Từ lâu, hoa thược dược đã được nhắc tới như một loài hoa đặc trưng không thể thiếu trong các dịp lễ tết quan trọng. Với nhiều ý nghĩa phong thủy cũng như sự đa dạng trong màu sắc, kích thước,... Người ta ưu ái gọi thược dược là nữ hoàng của khu vườn. Để biết thêm thông tin chi tiết về loài hoa này, bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Khu Vườn Xanh.
Đặc điểm cây Thược dược
Thược dược được trồng nhiều ở khắp các vùng miền của Việt Nam trong đó phổ biến nhất là khu vực miền Bắc. Loài hoa này có tên khoa học là Dahlia variablis, có nguồn gốc từ Mexico. Là giống cây cùng họ với hoa cúc và hoa đồng tiền, chính vì vậy thược dược có nhiều đặc điểm hình thái tương đối nổi bật. Cụ thể:
- Phần thân: Là giống thân thảo, có thể sống lâu năm, chiều cao trung bình dao động từ 10 – 150cm. Thân cây thẳng và mềm, khi trường thành có thể phân thành nhiều nhánh khác nhau.
- Phần lá: Lá của cây mọc xếp tỉa, đối xứng, có hình bầu dục hoặc hình mũi tên, chiều dài từ 5 – 15cm tùy thuộc vào giống cây. Lá khi còn non có màu xanh nhạt khi trưởng thành chuyển dần sang xanh đậm.
- Phần hoa: Hoa có nhiều màu sắc khác nhau, dạng hoa đơn hoặc hoa kép. Các cánh hoa xếp lên nhau tạo thành nhiều lớp, phần nhụy hoa màu vàng và có mùi hương thoang thoảng, rất dễ chịu.
Phân loại hoa Thược dược
Hiện nay cúc thược dược được chia thành rất nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm hình thái, màu sắc cũng như nguồn gốc xuất xứ. Trong đó có một số loại phổ biến nhất là:
Phân loại theo màu sắc
Thược dược đỏ
Hoa màu đỏ được lựa chọn nhiều bởi màu sắc sặc sỡ và nổi bật. Đường kính của hoa có thể dao động từ 3 – 10cm. Thời điểm hoa nở vào tháng 6 – tháng 9 hàng năm.
Thược dược tím
Màu sắc hoa tím tương đối độc đáo, bao gồm nhiều tông màu từ đậm đến nhạt khác nhau. Thân cây có thể đạt tới hơn 100cm tùy giống.
Thược dược vàng
Hoa màu vàng có nét đẹp đặc biệt và màu sắc rực rỡ, cánh hoa mỏng manh và nhỏ, phần đầu có pha chút sắc đỏ. Màu hoa này thường được lựa chọn làm quà tặng là chủ yếu.
Thược dược xanh
Đây là màu sắc đặc biệt nhất, những bông hoa màu xanh tạo nên sự cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Phần cánh có sự đan xen, phần nhụy vào có xen chút trắng.
Thược dược trắng
Sở hữu màu trắng tinh khôi, cánh hoa nhỏ, dài và mỏng manh, được trồng kết hợp với nhiều màu sắc khác nhau. Từ đó tạo nên nét đẹp riêng cho không gian của gia chủ.
Phân loại theo nguồn gốc
Thược dược Miến
Sở hữu vẻ ngoài nổi trội, màu sắc đa dạng, cánh hoa thon dài, khi nở có thể xòe to và cho độ bền từ 5 – 7 ngày tùy vào thời tiết và cách bảo quản.
Thược dược Trung quốc
Còn được gọi là hoa bạch thược hoặc hoa mẫu đơn. Có đặc điểm hoàn toàn khác biệt, kích thước hoa lớn, cánh hoa mỏng, mọc kép và ôm lấy phần nhụy.
Phân loại theo hình dáng
Thược dược đơn
Có đặc điểm tương đối đặc biệt, các cánh hoa không mọc xếp chồng nhau mà mọc dưới dạng cánh đơn, một bông có khoảng 7 – 8 cánh hoa.
Thược dược kép
Gồm nhiều cánh hoa mọc xếp lên nhau, mỗi cây có khoảng 3 – 4 bông hoa, đồng thời có đa dạng màu sắc để người trồng lựa chọn.
Thược dược lùn
Giống thược dược lùn có chiều cao chỉ từ 20 – 40cm, đường kính của hoa khoảng 3 – 7cm. Thường được trồng trong chậu và đặt trong nhà hoặc sân vườn.
Thược dược đột biến
Nổi bật với phần hoa đột biến có nhiều màu sắc khác nhau, màu sắc của hoa có thể thay đổi theo thời tiết. Cây dễ trồng, chăm sóc và có độ bền kéo dài hơn so với bình thường.
Thược dược tổ ong
Đây là giống hoa có hình dáng giống với một tổ ong, có nguồn gốc từ Nga và đa dạng màu sắc, trong đó có đỏ, vàng, trắng là phổ biến nhất.
Ý nghĩa của loài hoa Thược dược
Hoa cúc thược dược được nhiều người yêu thích và lựa chọn bởi ý nghĩa đặc biệt mà nó đem đến. Mỗi màu sắc khác nhau lại mang ý nghĩa biểu trưng riêng biệt.
Ý nghĩa trong phong thủy
Được xem đại diện cho Sứ giả mùa xuân, mang đến sự may mắn, sung túc, tài lộc và niềm vui trong gia đình, hóa giải những vướng mắc trong tình yêu. Ngoài ra nó còn là biểu tượng của sự thành công, tránh xa những điều xui xẻo.
Ý nghĩa theo màu sắc
Mỗi màu hoa với nhiều màu sắc đều mang những ý nghĩa khác nhau, hãy cùng tham khảo qua nhé:
- Thược dược đỏ: Tượng trưng cho sự ngọt ngào và nồng nhiệt trong tình yêu, là một hạnh phúc dài lâu, vững bền. Đồng thời cũng là sự nhiệt huyết và niềm đam mê cháy bỏng.
- Thược dược trắng: Thể hiện vẻ đẹp của sự tinh khiết, trong trắng và ngây thơ. Là sự mong manh, mơ mộng và xinh đẹp của một thiếu nữ tuổi mười tám đôi mươi.
- Thược dược vàng: Đại diện cho năng lượng dồi dào và sự thịnh vượng. Ẩn chứa thông điệp và ý nghĩa về sự hạnh phúc trường tồn theo thời gian.
- Thược dược tím: Màu tím tượng trưng cho sự chung thủy, gắn bó đậm sâu trong tình yêu đôi lứa. Ngoài ra còn mang ý nghĩa là sự tử tế, tốt đẹp khi cư xử giữa con người với nhau.
- Thược dược xanh: Đem đến ý nghĩa về sự hy vọng vào những điều tốt đẹp trong tương lai. Đồng thời nó cũng đem đến thông điệp về một khởi đầu mới.
Tác dụng của cây Thược dược
Thược dược có ba công dụng chính bao gồm trang trí nhà cửa, làm quà tặng và đặc biệt là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Hơn nữa loài hoa này không có độc, do đó bạn có thể hoàn toàn an tâm khi trồng loại hoa này.
- Trang trí không gian: Người ta thường dùng hoa để trang trí cho không gian của ngôi nhà. Trồng chủ yếu ở sân vườn hoặc đặt trước cửa nhà, trong phòng khách,... nhằm thu hút vận may cũng như giúp tăng thêm tính thẩm mỹ.
- Làm quà tặng: Tặng hoa cúc thược dược trong các dịp lễ nhất là dịp tết đã trở thành văn hóa của nhiều người Việt Nam. Bạn có thể lựa chọn các màu sắc khác nhau để thể hiện tấm lòng cũng mong muốn của bản thân dành cho người nhận.
- Làm thuốc chữa bệnh: Cây có thể dùng làm thuốc điều trị một số bệnh lý phụ khoa, củ của nó còn dùng để bồi bổ cơ thể, chữa rối loạn kinh nguyệt, mồ hôi trộm và chóng mặt một cách hiệu quả.
- Dùng làm hoa thắp hương trên ban thờ: Hiện nay có rất nhiều người sử dụng hoa thược dược để thắp hương cúng ông bà gia tiên. Không chỉ bởi vẻ đẹp bên ngoài nó còn giúp thu hút tài lộc, vận may cũng như thể hiện sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên.
Ngoài ra, Củ hoa có thể ăn được và dùng làm thực phẩm kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau. Vị ngọt thanh, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tác dụng chính của củ thường dùng để chế biến một vài món ăn, bên cạnh đó còn có thể sử dụng làm thuốc hỗ trợ bồi bổ cơ thể, chữa bệnh ho khan, tiểu đường,...
Cách trồng và chăm sóc cây Thược dược
Thược dược là giống hoa khá dễ trồng và chăm sóc, tuy nhiên nếu không chú ý cũng sẽ rất dễ khiến cho cây kém phát triển, không ra hoa. Bạn có thể lưu ý một số thông tin dưới đây.
Chuẩn bị đất
Đất cần chuẩn bị có độ tơi xốp cao đồng thời loại bỏ tất cả các mầm bệnh, có chất dinh dưỡng. Nên trộn đất với mùn dừa, trấu hoặc những dưỡng chất có lợi khác.
Chậu trồng
Chậu trồng nên chọn các loại có độ bền cao, chiều cao tùy thuộc vào vị trí đặt cây. Ngoài ra cần đảm bảo có các lỗ thoát nước đầy đủ để tránh cây bị úng rễ.
Thời vụ trồng
Bạn có thể trồng cúc thược dược quanh năm, từ tháng 9 dương lịch cho đến hết tháng 5. Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng tháng 9 âm lịch. Khi trồng vào thời gian này, hoa nở đúng dịp tết để trưng và làm quà tặng.
Cách trồng cây
Phương pháp nhân giống cơ bản là: trồng được bằng củ hoặc thân bằng cách giâm cành.
- Trồng bằng củ: Tiến hành ngâm củ giống khoảng 30 phút, sau đó cho đất và chậu và đào một hố ở chính giữa. Đặt củ giống và lấp đất để củ nhô lên khoảng 1 – 2cm. Thường xuyên tưới nước để cây nhanh chóng thích ứng.
- Trồng bằng thân: Chọn cành giâm khỏe mạnh, cắt cành và đem nhúng vào dung dịch kích thích rễ. Sau đó cắm xuống phần đất đã chuẩn bị, thường xuyên tưới nước đến khi cây mọc rễ và phát triển thì tách bầu và trồng vào chậu.
Tưới nước
Loài hoa này khá ưa nước, do đó bạn cần cung cấp lượng nước phù hợp để cây có thể phát triển tốt nhất. Một ngày nên tưới 1 lần và thay đổi căn cứ vào điều kiện thời tiết.
Bón phân
Nên bón phân ít nhất 1 lần/tháng để duy trì chất dinh dưỡng cho cây. Bạn có thể dùng phân bón hữu cơ, phân bón sinh học hoặc một số loại phân chuồng ủ hoai,...
Phòng ngừa sâu bệnh
Bệnh lý thường gặp nhất đối là bệnh thối rễ, nấm và sâu bọ đục hoa/thân. Chính vì vậy, bạn nên dùng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh để bảo vệ cây một cách tốt nhất.
Ánh sáng
Cây phát triển mạnh trong điều kiện ánh nắng đầy đủ, nếu bạn trồng trong nhà, mỗi tuần nên đem cây ra ngoài khoảng 3 - 4 lần. Mỗi lần 4 - 5 giờ đồng hồ.
Cách để giống và bảo quản củ hoa
Để giống và bảo quản củ hoa thược dược, sau khi nhổ củ lên bạn nên đổ khô ráo và cho củ vào lưới sau đó đặt ở nơi mát mẻ. Không được đặt ở khu vực ẩm ướt để tránh ngăn ngừa thối rữa.
Cây Thược dược giá bao nhiêu và Mua ở đâu?
Hoa thược dược được bán với chi phí khác nhau phụ thuộc vào từng giống cây. Ngoài ra còn căn cứ vào từng đơn vị cung cấp và mức giá chung trên thị trường.
- Hạt giống thược dược: Có chi phí dao động từ 50.000 – 70.000 đồng/gói.
- Cây giống thược dược con: Mức giá trong khoảng 70.000 – 150.000 đồng/cây tùy giống.
- Củ giống hoa thược dược: Mức giá trong khoảng 50.000 – 10.000 đồng/củ tùy giống.
- Hoa cúc thược dược: Mức giá dao động từ 200.000 đồng/10 bông.
Giống hoa này được bán ở hầu khắp các cửa hàng cây giống và vườn ươm. Bạn cũng có thể mua hạt giống trên các trang thương mại điện tử một cách nhanh chóng. Trong đó tại vườn ươm bạn có thể lựa chọn giống hoa phù hợp cũng như chất lượng của cây không bị ảnh hưởng bởi quá trình vận chuyển.
Hoa thược dược không những đẹp mà còn có nhiều ý nghĩa đẹp, lại có rất nhiều màu sắc khác nhau để lựa chọn. Vì vậy ngày nay có rất nhiều người yêu thích giống hoa này. Ngoài ra nếu bạn đang tìm hiểu thông tin về các giống cây, hoa khác có thể tham khảo ngay trên Khu Vườn Xanh nhé!