Danh mục Menu

Cây Đủng đỉnh - Cây Móc

Đủng đỉnh là một loài cây phổ biến trong trang trí sân vườn và được trồng ở nhiều khu vực rộng lớn như công viên và các công trình khác. Ngoài việc được sử dụng làm cây cảnh, quả của cây còn có thể được sử dụng để làm rượu. Hãy cùng Khu Vườn Xanh khám phá chi tiết loài cây này qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm cây Đủng đỉnh

Cây đủng đỉnh còn gọi là cây Đùng đình hay cây Móc, có tên khoa học là Caryota urens. Loài cây này phổ biến ở nhiều tỉnh thành như Lai Châu, Ninh Bình, Nghệ An, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa. Chúng mang ý nghĩa quan trọng trong y học cổ truyền và được sử dụng như một loại thuốc dùng để điều trị nhiều loại bệnh.

Cây Móc có tên khoa học là Caryota urens
Cây Móc có tên khoa học là Caryota urens

Là loại thực vật họ Cau có thân cột thẳng, tuy nhiên cây Móc mang nhiều đặc điểm hình thái nổi bật cơ bản như:

  • Phần thân: Có hình dạng thân trụ, mọc thành bụi từ các chồi ở gốc giống cây Cau. Cây có thể được nhân giống bằng hạt hoặc tách các bụi nhỏ.
  • Phần lá: Lá đủng Đỉnh có kiểu kép lông chim hai lần, dài 1-2m, gồm nhiều lá chét mọc không đều. Phiến lá hình tam giác nhọn, có răng cưa nhỏ ở bìa trên, dài khoảng 15-20cm, với gân lá được xếp theo kiểu quạt, lá dai.
  • Phần hoa: Cụm hoa Đủng Đỉnh gồm 5-6 bông mo, mỗi bông mo dài khoảng 30-40cm, tạo nên một cụm hoa đậm đặc. Hoa đơn tính, mỗi bông hoa cái đi kèm với 2 bông hoa đực. Mỗi cụm hoa được gọi là buồng, và khi trái chín, nó được gọi là buồng trái.
  • Phần quả: Quả đủng đỉnh hay quả Móc có hình cầu, đường kính từ 1-1,5cm, vỏ màu đen và mỗi quả chỉ có một hạt.

Ý nghĩa cây Đủng đỉnh trong phong thủy

Từ xa xưa, cây Móc vẫn được xem là một biểu tượng quen thuộc trong văn hóa Việt Nam, mang ý nghĩa của sự giàu có, phồn thịnh và sức khỏe. Ngày nay, loài cây này được giới yêu cây săn lùng tìm kiếm mua trồng quanh nhà mang ý nghĩa tài lộc và sử dụng như một cây thuốc quý có tác dụng chữa bệnh

Trong phong thủy, cây Đủng đỉnh được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn, do đó thường được trồng làm cây cảnh trong nhiều gia đình Việt. Sự gắn bó của cây với người dân Việt Nam không chỉ là vì vẻ đẹp của nó, mà còn bởi ý nghĩa sâu sắc mà nó mang đến cho cuộc sống hàng ngày.

Cây Đủng đỉnh ra quả mang ý nghĩa may mắn, tài lộc
Cây Đủng đỉnh ra quả mang ý nghĩa may mắn, tài lộc

Tác dụng của cây Đủng đỉnh

Có nhiều tác dụng chữa bệnh với cây đùng đình có thể bạn không ngờ tới. Toàn bộ phần thân, bẹ, lá của cây đều có tác dụng chữa bệnh và được dùng phổ biến trông Đông y. Cùng tham khảo qua một số tác dụng nổi bật của loại cây này theo thông tin dưới đây như:

  • Phần bẹ: Bẹ đủng đỉnh với vị đắng và tính bình, được sử dụng trong việc điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe như tiểu tiện không thông, tiểu ra máu, tiểu rắt, lỵ ra máu, rong kinh, bạch đới và ho ra máu. Liều dùng thông thường là khoảng 20g thuốc sắc hoặc dạng bột. Ngoài ra còn có thể được áp dụng ngoài da trong trường hợp lở ngứa và cầm máu vết thương.
  • Phần quả: Quả Móc có vị cay, tính mát và được biết đến với khả năng giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, do gây ngứa và có thể làm rộp da, bạn không nên được sử dụng trực tiếp. Khi nấu chín quả nếu không bóc vỏ, người dùng có thể bị ngứa rát ở cổ, môi và lưỡi. Ngoài ra có thể sử dụng quả đùng đình chín đem ngâm rượu hoặc ngâm đường
Quả Đùng đình có vị cay, tính mát
Quả Đùng đình có vị cay, tính mát
  • Phần nõn: Phần nõn cây được sử dụng làm thuốc để nhuận tràng. Cách sử dụng là lấy 20-30g nõn thân, sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml nước, sau đó sử dụng như bình thường.

Cách trồng và chăm sóc cây Đủng đỉnh

Là giống cây khá dễ trồng và chăm sóc nên bạn có thể trồng Đủng đỉnh ngay trong vườn nhà hoặc trồng chậu. Vị trí trồng trước nhà hay ở sân vườn được xem là tối ưu nhất, không gian thoáng tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất, còn đối với trồng chậu cây sẽ chậm lớn và khó phát triển hơn.

Hố trồng

Khi trồng cây móc tại nhà, cần lưu ý quy trình đào hố. Hố đào nên có hình dạng vuông góc và đủ sâu để chứa được bộ rễ của chúng.

Đất trồng

Trước khi trồng cây, hãy lót đáy hố bằng lớp phân chuồng để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Sau đó, bón thêm phân hữu cơ và vôi để ngăn chặn sự phát triển của sâu bệnh. 

Cây móc giống khỏe mạnh tại vườn ươm
Cây móc giống khỏe mạnh tại vườn ươm

Tưới nước

Đảm bảo tưới nước cho cây 2-3 lần mỗi tuần, đặc biệt trong những ngày nóng khô. Tuy nhiên, tránh tưới quá nhiều nước gây ngập úng và gây hại cho rễ.

Ánh sáng

Trong giai đoạn cây còn nhỏ, nên đặt dưới bóng râm để tránh ánh sáng mạnh trực tiếp. Khi trưởng thành, cây thích hợp với ánh sáng mặt trời trực tiếp, nên trồng cây ngoài trời.

Bón phân

Trước khi trồng, hãy bón phân lót để cung cấp dưỡng chất cho cây. Trong giai đoạn cây ra hoa và đậu quả, tiến hành bón phân chuồng, phân hữu cơ và bón voi để đảm bảo sự phát triển và tránh bệnh tật.

Sâu bệnh

Cây móc có thể bị mắc các bệnh như rệp sáp. Khi cây bị nhiễm bệnh, sử dụng dung dịch Supracide hoặc Suprathion dưới dạng phun để diệt sâu và bảo vệ sức khỏe của cây.

Từ những thông tin đã được chia sẻ, chắc chắn rằng cây Đủng đỉnh không chỉ là một cây cảnh tuyệt vời mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và ứng dụng đa dạng trong y học dân gian. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích và sẽ áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày của mình. Đừng quên nhấn Like, Share và truy cập Website thường xuyên để cập nhật thêm thông tin, kiến thức về các loài hoa, cây cảnh khác bạn nhé.

TAGS:
Chia sẻ
(5/5, 2 votes)
Phan Quyến

Phan Quyến

Tác giả