâm cành và trồng bằng hạt, tuy nhiên 2 phương pháp này cho hiệu quả con giống không cao và không hiệu quả. Dưới đây là các bước thực hiện của mỗi phương pháp, cụ thể như sau:
Ghép mắt bưởi Diễn
- Chọn cây ghép mắt là những cây khỏe mạnh không sâu mệnh, trong độ tuổi phát triển mạnh.
- Đối với mắt ghép bạn nên chọn nguồn gen những cây có chất lượng quả ngon, múi to, đặc biệt là phải ngọt và dóc múi.
- Tiến hành khoanh vỏ chèn mắt ghép từ cây được ghép với khoảng cách 2cm -3cm thành ô hình chữ nhật dài
- Tách mắt từ cây mẹ và ghép phần mắt vừa với phần khoanh vỏ đã tách ở trên.
- Dùng túi nilon chuyên dụng cho ghép cây quấn quanh phần mắt đã ghép.
- Cắt toàn bộ phần lá của cây được ghép để cây tập trung nuôi mắt vừa ghép, sau khoảng 2-3 tuần mắt ghép sẽ ra mầm mới và bạn có thể tháo túi nilong.
Dù bạn sử dụng phương pháp ghép mắt hay chiết cành, hãy chắc chắn chọn cây mẹ có phẩm chất tốt và không bị bệnh để đảm bảo những cây con nhân giống cũng có chất lượng tốt.
Chiết cành bưởi Diễn
- Chọn một cây bưởi Diễn có chất lượng quả ngon, cây khỏe mạnh và không bị bệnh.
- Cành chiết nên chọn cành bánh bẻ, đã cho quả ngon và có kích thước vừa phải, không nên chọn cành quá to.
- Khoanh vỏ kích thước 4cm-6cm và tách sạch lớp vỏ bên ngoài của cành bưởi Diễn như vậy cành sẽ nhanh ra rễ và tỉ lệ sống cao hơn.
- Chuẩn bị đất bó bầu đã chuẩn bị trước, nên chọn đất bùn vì có nhiều chất hữu cơ, thuận lợi cho rễ cây phát triển.
- Sau 2 ngày chờ chỗ tách vỏ được khô, bạn tiến hành bó bầu đất và dùng túi li nông trắng cho tiện quan sát sự phát triển của rễ cây.
- Dùng dây buộc cố định hai đầu của bầu bó, buộc chặt phía trên, hờ phía dưới để nước mưa không làm trôi bầu đất đồng thời không khí lưu thông.
- Sau một thời gian, cành chiết sẽ phát triển rễ và bạn có thể tách cành và trồng vào đất.
Cách trồng cây bưởi Diễn đúng kỹ thuật
Để trồng cây bưởi Diễn thành công và đạt năng suất cao, ngoài yếu tố cây giống có chất lượng tốt, bạn cần chú ý đến những yếu tố kỹ thuật trồng sau đây:
Thời vụ trồng bưởi Diễn
- Cây bưởi Diễn trồng được quanh năm nhưng tốt nhất là vào tháng 2, 3 (có thể trồng vào tháng 8, 9).
- Bà con nên chọn thời điểm mát mẻ, ít mưa, nhiệt dao động từ 20 – 30 C sẽ tốt cho việc sinh trưởng và phát triển của cây.
Kỹ thuật làm đất
Trước khi trồng bưởi Diễn, công việc làm đất đòi hỏi sự chuẩn bị cụ thể. Đối với những hộ gia đình chuyển đổi từ canh tác lương thực hoặc vườn hoang thành cây ăn quả, việc làm sạch đất là bước quan trọng. Bà con cần san ủi mặt bằng, đồng bằng đất hoặc san đất để đảm bảo mặt đất phẳng, loại bỏ cỏ và tạp chất để dễ dàng thiết kế vườn trồng.
Ngoài ra, nên tạo ra luống cao cách mặt đất khoảng 20-30 cm hai bên để tạo thành rãnh thoát nước. Nếu đất có tính chất chua, cần rắc vôi bột để điều chỉnh độ PH và bón phân trước khi trồng cây. Việc này giúp cây bưởi Diễn hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, đồng thời phơi đất trước khi trồng sẽ cải thiện chất lượng môi trường sống cho cây.
Kỹ thuật đào hố
- Để trồng cây bưởi Diễn thành công, kỹ thuật đào hố đóng vai trò quan trọng. Đầu tiên, cần đào một hố có kích thước rộng từ 1-1,2m và sâu khoảng 1m. Trong trường hợp đất trong khu vực cứng và xấu, nên đào hố rộng hơn để tạo thêm không gian cho phân bón lót.
- Sau đó, để cây bưởi Diễn mới trồng có thể phát triển bộ rễ hoàn thiện và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bà con nên bón lót đầy đủ vào hố trồng. Mỗi hố sẽ cần khoảng 30-40kg phân chuồng, 5-7kg men vi sinh EM 1 + lân và một lượng vôi bột nhỏ để điều chỉnh độ pH đạt mức thích hợp (6-6.5).
- Sau đó, phân bón lót được trộn đều với đất đã đào lên từ hố, sao cho khi lấp đất trở lại, mặt đất sẽ cao lên khoảng 7-10cm so với mặt hố. Đánh dấu tâm hố bằng cọc để trồng cây chính giữa. Quá trình chuẩn bị hố trồng nên được thực hiện ít nhất 1 tháng trước khi trồng cây để đảm bảo điều kiện tốt cho cây bưởi Diễn.
Mật độ trồng bưởi Diễn
- Mật trồng bưởi Diễn là một yếu tố quan trọng cần được xem xét, dựa trên điều kiện của đất. Tuy nhiên, vẫn cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai cây là 3-4m.
- Nếu đất là loại đất pha cát, đất pha xỉ, có ít chất dinh dưỡng và khả năng phát triển cây bưởi kém, thì bà con nên trồng trên diện tích 5m x 5m.
- Trong khi đó, đối với đất màu mỡ, chứa nhiều phù sa và dưỡng chất giàu để nuôi cây, bà con có thể trồng với tỉ lệ 4m x 4m (tương đương 500 cây/ha).
- Ở những vùng đất dốc, việc bố trí hàng cây được thực hiện dựa trên khoảng cách giữa hai hình chiếu của cây, mục đích là để đảm bảo cây được trồng một cách hợp lý trên địa hình khó khăn này.
Cách chăm sóc cây bưởi Diễn nhanh cho trái ngọt
Chăm sóc bưởi Diễn không phức tạp, nhưng người trồng cần thường xuyên quan tâm và tìm hiểu những phương pháp chăm sóc mới. Khi cây đã trưởng thành, việc bón phân đúng thời điểm, chăm sóc cây theo đúng giai đoạn phát triển và thực hiện cắt tỉa đều đặn là việc làm cần thiết để đạt được năng suất cao nhất.
Chăm sóc cây bưởi Diễn con
Cây bưởi Diễn con sau khi trồng, cần duy trì độ ẩm phù hợp trong vòng 20 ngày đến 1 tháng đầu để cây có thể phục hồi và phát triển gốc. Sau đó, tùy thuộc vào tình hình thời tiết, có thể sử dụng phương pháp tưới tiêu thích hợp. Kỹ thuật trồng bưởi Diễn nên được áp dụng từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây trưởng thành.
Trong giai đoạn ban đầu, cây sẽ cần lượng dinh dưỡng từ hố trồng. Đối với việc bón phân, có thể sử dụng phân ure pha loãng và thực hiện bón phân khoảng cách từ 20-30 ngày.
Chăm sóc bưởi Diễn sau thu hoạch
Sau khi cây bưởi Diễn trưởng thành và đã cho thu hoạch trái cuối vụ, chúng cần được cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn để duy trì sự phát triển và năng suất của cây vào các mùa vụ năm sau.
Bà con có thể bón phân chuồng lên đến 50kg, kèm theo 0,5kg lân (50% lượng phân cá như đạm cá hoặc đậu tương) và kali cho mỗi gốc bưởi. Đồng thời, nên tưới thuốc chống nấm xung quanh hệ rễ khoảng 2 đến 3 lần trong một năm.
Kỹ thuật tỉa cành bưởi Diễn
Một yếu tố không kém phần quan trọng trong kỹ thuật trồng bưởi Diễn đó là việc xén tỉa cành đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự phát triển và hình dáng của cây. Khi cây đạt chiều cao khoảng 50 - 70 cm, ta nên cắt ngọn để cây phân ra 3 - 5 nhánh khỏe mạnh xung quanh gốc cây. Sau đó, các cành dài được bấm ngọn để kích thích sinh ra các cành thứ cấp.
Khi cây đã lớn, ta nên thực hiện việc cắt tỉa các cành già cỗi và lá úa, từ đó tạo dáng cho cây sao cho cây có hình dáng đẹp và gọn gàng. Đối với cây bưởi, cao chỉ nên từ 2,5 - 3m để dễ dàng phun thuốc và thu hoạch. Việc xén tỉa cành đúng kỹ thuật giúp cây bưởi Diễn phát triển mạnh mẽ và mang lại kết quả thu hoạch tốt.
Tưới nước cho bưởi Diễn
Để đảm bảo sự phát triển tốt của cây bưởi Diễn, việc tưới nước đúng cách là rất quan trọng. Khi cây vừa được trồng, cần tưới nước để giữ đất ẩm trong suốt tháng đầu. Bà con có thể xây dựng hệ thống tưới tiêu quanh gốc cây để thuận tiện trong việc chăm sóc cây.
Tuy nhiên, khi cây bưởi đã gần đến thời điểm thu hoạch, nên dừng việc tưới nước khoảng một tháng trước đó. Điều này giúp cây bưởi hình thành vỏ trái tốt hơn và cải thiện chất lượng quả. Tuyệt đối không tưới nước quá nhiều trong giai đoạn này để tránh tình trạng trái nứt và mất nước.
Bón phân cho bưởi Diễn
Trong quá trình chăm sóc cây bưởi Diễn, đào hố xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán cây là một phương pháp quan trọng. Hố có độ sâu khoảng 20 - 30 cm để đảm bảo rễ cây có không gian để phát triển. Sau khi đào hố, ta cần rải phân lên trên mặt đất trong hố.
Ngoài ra, việc bón phân cho bưởi Diễn là hết sức quan trọng đặc biệt thời kỳ đậu quả và sau khi thu hoạch. Bạn nên bón hỗn hợp chứa đạm, kali và lân cũng được sử dụng để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Hỗn hợp này được hòa tan trong nước và tưới lên khu vực gốc cây, cùng với phân bón đã được đặt trong rãnh. Quá trình này giúp đảm bảo cây bưởi Diễn nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh. Cuối cùng, hố được lấp đất lại để đảm bảo ổn định cho cây.
Thu hoạch bưởi Diễn
Mỗi năm, bưởi Diễn chỉ cho trái một lần, và thời gian thu hoạch bưởi Diễn tốt nhất là từ tháng 11 đến tháng 12, khi thời tiết khô ráo và mát mẻ. Trong thời gian này, nên hái quả vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối khi thời tiết đang mát mẻ, tránh hái vào giữa trưa khi nắng nóng vì điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và ngoại hình của quả.
Sau khi thu hoạch bưởi Diễn, ngoài việc lấy tép bưởi để tiêu dùng, vỏ quả còn có rất nhiều ứng dụng khác như chế biến thành mứt, tinh dầu và các sản phẩm khác. Việc tận dụng vỏ quả giúp tận dụng toàn bộ phần cây và mang lại giá trị sử dụng đa dạng.
Trên đây là thông tin cơ bản cách trồng và chăm sóc cây bưởi Diễn đúng kỹ thuật, áp dụng tốt các kỹ thuật này sẽ mang lại cho bà con một vườn bưởi Diễn tươi tốt và sai trĩu quả. Đừng quên nhấn Like, Share và truy cập Khu Vườn Xanh mỗi ngày để cập nhật thêm thông tin về các loài hoa, cây cảnh khác bạn nhé.