Hoa Lan được người chơi hoa ưa chuộng vì vẻ đẹp rất riêng vốn có của nó, dù trải qua bao nhiêu năm nhưng số lượng người chơi loài hoa này vẫn giữ ở một số lượng nhất định thậm chí còn tăng thêm. Nhiều người bắt đầu tập chơi Phong Lan nhưng chưa biết những loài lan nào phù hợp, hoa đẹp, dễ chăm sóc. Dưới đây là Top 7 loại hoa Phong Lan dễ trồng nhất và dễ chăm sóc mà Khu Vườn Xanh muốn chia sẻ cho các bạn tham khảo.
Lan Vũ nữ
Tên khoa học Oncidium hay Dancing Lady hay lan Vũ nữ là một loại lan gồm khoảng chừng 600 giống mọc tại các miền thuộc Nam Mỹ châu. Loại lan này có những củ bẹ – pseudobulbs to hoặc nhỏ phía trên có 1 lá – unifoliate hoặc 2 lá – bifoliate. Tùy theo giống có lá dầy và cứng như tai lừa (Mule ear) hoặc dài và mềm như nhiều giống khác.
Hoa có hình dạng gần giống như nhau nhưng khác ở mầu sắc và một vài đặc đỉểm. Dò hoa có thứ dài gần 2 thước và cũng có những dò hoa ngắn. Mỗi dò mang từ 30 đến 100 hoa và có nhiều giống hoa lớn đến 4-5 phân.
Giống như một số loại hoa phong lan khác, Lan vũ nữ thường nở hoa vào mùa xuân hay mùa hạ cũng có những cây nở vào mùa thu và có thể trồng chung một điều kiện với các loại Cattleya và Epidendrum nghĩa là vào mùa lạnh tưới rất ít nước.
Lan Ngọc điểm
Lan Ngọc Điểm là cây lan rừng tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc họ phong lan Orchidaceae , nó thường ra hoa vào dịp Tết. Chúng còn có nhiều tên gọi khác nhau như lan Đai châu, lan tai châu, nghinh xuân,... và nhiều tên gọi khác độc đáo
Muốn cây lan Đai châu ra hoa vào dịp tết phải có điều kiện sau: Cây sống mạnh, không bệnh tật để đủ sức cho ra hoa nhiều và đúng chất lượng, và giúp lấy lại sức sau thởi kỳ cho hoa, nhanh chóng tiếp tục cho kỳ bông tiếp. Nếu không đạt các yếu tố trên cây năng suất sẽ giảm, thậm chí suy kiệt cây sau mùa kích bông.
Hãy luôn đảm bảo bộ rễ tốt, bộ rễ tốt cực kỳ quan trọng đối với Ngọc Điểm vì loại này, rễ bám vào những cây vú sữa mà ta đã ghép trước mùa mưa trước. Phải bảo đảm bộ rễ không hư, không yếu để có khả năng hấp thụ nước và phân bón đầy đủ cho việc kích thích ra hoa.
Lan dendro
Tên thường gọi: Cây lan dendro chậu treo. Tên khoa học: Dendrobium Antennatum, Dendrobium Phalaenopsis… Họ thực vật: Orchidaceae (họ lan). Chiều cao: 40-50 cm.
Cây lan dendro chậu treo thường dùng trang trí cảnh quan sân vườn nhà phố, biệt thự, quán cafe, tiền sảnh khách sạn… hoặc làm quà tặng. Lan dendro cũng như các loài lan khác rất được mọi người ưa thích tìm về.
Lan Giả hạc
Hoa Phong Lan Giả Hạc thường mọc trên các cành cây ở cao độ khoảng 1000- 1300 m tại các rừng cây thuộc Đô Lương, Vinh, Krong Pha, Đà Lạt, Bảo lộc, Đắc Lắc, Sông Bé, Lộc Ninh v.v… Thân dài tới 1.20 m buông rũ xuống. Lá mọc đối cách dài 8- 12 cm, rộng từ 4-7 cm. Hoa to tới 10 cm mọc từ 1-3 chiếc ở các đốt đã rụng lá, nở vào mùa Xuân.
Giả hạc có hai mầu sắc chính: tím hồng và trắng. Tuy nhiên có khá nhiều biến dạng hồng nhạt, hồng thẫm hoặc cánh trắng lưỡi tím, nhưng rất dễ nhầm lẫn với Dendrobium parishii thân ngắn chỉ chừng 30-40 cm và hoa tím sẫm hơn nhiều.
Đây là loài hoa đẹp và có hương thơm nồng nàn, là phong lan của rừng nhiệt đới, có thân thòng, ra hoa khi giả hành đã rụng hết lá, ở mỗi mắt có 1-2-3 hoa. Thường nhất là màu hường tía, vẻ đẹp hoa còn được tăng thêm nhờ hai bớt tím than nổi bật ở môi hoa, vì vậy nó còn có tên là Lưỡng Điểm Hạc. Lan Giả Hạc khi hoa nở thì mùi hương lan tỏa khắp vườn, hoa nở 7-10 ngày mới tàn, khi hoa tàn vẫn còn mùi hương.
Lan Hồ điệp
Hồ điệp Phalaenopsis thuộc họ lớn nhất trong vưong quốc các loài cây, họ lan Orchid Orchidaceae. Những loại này lá loại độc chân không có lá bên, trong khi đó nhánh chính tiếp tục phát triển quanh năm và chỉ một chùm hoa có thể mọc ra từ một nách lá. Phalaenopsis có những lá mập xếp thành 2 dãy đối xứng.
Trong thiên nhiên, Phalaenopsis phát triển trong tất cả các vùng nhiệt đới châu Á, Cây phát triển trong tự nhiên ở nhiệt độ ngày là 28-35°C, đêm: 20-24°C và độ ẩm tương đối cao. Phalaenopsis ưa bóng râm, cây có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ và lá. Rễ cũng đóng vai trò neo giữ cây.
Lan Chu đinh
Hoa Lan Chu Đinh có tên khoa học là Spathoglottis plicata. Loài hoa này thuộc giống lan đất thường trồng thành bụi, thành khóm trong chậu hoặc trên mặt đất để trang trí cảnh quan, tạo thảm hoa trong vườn, công viên, tiểu cảnh, hàng hiên nhà. Đây là giống lan dễ trồng, dễ thích nghi nhất trong các giống lan, cánh hoa khi nở có 5 cánh hình bầu dục và nở quanh năm. Loài lan này hoa có nhiều màu nhưng phổ biến nhất là màu tím.
Cách chăm sóc Hoa Lan Chu Đinh để chúng phát triển rất đơn giản chỉ cần trồng chúng ở những nơi ấm áp có bóng râm bán phần, thường xuyên cắt tỉa những cành hoa tàn và lá bị mục nát, đồng thời tưới nước nhiều để lan sinh trưởng tốt nhất.
Lan Cẩm cù
Lan cẩm cù thường được gọi với cái tên khác nhau như: cây Lan Sao, cây Lan Cầu Lông, cây Lan Câu, cây Lan Anh Đào, cây Lan cẩm cù trái tim. Tên khoa học: Hoya carnosa. Họ thực vật: Asclepiadaceae (họ Thiên lý). Chiều cao: 20 – 30 cm.
Cẩm cù là loại lan mới, cụm hoa có hình dáng độc đáo thường được trồng chậu treo dùng để trang trí nhà hàng, quán Cafe, ban công, cửa sổ, sân vườn. Bên cạnh đó, cây Lan Cẩm cù còn là một món quà lãng mạng dành cho nửa kia trong những dịp như ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm, Valentine…
Trên đây là 7 loài hoa lan dễ trồng và chăm sóc nhất dành cho các bạn mới tập chơi loài hoa này, Hãy mua và trồng thử ngay mấy loại lan này để tận hưởng vẻ đẹp của chúng nhé. Và đừng quên nhấn Like, Share và truy cập Khu Vườn Xanh mỗi ngày để cập nhật thêm thông tin về các loài hoa, cây cối khác nhé. Chúc bạn có vườn Hoa Lan đẹp!