Cây nguyệt quế sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật cũng như công dụng và ý nghĩa riêng biệt. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được những thông tin liên quan đến loại cây này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh sẽ giúp người yêu cây có thêm nhiều thông tin chi tiết và chính xác nhất về nguyệt quế, hãy cùng theo dõi ngay nhé.
Đặc điểm cây Nguyệt quế
Nguyệt quế còn có một số tên gọi khác là nguyệt quới, tên khoa học là Laurus nobilis, tên tiếng Anh là Orange Jasmine. Đây là giống cây thuộc họ cam Rutaceae, nguồn gốc đến từ vùng Địa Trung Hải và một số khu vực của Trung Quốc.
Hiện nay caynguyetque được trồng chủ yếu ở các khu vực thuộc miền Nam và phổ biến ra nhiều tỉnh thành khác. Mục đích chính là giúp không gian thêm tính thẩm mỹ cũng như giúp không khí trong lành hơn.
Nguyệt quế có thể trồng ở nhiều địa hình và điều kiện thời tiết khác nhau với đặc điểm chung của cây được thể hiện thông qua phần thân, phần lá, hoa và phần quả:
- Phần thân: Thuộc giống thân gỗ, chiều cao trung bình có thể đạt được là 6m. Khi còn non cây có màu xanh nhạt, về già chuyển sang màu nâu và phần vỏ sần sùi, nứt ra.
- Phần lá: Lá nguyệt quế mọc xen kẽ theo thân, cuống lá dài khoảng 1 – 2cm, lá dài khoảng 5- 10cm. Mỗi cành có từ 3 – 9 chiếc lá, phần mặt lá hẹp dài, phần đầu lá nhọn, có màu xanh bóng.
- Phần hoa: Hoa nguyệt quế mọc theo cụm, thường có 8 bông ở đỉnh nhánh, mọc từ nách lá. Cánh hoa mỏng, nhụy hoa vàng và có điểm tương đồng với các giống cây thuộc họ cam, quýt,... Mùi hương thơm nhẹ nhàng, rất dễ ngửi. Cây gần như ra hoa quanh năm, tuy nhiên vụ hoa chính thức là vào cuối đông đến cuối mùa xuân khi thời tiết mưa nhiều và ẩm ướt.
- Phần quả: Quả nguyệt quế chó hình bầu dục, phần thịt tương đố nạc, mọng nước và không hề có độc tố. Trong phần quả có hạt giống, khi còn non quả có màu xanh thẫm, dẫn chuyển sang đỏ/cam khi chín.
Cây nguyệt quế có mấy loại?
Hiện nay cây nguyệt quế được chia làm nhiều loại khác nhau, bên cạnh những giống cây có nguồn gốc từ Châu Á nhiệt đới còn có một số loài từ Châu Âu.
Nguyệt quế lá nhỏ
Nguyệt quế lá nhỏ khá phổ biến và được nhiều ưa chuộng trồng làm cảnh. Lá của cây có kích thước rất bé, nhiều hoa, rất thơm. Khi hoa nở đan xen với phần lá tạo nên một chậu cây có giá trị thẩm mỹ cao.
Nguyệt quế thân xoắn
Được đánh giá cao nhất trong các loại phải nhắc đến Nguyệt quế thân xoắn có đặc trưng chính là phần lá và thân xoắn lại giống sợi dây thừng, phần gốc xoắn đan chéo vào nhau. Chiều cao trung bình của giống cây này chỉ khoảng 40cm, có bộ rễ rất đẹp.
Giống cây rất được ưa chuộng hiện nay, nó được sử dụng để làm cảnh, đặt trong nhà. Có nhiều dáng bonsai khác nhau đồng thời là loại cây quý giá, có giá trị cao nhất trong các loại nguyệt quế đang có trên thị trường.
Nguyệt quế leo
Nguyệt quế leo có phần phần thân mềm, được trồng theo dạng leo giàn, phần hoa có màu trắng tinh khôi, mùi thơm ngát. Chúng thường được trồng ở khu vực hàng rào hoặc ban công.
Nguyệt quế Thái lá to
Còn gọi là nguyệt quế lá to có chiều cao trung bình khoảng 1,5 – 2m khi trưởng thành. Lá có dạng kép lông chim, kích thước lá to hơn so với những giống thông thường, thích hợp trồng ở các khu vực đất phù sa, pha cát. Lá cây mọc thưa thớt và dùng để trang trí sân vườn, hình dáng bầu dục, chiều rộng khoảng 2 – 3cm và chiều dài khoảng 5 – 7cm.
Nguyệt quế Hy Lạp
Đây là giống thân gỗ, thường mọc thành bụi lớn với chiều cao trung bình lên tới 10 – 18m. Nguyệt quế Hy Lạp có nguồn gốc chính ở khu vực ven Địa Trung Hải, vùng Hy Lạp, mùi hương thơm và hoa màu trắng đục.
Nguyệt quế rừng
Nguyệt quế rừng có phần lá tương đối lớn, 8 lá cùng mọc chung trong 1 cuống. Phần thân có màu nâu đậm, hoa thưa và không nhiều tuy nhiên mùi hương rất thơm. Chúng thường mọc hoang ở các khu rừng, bờ nước, thung lũng, đồi núi và trong rừng nhiệt đới.
Giống này ưa sáng, sinh trưởng tốt, thích hợp với nhiều loại đất và môi trường sống khác nhau, mọc nhiều ở khu vực ven sông. Hiện nay, loại cây này được trồng làm cây cảnh, cây bonsai trước nhà, công viên, khu tiểu cảnh, sân vườn, lối đi và có giá bán cao hơn hẳn
Ý nghĩa cây Nguyệt quế
Trong phong thủy, loài hoa Nguyệt quế mang ý nghĩa về sự thành công, mau mắn cho sự nghiệp, đồng thời đem đến sức khỏe, bình an cho các thành viên trong gia đình. Một số gia đình còn trồng loại cây này với mong muốn con cháu đỗ đạt cao.
Thời xưa, các vị vua đội vòng Nguyệt quế như một loại vương miện, tượng trưng cho quyền lực và sự công bằng. Do đó, khi nhắc tới nguyệt quế người ta sẽ nhớ ngay tới huy hoàng, sức mạnh và ánh sáng. Mặt khác trong văn hóa của các quốc gia phương Tây, hoa Nguyệt quế là biểu tượng của sự vinh quang và chiến thắng. Thể hiện sức mạnh, tinh thần và niềm tin chiến đấu, vì vậy thường được sử dụng làm quà tặng cũng như vòng nguyệt quế cho người thắng lợi.
Cây Nguyệt quế có tác dụng gì?
Hiện nay cây nguyệt quế được dùng với nhiều công dụng khác nhau và đem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Một trong số những tác dụng chính mà bạn có thể tham khảo là:
- Hoa Nguyệt quế: Khi ra hoa sẽ có mùi thơm nhẹ nhàng nhưng cũng rất quyến rũ, có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể sử dụng hoa của cây để điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Cụ thể sau khi phơi khô phần hoa và nghiền thành bột người ta sẽ pha với nước để uống hàng ngày, giúp cho nồng độ đường giảm đáng kể.
- Trang trí cho không gian: Cây được trồng trước sân vườn hay trong nhà giúp cho không gian của gia đình tăng thêm phần thẩm mỹ. Đặc biệt là mùi hương thơm, nhẹ nhàng và cuốn hút. Bạn cũng có thể trồng chúng quanh khuôn viên công ty, quán cà phê hay những khu vực công cộng khác.
- Làm gia vị ẩm thực: Với đặc trưng là hương vị cay, mùi thơm dịu, lá nguyệt quế còn được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực. Phổ biến nhất là dùng để ướp, xào hoặc chế biến với thịt, giúp khử mùi và tăng độ thơm ngon.
- Làm quà tặng: Một công dụng khác chính là làm quà tặng và dịp lễ tết, các dịp quan trọng. Thể hiện mong muốn hòa hợp cũng như lời chúc về sự thành công, may mắn và thịnh vượng cho người nhận.
- Giá trị y học: Cây nguyệt quế còn được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý nguy hiểm. Trong đó đặc biệt nhất phải kể tới là tác dụng chống viêm, điều trị tiểu đường, phòng chống bệnh tim mạch, tăng cường hệ tiêu hóa và tốt cho hệ thống hô hấp. Quả có vị ngọt, tính ấm và có thể ăn đặc biệt được dùng nhiều trong việc làm gia vị. Đồng thời có thể pha nước uống hỗ trợ điều trị tiêu chảy, điều hòa kinh nguyệt,...
Cách nhân giống cây Nguyệt quế
Muốn nhân giống cây nguyệt quế, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau bao gồm giâm cành, chiết cành, gieo hạt. Trong đó chiết cành và gieo hạt là hai cách làm phổ biến hơn cả, nếu không có thời gian bạn có thể ra ngay cửa hàng cây cảnh tậu ngay cho mình một chậu nhé.
Phương pháp chiết cành
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ gồm bầu đất, dao kéo bén và thuốc kích thích mọc rễ.
- Bước 2: Chọn những cành phù hợp, nên chọn cành bánh tẻ, khỏe mạnh và không có dấu hiệu của sâu bệnh.
- Bước 3: Dùng dao/kéo đã chuẩn bị và khoanh vùng vỏ phần cần chiết sau đó khoanh tiếp một vòng cách vòng trước khoảng 1cm.
- Bước 4: Bóc lớp vỏ giữa hai vòng ra, đến khi thấy phần lõi gỗ, để nguyên sau 2 ngày sau đó dùng thuốc kích thích rễ bôi vào phần mép vỏ đã lột.
- Bước 5: Dùng bầu đất bó vào chỗ đã khoanh vỏ, bó chặt sau đó thường xuyên duy trì độ ẩm. Đến khi thấy phần rễ cây mọc nhiều và ngả sang vàng là có thể cắt.
Phương pháp gieo hạt
- Bước 1: Tiến hành chọn những quả nguyệt quế tốt nhất (bạn có thể mua tại các cửa hàng).
- Bước 2: Loại bỏ phần vỏ và rửa sạch hạt, sau đó ngâm trong nước khoảng 30 phút.
- Bước 3: Chuẩn bị chậu trồng và đất đầy đủ chất dinh dưỡng sau đó cho hạt giống vào và lấp một lớp đất mỏng để che phủ hết phần hạt.
- Bước 4: Thường xuyên tưới nước để duy trì độ ẩm, đến khi cây non mọc lên là có thể tách bầu và đem đi trồng.
Cách trồng và chăm sóc cây Nguyệt quế
Nhiều người cho rằng cây nguyệt quế rất khó trồng và chăm sóc. Tuy nhiên trên thực tế nếu bạn nắm vững kỹ thuật thì hoàn toàn có thể sở hữu một chậu cây đẹp mà không cần quá tốn sức.
- Chuẩn bị đất: Đất trồng cần phải đảm bảo có độ tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không được để đất nhiễm sâu bệnh, trước khi trồng cần chú ý kiểm tra kỹ lưỡng.
- Chọn chậu cây: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của từng người có thể lựa chọn chậu với kích thước khác nhau. Bạn có thể dùng chậu dạng to để đặt ở sân vườn hoặc dạng nhỏ đặt trong nhà.
- Trồng cây: Có thể trồng theo dạng giâm cành, chiết cành, gieo hạt. Với mỗi cách làm bạn đều cần để cây non mọc lên sau đó tách bầu và đặt vào chậu đất đã chuẩn bị. Thường xuyên tưới nước và bón phân để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.
- Tưới nước: Để cây luôn xanh tốt quanh năm, bạn cần đảm bảo đất trồng có độ ẩm nhất định. Để làm được điều này, việc tưới nước là vô cùng quan trọng, hàng ngày nên tưới ít nhất 2 lần. Những thời điểm nắng nóng có thể tăng cường tần suất phù hợp.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển dao động từ 23 – 19 độ C. Do đó vào mùa hè bạn nên che chắn cây cẩn thận, tránh ánh sáng trực tiếp cũng như mặt trời gay gắt. Nên trồng cây ở khu vực bóng râm nhất là cạnh cửa sổ.
- Bón phân: Bón phân định kỳ là phương pháp tốt nhất để cây luôn xanh tươi, mỗi tháng nên dùng phân bón ít nhất 1 lần. Phân vi sinh, NPK, phân hữu cơ,... là các dạng phân bón được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
- Cắt tỉa cành cây: Cắt tỉa cành không chỉ là phương pháp giúp tạo dáng cây đẹp mà còn là cách chăm sóc hiệu quả kích thích ra hoa. Tần suất tỉa cành có thể dao động từ 1 – 2 lần/tháng.
- Phòng trừ sâu bệnh: Một số bệnh thường gặp như vàng lá, loét cành, rễ và thối gốc chảy nhựa. Để hạn chế tình trạng này bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật như Copperzinc, Kasuran BTN,...
Giá bán cây Nguyệt quế trên thị trường
Mức giá của cây hoa nguyệt quế trên thị trường có sự thay đổi theo thời gian cũng như giống cây mà bạn chọn mua. Ngoài ra còn phụ thuộc vào đường kính, chiều cao và dáng cây (đối với giống bonsai).
- Hạt giống nguyệt quế: Mức giá dao động từ 100.000 – 150.000 đồng/gói.
- Cây giống nguyệt quế: Chi phí trong khoảng 150.000 – 450.000 đồng/cây.
- Dáng cây cảnh/bonsai: Dao động trong khoảng từ 1.500.000 trở lên tùy loại.
Không khó mua giống cây này trên thị trường, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy chúng ở bất cứ cửa hàng cây giống, cây cảnh, vườn ươm nào. Hiện nay còn có thể đặt mua trực tuyến trên các trang thương mại điện tử và giao hàng tận nơi vô cùng tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian cũng như công sức.
Nguyệt quế được mệnh danh là loài cây danh giá và quý hiếm, có giá trị cao về mọi mặt. Chính vì vậy nếu đang tìm kiếm một giống cây phù hợp cho gia đình thì đây là lựa chọn vô cùng hợp lý. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo thêm một số giống hoa, cây cảnh khác có trên Khu Vườn Xanh để đưa ra quyết định cuối cùng cho mình nhé.