Danh mục Menu

Hướng dẫn cách nấu và sử dụng cao Mật nhân Bá bệnh

Cao mật nhân từ lâu đã được sử dụng để điều trị các bệnh lý, nhờ những ưu điểm nổi bật của mình, sản phẩm này nhanh chóng nhận được sự đón nhận của đông đảo khách hàng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến nguồn gốc của chúng cũng như các tác dụng cụ thể và cách sử dụng như thế nào cho phù hợp. Chính vì vậy bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin hữu ích nhất liên quan đến vấn đề này.

Cao mật nhân là gì?

Cao mật nhân hay còn được gọi với cái tên khác là cao bá bệnh, là sản phẩm được điều chế từ các bộ phận của giống cây cùng tên. Thông thường để sản xuất phần cao này, người ta sẽ sử dụng đến phần rễ cây mật nhân nguyên chất kết hợp với một số loại dược liệu khác.

Cao mật nhân(cao Bách bệnh) bán sẵn trên thị trường
Cao mật nhân(cao Bách bệnh) bán sẵn trên thị trường

Tác dụng của các loại dược liệu này là làm giảm đi vị đắng từ rễ cây cũng như giúp sản phẩm dễ uống hơn. Đóng gói sản phẩm nhỏ gọn, tiện lợi và dễ dàng mang theo cũng như sử dụng, lại mang tới nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, chính vì vậy cao mật nhân ngày càng được săn đón và ưa chuộng trên thị trường.

Thông tin về cây Mật nhân

Cây mật nhân hay cây Bá bệnh còn được gọi với tên khoa học là Eurycoma longifolia, là giống cây thuộc họ thanh thất. Chúng có những đặc điểm hình thái tương đối nổi bật, trong đó trồng nhiều nhất ở các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam.

Cây bá bệnh phát triển tốt nhất ở những khu vực vùng núi dưới 1000m, khu vực đồi thấp. Bạn có thể dễ dàng nhận biết ra loại cây này với đặc điểm hình thái sau:

  • Mật nhân là loại cây thân gỗ, chiều cao trung bình có thể dao động từ 10 - 15m, thân cây mảnh và phân chia thành các nhánh nhỏ, có màu trắng xám hoặc vàng ngà.
  • Phần lá có hình lông chim, lá nhẵn mịn, màu xanh bóng và mặt dưới có màu trắng, có phần lông bao phủ. Mỗi cành có khoảng 20 - 40 lá, mọc theo dạng đối xứng với nhau.
  • Hoa mật nhân là loài lưỡng tính, mọc theo cụm ở phần nách lá và có màu đỏ nâu. Mỗi bông đều được cấu tạo từ các cánh hoa mềm, kích thước tương đối nhỏ, được bao phủ bởi một lớp lông.
  • Phần quả có hình trứng chứa một hạt, vỏ cứng và chiều dài dao động từ 1 - 2cm, khi còn non có màu xanh và khi chín chuyển dần sang đỏ sẫm.

Những bộ phận có thể sử dụng của cây mật nhân bao gồm lá, quả, thân, vỏ và rễ. Đặc biệt là phần rễ được dùng để làm thuốc rất nhiều, trong đó có thể dùng để điều chế thành cao mật nhân.

Tác dụng của cao Mật nhân

Nhờ những ưu điểm nổi bật của mình, cao mật nhân mang lại công dụng điều trị nhiều bệnh lý một cách hiệu quả, trong đó phải kể tới:

  • Tăng cường sinh lý nam: Thành phần của cao mật nhân có tác dụng tăng cường sinh lực cho phái mạnh một cách hiệu quả. Bên cạnh đó còn mang lại khả năng hỗ trợ điều trị sinh lý yếu, rối loạn cương dương, tăng tiết hooc môn cũng như phòng ngừa lão hóa sinh dục nam.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Cao mật nhân khi được sử dụng với liều lượng phù hợp sẽ mang lại hiệu quả giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi, stress và cả các triệu chứng của mất ngủ. Đây đều là những nguyên nhân chính dẫn đến suy nhược hệ thần kinh ở con người.
  • Phòng ngừa hiệu quả bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường hay tiểu đường là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nếu bạn sử dụng cao bá bệnh có thể hạn chế được lượng đường trong máu, kiểm soát chuyển hóa đường từ đó giảm thiểu các biến chứng của tiểu đường.
  • Điều trị bệnh lý xương khớp: Ngoài những bệnh lý trên, cao mật nhân còn có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh lý liên quan đến xương khớp. Đặc biệt là đau mỏi khớp. gout, lão hóa xương,...
  • Một số bệnh lý khác: Bên cạnh đó cao mật nhân cũng có một số tác dụng khác trong việc điều trị bệnh lý liên quan đến đường ruột, tiêu hóa, tăng cường khả năng giải độc và thanh lọc cơ thể.
Sản phẩm cao Mật nhân(Bá bệnh) đóng gói hoàn thiện
Sản phẩm cao Mật nhân(Bá bệnh) đóng gói hoàn thiện

Cách nấu Cao mật nhân bá bệnh đúng cách

Ngoài việc mua cao mật nhân từ bên ngoài, bạn hoàn toàn có thể tự nấu cao mật nhân tại nhà chỉ với vài bước đơn giản. Tham khảo ngay hướng dẫn chi tiết dưới đây và áp dụng nhé:

  • Bước 1: Chuẩn bị phần rễ cây và thân cây mật nhân, đem đi rửa sạch, chặt nhỏ và để thật ráo nước. Tiếp tới xếp các nguyên liệu đã sơ chế vào nồi nhôm, bên trong có đặt ống đục lỗ để múc nước. Tiếp theo cho ngập nước, gấp khoảng 5 - 6 lần mật nhân và tiến hành đun trong 4 - 8 tiếng.
  • Bước 2: Sau khi đun từ 4 - 8 tiếng xong, bạn đổ phần nước đã chiết được ra và đem đi bỏ vào một nồi nhôm khác cô đặc lại ở nhiệt độ thấp. Bạn cũng có thể lựa chọn đem đi chưng cách thủy. Tùy vào nhu cầu sử dụng có thể cô cao thành dạng lỏng, đặc hoặc dẻo.
  • Bước 3: Sau khi cao nấu xong có thể cho thêm đường hoặc chút mật ong vào và bảo quản trong lọ kín. Đối với dạng đặc thì không cần bỏ thêm bất cứ nguyên liệu gì vẫn có thể bảo quản được lâu. Chú ý bảo quản cao ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh xa ánh nắng mặt trời.
Cách nấu cao Mật nhân - Cao bá bệnh
Cách nấu cao Mật nhân - Cao bá bệnh

Cách sử dụng cao Mật nhân

Phương pháp sử dụng cao mật nhân vô cùng đơn giản, thông thường sẽ được sử dụng trực tiếp như một loại nước uống thay thế nước hàng ngày. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến liều lượng, mỗi ngày dùng khoảng 4 cốc chia làm 2 lần vào buổi sáng và tối.

  • Bước 1: Lấy khoảng từ 1 - 2 gam cao mật nhân đã cô đặc ra sau đó cho vào cốc.
  • Bước 2: Sử dụng nước nóng đổ vào và hòa tan phần cao ra, có thể sử dụng thìa để giúp cao nhanh tan hơn.
  • Bước 3: Sử dụng thêm một chút mật ong để giảm bớt vị đắng của cao, nếu bạn không muốn sử dụng mật ong có thể uống trực tiếp. Uống sau các bữa ăn khoảng 30 phút.

Lưu ý khi sử dụng cao Mật nhân bá bệnh

Mặc dù là sản phẩm tốt cho sức khỏe của con người tuy nhiên trong quá trình sử dụng cao bá bệnh bạn vẫn cần chú ý đến những lưu ý dưới đây để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó cũng hạn chế những tác dụng không mong muốn.

  • Sử dụng với liều lượng phù hợp, không dùng quá nhiều để tránh trường hợp phản ứng ngược.
  • Tuyệt đối không sử dụng cao mật nhân cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 10 tuổi.
  • Những người đang trong thời gian kinh nguyệt cũng không nên sử dụng cao mật nhân.
  • Bệnh nhân huyết áp thấp hoặc thường xuyên bị tụt huyết áp không nên dùng cao mật nhân.
  • Sử dụng sau ăn, không dùng khi đói bụng.
  • Trong quá trình dùng nếu xuất hiện bất cứ phải ứng nào cần ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
  • Không tự ý kết hợp với các loại thuốc/dược liệu khác khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin đầy đủ nhất cung cấp đến bạn đọc thông tin về cao mật nhân bá bệnh. Mong rằng bài viết đã mang đến kiến thức bổ ích cũng cho bạn, nếu có thêm bất cứ thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về các giống cây, giống hoa khác, hãy nhanh chóng cập nhật tại Khu Vườn Xanh nhé.

Chia sẻ
(5/5, 2 votes)
Thành Tâm

Thành Tâm

Tác giả