Danh mục Menu

Kỹ thuật trồng hoa Lan thủy canh đúng chuẩn đẹp nhất

Theo cách truyền thống, hoa Lan thường được trồng trên những chất hữu cơ hoặc  các giá thể trồng để cho ra những cành hoa đẹp. Tuy nhiên, với phương pháp trồng Hoa Lan thủy canh hoàn toàn mới, bạn sẽ có một bình Lan tuyệt đẹp từ rễ tới ngọn đấy!

Trồng hoa lan thủy canh là gì?

Trồng lan thủy canh là phương pháp trồng lan không dùng đến đất, giá thể mà sử dụng dung dịch, nước, giá thể để cây có thể phát triển bình thường. Phương pháp này yêu cầu bà con phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách để giúp cây luôn phát triển khỏe mạnh.

Mặc dù trồng thủy canh không phải là phương pháp mới lạ, rất nhiều người áp dụng phương pháp này để phát triển một số loại giống cây trồng khác đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Phương pháp trồng Lan thủy canh

Hoa Lan được xem là một loại cây hoa quý, không chỉ tạo nét đẹp sang trọng cho không gian mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Nhưng loại hoa này cũng được đánh giá là khá khó trồng và chăm sóc.

Trồng lan thủy canh so với phương pháp truyền thống

Theo cách truyền thống, lan thường được trồng trên các chất hữu cơ và được phun 2 loại phân bón (một loại nhằm thúc đẩy sử tăng trưởng dinh dưỡng, một loại để cảm ứng sự ra hoa). Với cách này, nếu không biết cách trồng, cây lan thường ra hoa không đều, chất dinh dưỡng bị dư thừa và tốn rất nhiều thời gian, công sức.

Trồng lan hồ điệp thủy canh cho ra hoa sau 1 đến 2 tháng
Trồng lan hồ điệp thủy canh cho ra hoa sau 1 đến 2 tháng

Và để giải quyết các vấn đề này, trồng Hoa Lan thủy canh chính là phương án mang lại nhiều ưu điểm, giúp bạn tiết kiệm được thời gian chăm sóc, không cần tưới nước thường xuyên nên khu vực trồng lan luôn khô sạch.

Hơn nữa, trồng Lan thủy canh còn khắc phục được tình trạng rễ bị hỏng mà các phương pháp khác đang phải đối mặt. Điều này mang lại lợi nhuận cao trong việc sản xuất hoa lan, chất lượng và số lượng sẽ được tăng lên đáng kể.

Lợi ích khi trồng lan thủy canh

So với các phương pháp trồng lan truyền thống khác, trồng lan thủy canh đem đến nhiều lợi ích như:

  • Hạn chế sử dụng đến nhiều đất trồng giúp hạn chế mầm bệnh không tốt từ đất.
  • Phương pháp trồng thủy canh có thể áp dụng được với nhiều không gian nhỏ khác nhau.
  • Với phương pháp trồng thủy canh tự động hóa các bạn sẽ không cần tốn nhiều thời gian chăm sóc.
  • Cây hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết từ giá thể, tiết kiệm nước, đất.
  • Thủy canh là phương pháp trồng cây xanh, sạch hạn chế được nhiều mầm bệnh.
  • Dễ dàng chăm sóc, điều chỉnh, thay đổi dinh dưỡng cho cây trong suốt quá trình phát triển

Kỹ thuật trồng Hoa Lan thủy canh

Để trồng lan thủy canh đúng kỹ thuật và dễ dàng, ngoài các yêu cầu về cây giống, bạn phải đáp ứng các điều kiện cần và đủ như dưới đây.

Chuẩn bị dụng cụ

Để trồng Lan thủy sinh, trước tiên chúng ta cần chuẩn bị dụng cụ, giống Hoa Lan và một số chất dinh dưỡng cần thiết.

  • Thiết kế vườn: Nếu trồng lan thủy canh với mục đích kinh doanh thì nên thiết kế khung giàn nhằm đảm bảo độ bền, chắc chắn. Giàn che nên dùng lưới màu đen hoặc màu xám. Còn trong trường hợp trồng lan để chơi trên sân thượng, mái hiên thì nên đặt cùng các loại cây cảnh khác nhằm giảm bớt sự khô nóng của kết cấu mái tôn, bê tông xung quanh.
  • Giá thể trồng: Có thể dùng các loại giá thể để trồng lan như than gỗ, xơ dừa hoặc vỏ đậu phộng.
  • Rọ thủy canh: Nên chọn những loại rọ có kích thước phù hợp với cây lan bạn định trồng.
  • Dung dịch thủy sinh: Chọn loại dung dịch thủy canh có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho cây lan, tỷ lệ pha nước thì làm theo hướng dẫn đã được ghi sẵn trên vỏ hộp. Bút PH, bút đo PPM nhằm đảm bảo xác định đúng nồng độ dinh dưỡng phù hợp cho cây.
  • Giống Hoa Lan: Nếu trồng Lan để kinh doanh nên chọn các giống: Dendrobium, MoNaKa, Oncidium, Phalaenopsis, Vanda… đây đều là các loài hoa đẹp, khỏe, cho ra hoa liên tục. Còn trồng để giải trí thì các loại lan Vũ nữ, Dendrobium, Hồ Điệp rất phù hợp, vì những loài này rất dễ trong quá trình chăm sóc hoa.
Lan hồ điệp ra rễ non khi trồng bằng phương pháp thủy canh
Lan hồ điệp ra rễ non khi trồng bằng phương pháp thủy canh

Các bước thực hiện trồng Lan thủy canh

  • Cho một lớp than hoặc xốp vào dưới đáy hộp nhằm đảm bảo độ thoáng khí cho cây.
  • Lấy lớp than đã được đập nhỏ rửa sạch đặt vào chậu với độ cao khoảng nửa chậu.
  • Cho cây giống Lan vào và trải thêm một lớp vỏ dừa đã được cắt thành các miếng lớn nhằm giữ ẩm cho cây. Lưu ý: Vỏ dừa phải được ngâm trong khoảng 24 giờ và đã xả sạch các độc tố.
  • Đưa cây lên hệ thống thủy canh để cây được chăm sóc với dung dịch thủy canh, cung cấp dưỡng chất để cây phát triển

Kỹ thuật chăm sóc hoa Lan thủy canh

Sau yếu tố trồng cơ bản đúng kỹ thuật, khi chăm sóc Hoa Lan thủy canh thì ánh sáng, độ ẩm, nước tưới và dinh dưỡng là những yếu tố quan trọng nhất.

  • Ánh sáng: Đa phần giống lan không chịu được ánh sáng mạnh, do vậy nên làm giàn lưới để che bớt ánh sáng. Mức độ ánh sáng tốt nhất là khoảng từ 65-70%.
  • Nước tưới: Sau khi trồng Lan xong nên thực hiện tưới nước luôn và duy trì 2 lần/ngày. Không nên tưới quá nhiều nước, mỗi lần tưới chỉ cần độ ẩm vừa đủ. Thời gian tưới tốt nhất vào sáng sớm hoặc chiều mát.
  • Dung dịch dinh dưỡng thủy canh: Thay vì bón phân sẽ dùng dung dịch thủy sinh, một vật tư nông nghiệp không thể thiếu khi trồng thủy canh. Nên mua đúng loại với nồng độ và liều lượng dinh dưỡng cho lan tùy thuộc mỗi thời kỳ phát triển.

Phòng trừ sâu bệnh hại Lan thủy canh

Cần phải lưu ý những biểu hiện của bệnh thối rữa xuất hiện trên cây, vì bệnh này phát triển rất nhanh chóng, có thể giết chết cây chớp nhoáng trong vài ngày. Nếu chỉ thấy trên lá xuất hiện những chỗ đậm màu ta phải phun thuốc ngay. Nếu lá và rễ đã bị thối, ta phải dùng kéo hoặc dao đã khử trùng cắt xa chỗ bị bệnh, nếu cần ta có thể cắt bỏ cả nguyên lá hoặc rễ.

Lưu ý vết cắt phải được khử trùng bằng Vadơhn trộn Zineb. Sau đó phải cách ly cây bệnh vì chúng lan truyền rất nhanh chóng. Khi cây đã có trục phát hoa không nên thay đổi vị trí, vì như thế dễ làm nụ hoa bị rụng. Sự thiếu độ ẩm, sử dụng phân bón quá độ cũng làm cho nụ hoa vàng và quăn lại. Khi hoa đã tàn, ta có thể cắt trục phát hoa đến mắt thứ tư (chừa lại 4 mắt), các mắt này thường cho ra các chồi bên và có thể ra hoa vào mùa nắng.

Loài rệp nhỏ đến nỗi mắt thường không phân biệt được. Với kính lúp có độ mạnh, ta sẽ thấy được những con côn trùng màu hơi đỏ, nhỏ xíu. Ngoài ra một loài rệp đốm và vảy u với kích thước lớn hơn cũng gây ra một tác hại đáng kể. Dùng Serpa với nồng độ nửa muỗng canh cho 4 lít nước, kết quả sẽ chắc chắn. Sau đó cần tưới nước trà loãng cho Lan hàng ngày, ngoài tác động kích thích nó còn có tác dụng để diệt những mầm khuẩn bệnh do chất tanin trong nước trà.

Chúc bạn có những chậu hoa Lan thủy canh đẹp nhất sau khi thực hiện theo hướng dẫn trên đây. Đừng quên nhấn Like, Share và truy cập Khu Vườn Xanh mỗi ngày để cập nhật thêm thông tin, kiến thức về các loài hoa, cây cảnh khác bạn nhé.

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)
Hoài An

Hoài An

Tác giả