Danh mục Menu

Cây Tai chua - Cây Bứa bọng

Tai chua là giống cây quả gắn liền với vùng nông thôn Bắc Bộ, không chỉ tạo ra bóng mát mà còn là nguyên liệu quan trọng cho nhiều món ngon. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tới loài cây đặc biệt này. Nếu bạn đọc đang tìm hiểu về giống cây này, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh nhé.

Đặc điểm cây Tai chua

Tai chua còn có tên gọi là cây bứa bọng, thuộc họ Măng cụt mọc nhiều ở vùng rừng núi thuộc khu vực Đông Nam Á. Nó còn được gọi với một cái tên khoa học khác là Garcinia cowa. Nhiều nghiên cứu chứng minh chỉ ra rằng loài cây này vốn là giống bản địa của Việt Nam, được trồng ở hầu khắp các quốc gia trong đó có Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Myanmar. Sử dụng chủ yếu cho việc tạo bóng mát và chế biến món ăn.

Đặc điểm của cây Tai chua
Đặc điểm của cây Tai chua

Trên thực tế không phải ai cũng biết đến loài cây này, nhất là đối với khu vực miền Nam cũng như dân cư thành thị. Để nhận biết một cách nhanh chóng nhất, bạn cần chú ý một số đặc điểm hình thái như:

  • Phần thân: Thuộc loại thân gỗ, thẳng, có kích thước trung bình khoảng từ 15 - 16m, trong điều kiện chăm sóc tốt có thể cao tới hơn 20m. Là giống cây trồng lâu năm, vỏ nâu xám hoặc xám đen, có nhiều nhánh và phía đầu cành hơi rủ xuống.
  • Phần lá: Lá mọc nhiều, phân theo cành, hình dạng bầu dục thon ở đầu, chiều rộng dao động từ 3 - 5cm, chiều dài khoảng 7 - 12cm. Lá có màu xanh đậm và phần cuống khá dài, gân dạng xương cá.
  • Phần hoa: Hoa tai chua chia làm hai loại chính là hoa đực và hoa lưỡng tính. Đối với hoa lưỡng tính, các nụ hoa sẽ mọc thành chùm từ 2 - 3 bông phần gần nách lá. Hoa đực gồm 3 - 8 hoa xếp hình tán, mỗi hoa có bao phấn 4 ống và xẻ 4 -7 thùy.
  • Phần quả: Quả bứa có hình tròn, kích thước tương đương với một quả táo hoặc quả ổi. Trên bề mặt có chia thành nhiều múi rõ, khi xanh vỏ có màu xanh khi chín ngả sang vàng sậm. Vỏ dày và vị chua, thường dùng để làm thuốc hoặc nấu ăn.

Cây tai chua có mấy loại?

Tai chua là giống cây đơn tính có cây cái và cây đực, mỗi loại có đặc điểm khác nhau và chỉ cây cái mới cho quả. Nổi bật với các đặc tính của 2 loại phải kể đến như.

Cây Tai chua đực

Hoa cây đực nhỏ hơn so với hoa cái, kích thước dài và thon 4-5cm, hoa có vị chua chua bùi bùi và có thể ăn được. Cây đực không cho quả mà chỉ có hoa, nếu bạn trồng mà không ra quả thì đây chính là loại tai chua đực

Tai chua đực chỉ có hoa và không có quả
Tai chua đực chỉ có hoa và không có quả

Cây Tai chua cái

Cây cái được trồng chủ yếu để lấy quả và làm cây bóng mát. Thời gian cây cái ra hoa và đậu quả sau khoảng 5-6 năm. Tai chua cái có hoa ngắn và tròn, phía trong có quả non, khi quả chín đường kính trái 5-6cm có màu vàng, hình cầu và có khía dọc quả. Quả sau khi thu hoạch có thể dùng quả xanh, chín và thái phơi khô dùng dần. Với vị chua thanh mát dùng để nấu canh chua hoặc làm thuốc.

Hoa tai chua cái
Hoa tai chua cái

Tác dụng của cây Tai chua

Tai chua có nhiều tác dụng khác nhau, phổ biến nhất là dùng để chế biến món ăn và tạo ra bóng mát. Ngoài ra nó còn được phát hiện có công dụng trị bệnh vô cùng hiệu quả.

  • Làm cây bóng mát: Cây bứa bọng có chiều cao từ 12 - 20m, là kích thước lý tưởng cho việc tạo bóng mát cho các khuôn viên khu đô thị, khu công nghiệp hay công viên. Chúng còn có tán lá rộng, hoa nở đẹp và có mùi hương nhẹ nhàng. Do đó thường được lựa chọn để giúp công trình có bóng mát, tăng giá trị thẩm mỹ.
  • Dùng trong ẩm thực: Quả tai chua có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau đồng thời cũng có thể ăn trực tiếp. Thường được dùng nhiều nhất trong các món canh chua, kho cá, những món ăn dân dã vào ngày hè. Có thể bảo quản dưới dạng sấy, phơi khô để giữ trong thời gian dài.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh: Một tác dụng ít người biết của quả bứa là hỗ trợ điều tị hiệu quả các bệnh lý khác nhau. Đặc biệt nhất phải kể đến là chống trầm cảm, điều trị căng thẳng, giảm xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ giảm cân cũng như có khả năng chống ung thư.

Ý nghĩa của cây Tai chua

Tai chua là giống cây có ý nghĩa lớn trong đời sống sinh hoạt của người dân miền Bắc, người ta thường ví nó giống như loài cây tuổi thơ của nhiều người. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa là biểu tượng của sự hoàn hảo, sự chân thành và lương thiện theo đạo Phật.

Một số quốc gia cho rằng cây bứa đại diện cho sự sống mới, niềm hy vọng vào tương lai, lời cầu nguyện cho muôn vật tái sinh. Với ý nghĩa này, nhiều người đã lựa chọn cây Bứa để trồng trong sân vườn cũng như những khu vực xung quanh ngôi nhà.

Tai chua có tên khoa học là Garcinia cowa
Tai chua có tên khoa học là Garcinia cowa

Theo quan điểm dân gian, cây tai chua phù hợp nhất với những người có mệnh Mộc và Thủy. Đồng thời cũng rất thích hợp với người tuổi Thìn, Thân,...khi trồng sẽ mang lại nhiều may mắn, niềm vui và thành công trong cuộc sống.

  • Năm sinh của người Mệnh Mộc: 1942, 2002: Nhâm Ngọ; 1959, 2019: Kỷ Hợi; 1988, 1928: Mậu Thìn; 1943, 2003: Quý Mùi; 1972, 2032: Nhâm Tý; 1989, 1929: Kỷ Tỵ; 1950, 2010: Canh Dần; 1973, 2033: Quý Sửu; 1951, 2011: Tân Mão; 1980, 2040: Canh Thân; 1958, 2018: Mậu Tuất; 1981, 2041: Tân Dậu
  • Năm sinh của người Mệnh Thủy:  1936, 1996: Bính Tý; 1953, 2013: Quý Tỵ; 1982, 1922: Nhâm Tuất; 1937, 1997: Đinh Sửu; 1966, 2026: Bính Ngọ; 1983, 1923: Quý Hợi; 1944, 2004: Giáp Thân; 1967, 2027: Đinh Mùi; 1945, 2005: Ất Dậu; 1974, 2034: Giáp Dần; 1952, 2012: Nhâm Thìn; 1975, 2035: Ất Mão

Kỹ thuật trồng cây Tai chua

Tai chua là giống cây không quá khó trồng nếu bạn nắm được các kỹ thuật cơ bản. Sau khi nhân giống thành công, bạn có thể tách đem trồng mới và chú ý một số yếu tố quan trọng khi chăm sóc cây như:

  • Nhân giống: Bạn có thể nhân giống cây Bứa bọng theo hai cách chính là gieo hạt hoặc ghép cành, cách thực hiện các phương pháp này tương đối đơn giản và dễ làm.
    • Phương pháp gieo hạt: Sau khi quả chín bạn có thể tách vỏ chúng, ngâm vào nước ấm và đem ủ. Khoảng 40 - 45 ngày sẽ nảy mầm, sau đó bạn đem trồng tại các khu vực phù hợp, khi trồng nên đào hố với kích thước vừa phải, mật độ khoảng 3x3m.
    • Phương pháp ghép cành: Chọn gốc ghép khỏe mạnh sau đó dùng mũi dao sắc tách phần gốc ghép và cắm cành ghép vào kín phần cắt. Tiếp tục quấn nilon từ dưới lên và từ trên xuống. 30 ngày sau bạn có thể tháo bỏ nilon và tách cây con đem đi trồng.
  • Chất dinh dưỡng: Bạn cần bón phân thường xuyên để cây có thể cho quả đều đặn, có thể dùng phân chuồng ủ hoai, phân hóa học hoặc phân hữu cơ, sinh học. Tần suất khoảng 3 - 4 tháng/lần.
  • Tưới nước: Thông thường cây không quá ưa nước, khi mới trồng bạn có thể tưới khoảng 2 - 3 lần/ tuần. Khi cây đã trưởng thành có thể giảm bớt tần suất thời cũng như căn cứ vào điều kiện thời tiết để điều chỉnh.
  • Phòng ngừa sâu bệnh: Cây bứa rất ít khi mắc bệnh, một số vấn đề thường gặp nhất là sâu đục thân, cành hoặc sâu cuốn lá, rệp,... Khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể cắt tỉa cành hoặc sử dụng một số loại thuốc trừ sâu.

Giá bán cây giống Tai chua

Trên thị trường cây ăn trái, cây giống tai chua không quá khó mua, tuy nhiên mức giá lại không hề rẻ. Mức giá bán khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi, kích thước thước của cây. Trong đó giá bán trung bình dao động từ:

  • 260.000đ - 290.000đ/kg quả tai chua sấy khô
  • 100.000 - 200.000 đồng/cây giống tiêu chuẩn
  • 350.000đ - 1.500.000đ / cây giống công trình - Đối với những cây lớn hơn có thể lên tới vài triệu đồng.
Cây tai chua giống tại vườn ươm
Cây tai chua giống tại vườn ươm

Bạn có thể tìm kiếm giống cây này tại hầu hết các vườn ươm, vườn cây giống hoặc mua hạt trên các trang thương mại điện tử. Khi mua nên chọn giống cây/hạt chất lượng để đảm bảo năng suất cũng như sự phát triển ổn định của cây.

Trên đây là những thông tin chung nhất về cây Tai chua, công dụng và cách chăm sóc. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức liên quan đến các giống cây, hoa khác nhau, hãy thường xuyên cập nhật tại Website để nhận được những tin tức sớm nhất nhé!

Chia sẻ
(5/5, 2 votes)
Phương Dung

Phương Dung

Tác giả