Danh mục Menu

Cây Ô Môi - Đặc điểm, Phân loại, Công dụng, Cách trồng và Chăm sóc

Cây Ô môi hay còn gọi là cây cốt khí, có chiều cao từ 10-20 mét, cây có cành mọc thẳng và lá xanh rợp bóng. Hoa Ô Môi nở thành những cụm hoa dày đặc, mang màu trắng hoặc đỏ, còn quả Ô Môi có hình dạng trụ dẹt cong, chứa nhiều hạt và có hương thơm đặc trưng. Đặc biệt, cây còn có giá trị trong y học và là nguồn cung cấp thực phẩm đa dạng. Để hiểu hơn về loại cây này, mời bạn đọc cùng Khu Vườn Xanh khám phá thêm trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm của cây Ô môi

Cây ô môi còn gọi là Cây cốt khí, Bồ cạp nước, Bọ cạp nước, Krêête, Brai xiêm, Aac phlê, May Khoum, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) và có tên khoa học là Cassia grandis L. F. Tên dược liệu của cây ô môi bao gồm quả, lá, và vỏ, được gọi là Fructus, Folium et Cortex Cassiae grandis trong tiếng Latin.

Cây Ô môi có tên khoa học Cassia grandis, là một loại cây gỗ nhiệt đới phổ biến. Là một trong những loài cây phổ biến được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam Việt Nam.

Cây Ô môi có tên khoa học là Cassia grandis
Cây Ô môi có tên khoa học là Cassia grandis

Cay O moi nổi bật với những đặc điểm cơ bản như sau:

  • Thân cây: Cây ô môi có thân gỗ và chiều cao trung bình từ 10-20m. Thân cây có vỏ mịn màng và phân cành rộng, mọc thẳng và ngang.
  • Lá ô môi: Cây ô môi có lá kép lông chùm, với 8-20 đôi lá. Lá phụ có dạng thuôn dài cả hai đầu, có kích thước khoảng 7-12cm chiều dài và 4-8cm chiều rộng. Màu sắc của lá là xanh và gân lá rõ nét.
  • Hoa: Cây ô môi có hoa nở khi lá rụng. Hoa có dạng chùm dài và mang hoa lớn, xếp thưa. Màu của hoa thường là màu hồng đậm và hoa rủ xuống.
  • Quả ô môi: Quả của cây ô môi có hình dạng hình trụ dẹt và dài khoảng 40-60cm. Quả cong như lưỡi liềm và có đường kính khoảng 3-4cm. Mỗi quả có chứa từ 50-60 ô và mỗi ô chứa một hoặc hai hạt dẹt có màu cứng và ngọt, mang mùi hắc

Phân loại cây Ô môi

Thực tế hiện nay có nhiều loại giống ô môi được khuyến khích để trồng. Dưới đây là một số thông tin từ Khu Vườn Xanh giúp bạn dễ dàng lựa chọn được giống cây ô môi phù hợp:

Cây Ô môi hoa đỏ

Đây là một cây gỗ trung bình, có chiều cao từ 10 đến 20 mét. Thân cây có vỏ nhẵn, phân cành lớn và mọc thẳng. Cành non có màu lông rỉ sắt, còn cành già có màu nâu đen. Quả của cây có hình dạng trụ dẹt cong như lưỡi liềm, chứa từ 50 đến 60 ô, mỗi ô chứa một hạt dẹt màu vàng cứng. Quả cây ô môi hoa đỏ được sử dụng để làm thuốc uống hoặc ngâm trong rượu.

Cây Ô môi hoa đỏ
Cây Ô môi hoa đỏ

Cây Ô môi hoa vàng

Cây ô môi hoa vàng hay còn gọi là cây Osaka hoa vàng. Đây là một loại cây rất phổ biến trong trồng cảnh, được ưa chuộng bởi vẻ đẹp của hoa và khả năng nở hoa thành chùm. Bên cạnh việc trang trí không gian, quả của cây cũng có thể mang lại thu nhập cho người trồng. Một ưu điểm khác của cây ô môi hoa vàng là khả năng nhân giống để tạo ra cây con, điều này giúp tăng thu nhập và tận dụng các nguồn lợi có sẵn.

Cây Ô môi hoa vàng
Cây Ô môi hoa vàng

Cây Ô môi rừng

Cây ô môi rừng được biết đến là một giống cây có sức đề kháng tốt, khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh. Khi trồng loại cây ô môi rừng, nên chọn những cây đã có chiều cao khoảng 40cm - 60cm và thân cây thẳng. Điều này giúp đảm bảo rằng cây sẽ phát triển tốt nhất và mang lại năng suất cao khi trồng.

Quả ô môi có ăn được không?

Quả ô môi có thể ăn được. Quả ô môi có vị ngọt và mùi hắc đặc trưng. Tuy nhiên, quả ô môi thường được sử dụng nhiều hơn trong việc làm thuốc sắc, ngâm rượu hoặc dùng ngoài da. Khi trái ô môi chín, toàn bộ phần từ vỏ trái cho tới thịt bên trong đều có màu đen.

Trái Ô môi miền Tây -  Hương vị cuộc đời
Trái Ô môi miền Tây -  Hương vị cuộc đời

Trái ô môi có chiều dài trung bình khoảng 60cm, do đó khi ăn cần phải chặt thành từng khúc nhỏ. Sau đó, sử dụng dao để róc bỏ phần vỏ hai bên, sau đó dùng ngón tay cầm hai sống còn lại của trái ô môi và đẩy tới và lui vài lần để dễ dàng lấy phần thịt của trái.

Công dụng của trái Ô môi

Quả ô môi có những tác dụng quan trọng trong y học hiện đại và cổ truyền, và là một nguồn dược liệu quý giá, cụ thể như sau:

Tác dụng của quả ô môi theo y học hiện đại:

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Kích thích tiêu hóa, giảm chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu, tăng cảm giác thèm ăn.
  • Giảm đau: Hỗ trợ các bệnh xương khớp và mang lại hiệu quả giảm đau.
  • Nhuận tràng: Giúp giải quyết tình trạng táo bón và tăng cường thông tiện.
  • Sử dụng ngoài da: Có tác dụng sát trùng và chữa trị các vết thương từ rắn và rết cắn. Đặc biệt phần Lá cây ô môi trị lác và hắc lào ngoài da rất hiệu quả

Tác dụng của quả ô môi theo y học cổ truyền:

  • Tính vị: Quả ô môi có vị ngọt, hơi đắng và mùi hăng hắc.
  • Công dụng: Giảm đau, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, thông tiện, và tăng quá trình lành vết thương.
  • Chủ trị: Được sử dụng để điều trị các vấn đề tiêu hóa như ăn không ngon, buồn nôn, táo bón, đau nhức xương khớp và nhiều vấn đề khác.

Cách trồng và chăm sóc cây Ô môi

Cây Ô môi là một giống cây dễ trồng với sức sống mạnh mẽ, tuy nhiên, cần lưu ý một số yếu tố sau để cây phát triển tốt:

  • Ánh sáng: Cây cần ánh sáng đủ để tổng hợp chất dinh dưỡng. Đặt cây ở vị trí có ánh sáng mặt trời trực tiếp trong ít nhất 6 giờ mỗi ngày.
  • Tưới nước: Tưới nước đều đặn cho cây con và đảm bảo đất luôn ẩm. Khi cây trưởng thành, tưới nước trong mùa khô và thời tiết nóng.
  • Đất trồng: Chọn đất phù sa, đất thịt và trộn thêm tro hoặc trấu để tăng cường dinh dưỡng và làm đất tơi xốp.
  • Nhiệt độ: Cây ô môi thích môi trường nhiệt đới, tránh cây bị lạnh quá mức để đảm bảo sự phát triển tốt.
  • Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm từ trung bình đến cao. Đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho cây và tránh cây bị khô hạn.
  • Phân bón: Sử dụng phân NPK hoặc phân hữu cơ định kỳ, đặc biệt vào thời điểm cây ra hoa và đậu quả để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây.
  • Kiểm soát sâu bệnh: Cây ô môi ít bị sâu bệnh, nhưng vẫn cần theo dõi và phun thuốc khi cần thiết để ngăn chặn sự phát triển của sâu bệnh gây hại cho cây.
  • Cắt tỉa: Thực hiện cắt tỉa để loại bỏ các cành già để đảm bảo cây có tán đẹp và phát triển tốt hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây, Khu Vườn Xanh đã giúp bạn hiểu hơn về cây Ô môi thú vị này. Đừng quên dạo quanh khu vườn của chúng tôi để khám phá, tìm hiểu thêm những loại cây cảnh và hoa khác bạn nhé!

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Phan Quyến

Phan Quyến

Tác giả